Hồ Ngọc Hà, Thanh Hằng, Hương Giang đều là những gương mặt quen thuộc tham gia những chương trình truyền thực tế trong vai trò huấn luyện viên như: The Face Vietnam, The Next Gentleman, Vietnam’s Next Top Model…
The New Mentorlà chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm và đào tạo ra một thế hệ người mẫu với những tố chất mới, phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường. Đây là nơi người mẫu phải đáp ứng những tiêu chuẩn về thời trang cao cấp, chứng tỏ khả năng tham gia vào nền công nghiệp quảng cáo và giải trí.
Chương trình sẽ mang đến những thử thách mới với độ khó cao để các huấn luyện viên có thể truyền dạy các kỹ năng và khai thác được tiềm năng của thí sinh.
The New Mentordự kiến phát sóng tháng 8/2023.
Thắm Nguyễn
Trong đoạn clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội mới đây, một nam thanh niên sau khi phát hiện và vớt chú chó nhỏ bị đuối nước bất tỉnh đã thực hiện những động tác sơ cứu liên tục không mệt mỏi và cuối cùng giúp chú hồi sinh.
Câu chuyện cảm động về nỗ lực không mệt mỏi của chàng trai sau khi được chia sẻ khiến nhiều người cảm phục, tán dương bởi sự nhanh trí và tình thương đối với động vật.
Blockchain có thể sử dụng để xác thực tính toàn vẹn của nội dung báo chí. Đảm bảo bài viết không bị thay đổi sau khi được công bố. Điều này giúp đối tác và độc giả tin tưởng hơn vào tính chính xác và đáng tin cậy của nội dung thông tin.
Công nghệ này cũng giúp duy trì quyền sở hữu trí tuệ bằng cách ghi nhận thông tin về tác giả, ngày tạo, ngày xuất bản nhờ các thông tin trên chuỗi khối. Nhờ đó, các tòa soạn số có thể bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền và các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu thông tin, dữ liệu trong bài.
Blockchain cũng có thể được sử dụng để cung cấp một cơ chế an toàn và minh bạch nhằm quản lý các giao dịch quảng cáo. Công nghệ này cho phép các bên liên quan như nhân viên kinh doanh của các tờ báo, đối tác tiếp thị, tòa soạn theo dõi và xác thực các giao dịch, từ đó đảm bảo tính minh bạch và ngăn chặn hành vi gian lận trong hoạt động quảng cáo.
Nhờ cơ chế tự hoạt động, hợp đồng thông minh (smart contract) có thể được sử dụng để quản lý quá trình biên tập và kiểm duyệt bài viết một cách tự động, ghi nhận và xác thực các bước trong quá trình biên tập, đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
Trong 2 năm trở lại đây, NFT đã được ứng dụng rất nhiều trong các tài sản số. Theo TS Đặng Minh Tuấn, các tờ báo có thể biến bài báo của mình thành NFT. Nhờ vậy, mỗi bài viết đều sẽ trở thành tài sản số và có thể chuyển nhượng, rao bán.
“Tòa soạn có thể xây dựng bộ sưu tập tài sản số là các bài viết dưới dạng NFT. Đó phải là các tin bài có giá trị, sau khi được tài sản hóa thành NFT, độc giả yêu thích có thể bỏ tiền để sở hữu phiên bản số của bài viết đó. NFT cũng có thể trở thành tấm vé điện tử, một loại giấy chứng nhận số để độc giả sở hữu có quyền truy cập vào các thông tin theo thỏa thuận”, TS Đặng Minh Tuấn cho hay.
Với ứng dụng Web3, các tòa soạn báo có thể sử dụng để phân phối nội dung phi tập trung, xác thực nội dung và nguồn gốc, quản lý quyền sở hữu trí tuệ.
Nhìn chung, nếu được ứng dụng, các sản phẩm của công nghệ Blockchain sẽ có thể ngay lập tức thay đổi cách vận hành, hoạt động của các tòa soạn báo, từ đó góp phần vào công cuộc chuyển đổi số báo chí Việt Nam.