![]() |
Trong nhiều năm, Patrick Costello đã chơi nhiều nhạc cụ như banjo, harmonicavà guitar dù anh không thể nghe bất cứ âm thanh nào.
Nhờ một thiết bị trợ thính, Patrick đã có thể nghe và nhận ra sự tuyệt vờicủa thế giới âm thanh.
Tiếng nói chuyện của đám đông trong bệnh viện nơi anh điều trị, tiếng bướcchân, tiếng anh thở.
Đã lâu lắm rồi, Patrick mới lại được nghe giọng nói của bố.
“Con có nghe thấy giọng bố không?”
Ký ức về những ngày thơ bé được bố bế lúc thiu thiu ngủ bỗng tràn về trongtâm trí.
Giây phút âm thanh trở về với cuộc sống, anh thấy mình như Alice rơi xuống hangthỏ bởi có quá nhiều thứ. Anh lắng nghe những tiếng động hằng ngày rồirút chiếc kèn harmonica trong túi áo ra và thổi bài hát yêu thích, “TheStreets of Laredo”.
Trong lúc thổi kèn, anh nghe thấy tiếng mọi người từ hành lang và phòng chờnói với nhau, trầm trồ:
“Có phải ai đó đang chơi harmonica không?”
“Đã lâu rồi tôi không được nghe bài này. Bố của tôi đã từng…”
Chính bản thân anh cũng thấy kinh ngạc khi nghe được tiếng kèn, rồi giọngnói của mình.
Patrick Costello không bị điếc cả hai tai cùng một lúc. Tai của anh yếu đidần dần, từng bên tai mất đi khả năng nghe từ khi nhỏ. Tuổi thơ của anh là chuỗingày dường như vô tận của đau đớn, nhiễm trùng và phẫu thuật. Khi bệnh bắt đầucản trở việc giao tiếp, anh chỉ đơn giản là chấp nhận và thích nghi.
Mẹ đưa con đến với âm nhạc
Patrick sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đọc môi để hiểu những từ tai không nghethấy. Dù phương pháp này khá mệt mỏi bởi luôn phải chú ý tập trung vào ngườinói và dùng trực giác để hiểu nhưng sau một thời gian, anh có thể trò chuyệnvới người khác và họ không hề nhận ra người đối thoại bị khiếm thính.
Khao khát có thể giao tiếp với mọi người tốt hơn đã đưa anh đến với âm nhạc.
Với Patrick Costello, âm nhạc có thể truyền tải tình cảm và cảm xúc mà khôngcần một lời nói nào.
Patrick bắt đầu con đường đến với âm nhạc bằng việc học thổi kèn harmonica.Mẹ tặng anh một chiếc kèn harmonica bạc vào ngày Giáng sinh và nói với cậu contrài rằng: Âm nhạc chính là ngôn ngữ, nếu có âm nhạc, anh sẽ chẳng bao giờ phảicô đơn bởi bất cứ nơi nào đến, mình đều có thể kết bạn.
Sau harmonica, Patrick Costello bắt đầu học chơi đàn banjo năm dây. Bố đã dạyanh cách chơi đàn banjo theo phong cách cổ, dùng móng tay để đánh đàn.
Patrick Costello nhận thấy banjo rất phù hợp với anh bởi tiếng banjo khá tovà các bước đánh đàn theo phong cách cổ thường cố định nên anh có thể tập luyệndù không nghe thấy tiếng đàn.
Anh đến khắp mọi nơi có thể để chơi đàn. Có lúc, anh hòa mình với các nhạc sĩđường phố trên phố cầu tàu Atlantic City; có khi là biểu diễn tại lễ hội đượctổ chức tại trang trại ở Pennsylvania Dutch Country hay những buổi biểu diễn ởga tàu điện ngầm Philadelphia.
Patrick Costello thường không nói về việc mình bị khiếm thính với các nhạcsĩ khác nhưng khi chia sẻ, mọi người cũng thường nói về những vấn đề của riênghọ.
Chính bởi vậy, Patrick Costello không bao giờ nghĩ rằng việc mình không ngheđược là điều gì đặc biệt.
Chơi guitar bằng cảm nhận từ răng
Sau khi chơi đàn banjo một thời gian, Patrick muốn thử sức với guitar. Thế nhưng,vấn đề của anh là không nghe được dù anh có gảy dây đàn mạnh thế nào.
Một đêm, sau nhiều giờ cố gắng tập luyện nhưng vẫn không thể cải thiện tìnhhình, Patrick chán nản áp má vào phần trên của chiếc guitar mà bố anhtặng và gảy các dây đàn trong nỗi thất vọng. Đó cũng là giây phút anh ngạcnhiên nhận ra anh có thể nghe thấy và cảm nhận.
Sau đó, Patrick Costello bắt đầu tập luyện bằng cách đặt má trên thân đàn guitar.Sau khi thử nghiệm, anh phát hiện ra có thể nghe thấy tiếng đàn nếu đặt răngvào thân đàn. Bằng cách này, sóng âm thanh có thể truyền qua hộp sọ của anh đếncác dây thần kinh thính giác.
Dù Patrick Costello không biết rõ về lý giải khoa học cho việc này nhưng nóthực sự hiệu quả với anh.
Trong nhiều năm, Patrick vẫn chơi guitar theo cách: gập người trên cây đàn guitarvà sử dụng răng để nghe những gì mình đánh. Khi biểu diễn cho một chương trìnhhay trên đường phố, anh thường thận trọng chơi đàn, bởi mọi người có thể sẽnghĩ anh đang gặm chiếc guitar của mình giống như chú chó gặm xương vậy.
Khi bắt đầu nhận thấy và hiểu được logic của âm nhạc, Patrick Costello cóthể chơi guitar theo bản năng và chỉ sử dụng răng để nghe tiếng đàn.
Trở thành thầy giáo
Sau nhiều năm như vậy, Patrick Costello nhận ra rằng chính vì bản thân đãphải trải qua một khoảng thời gian khó khăn mới có thể chơi được guitar nên anhmong muốn có thể giúp mọi người học chơi nhạc cụ này dễ dàng hơn. PatrickCostello bắt đầu dạy nhạc trên mạng.
Anh có thể thu được lợi nhuận từ việc bán bản cứng sách và video âm nhạc củamình. Sau một vài năm, Patrick có học trò ở mọi nơi trên thế giới.
Với anh, việc khiếm thính thực ra lại trở thành một người giáo viên tốt hơn.
Nhờ việc tập nói rõ ràng trong một thời gian dài nên anh có thể dễ dàng trìnhbày ý tưởng trước camera. Mỗi lần có ai đó phàn nàn rằng học nhạc quá khó, anhđều vui vẻ chia sẻ việc anh bị khiếm thính. Việc này giúp mọi người có thể bỏqua mọi lý do, sẵn sàng đứng dậy và thử sức lại.
Tự nghe tiếng mình
Vào năm 2009, sau 20 năm sáng tác nhạc dù không thể nghe, Patrick Costello bắtđầu việc chữa trị tại bệnh viện Johns Hopkins. Sau cuộc phẫu thuật và nhờ cóthiết bị trợ thính móc xương (BAHA), anh đã có thể nghe được. Anh có thể nghetiếng đàn guitar mình đánh và tự hào về khả năng này.
Năm 2013, thiết bị trợ thính móc xương thứ hai được lắp vào tai trái. Tuy nhiên,khả năng nghe vẫn còn rất kém. Anh vẫn cần phụ đề khi xem phim, việc nghe điệnthoại cũng không hề dễ dàng.
Patrick Costello yêu thích mọi âm thanh của cuộc sống: tiếng nước chảy xuốngtừ vòi nước, tiếng cà phê ùng ục trong bình pha cà phê Moka phát ra từ căn bếp,tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng những chiếc lá mùa thu dưới chân anh khi đi qua rừng,thậm chí là cả tiếng muỗi vo ve anh nghe được nhờ máy trợ thính cũng đủ khiến anh vui.
![]() |
Mới đây, ông còn phải nhập viện vì chứng xuất huyết dạ dày. Mạc Can đang sống nhờ ở nhà một người bạn. Không có người thân bên cạnh lúc về già nên ông chỉ có những anh chị em nghệ sĩ và những người hàng xóm ở bên cạnh giúp đỡ lúc bệnh tật. |
![]() | ||
Thương Tín - nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt thập niên 1980-1990 khiến nhiều người bất ngờ khi lâm vào cảnh sống túng thiếu khi về già. Sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng nên thời tuổi trẻ, cuộc sống của anh phủ hào quang, nhung lụa. Tuy vậy mọi thứ đều tan biến khi Sáu Tâm của 'Biệt động Sài Gòn' vướng vào những cuộc chơi đỏ đen.
|
![]() | ||
Chánh Tín - người nghệ sĩ đa tài được mệnh danh là tài tử hào hoa bậc nhất điện ảnh Việt cũng là một trong những sao nam rơi vào cảnh nghèo khó khi về già. Ông lâm vào nợ nần vì đứng ra bảo lãnh vay ngân hàng đầu tư cho phim. Mới đây, Chánh Tín chia sẻ với VietNamNet, ông từng là đại gia nhưng giờ phải đi ở nhờ trong căn hộ của một người quen.
|
![]() | ||
Nghệ sĩ Hoàng Lan sinh năm 1959 tại một tỉnh miền Tây Nam bộ. Bà trở thành diễn viên đoàn kịch nói Cửu Long Giang khi mới 17 tuổi. Được khán giả đặt cho biệt danh "bà trùm vai ác" nghệ sĩ Hoàng Lan vốn là diễn viên được nhiều khán giả yêu thích qua các bộ phim truyền hình. Năm 2011, sau khi đóng phim 'Cổng mặt trời', bà suy sụp khi biết mình mang trong mình nhiều bệnh tật. Từ đó, "bà trùm vai ác" vắng bóng trên sân khấu và phim trường.
|
![]() | ||
Sau khi ở ẩn khỏi làng showbiz vì khối nợ khổng lồ, cuộc sống giờ đây của Siu Black chỉ chủ yếu là đi hát tại nhà thờ và thỉnh thoảng tham gia một số chương trình truyền hình để kiếm thêm thu nhập.
|
Hà Lan
- Dù sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục, chân còn đau nhưng nghệ sĩ Mạc Can vẫn luôn vui vẻ và tiếp tục làm công việc của mình sau khi xuất viện.
" alt=""/>Sao Việt vang bóng 1 thời về già vẫn ở nhờ, sống kiếp nhà thuêNhiều sinh viên được Sở Y tế Đồng Nai cử đi học tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, theo lịch ngày 30/11/2014 họ tốt nghiệp, đến ngày 30/12/2014 được nhận bằng tốt nghiệp, nhưng khi đến trường không được trường cấp bằng do địa phương có công văn xin nhận bằng thay.
![]() |
Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, có 2 Sở Y tế Đồng Nai và Sở Y tế Bình Phước đề nghị thay sinh viên nhận bằng nên nhà trường chưa trao phát |
Một sinh viên cho biết, năm 2008 em được Sở Y tế Đồng Nai cử đi học tại Trường ĐH Y dược TP.HCM. Sau khi hoàn thành khóa học thay vì chúng em trực tiếp được nhận bằng, Sở Y tế Đồng Nai lại yêu cầu chúng em phải ký vào giấy ủy quyền để sở đi nhận bằng thay.
Sở phát công văn "nhờ" trường ĐH giữ lại bằng
Trước khi được cử đi học theo diện này các sinh viên đã kí cam kết với Sở Y tế Đồng Nai, tốt nghiệp sẽ trở về phục vụ địa phương trong thời hạn 5 năm, nếu không làm đúng cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chính vì vậy, ngày 13/11/2014 Sở Y tế Đồng Nai có văn bản gửi đến Trường ĐH Y dược TP.HCM đề nghị, để thuận lợi trong việc phân công công tác đối với việc sinh viên đào tạo theo địa chỉ sử dụng của tỉnh Đồng Nai đang học tại Trường ĐH Y dược TP.HCM các niên khóa 2008-2014 (Y khoa), 2009-2014 (Dược), 2010-2014 (cử nhân Y tế cộng đồng, xét nghiệm, điều dưỡng, gây mê hồi sức, vật lý trị liệu…) trường thông báo thời gian phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên để Sở Y tế tỉnh cử đại diện đến trường trực tiếp nhận hồ sơ và bằng từ sinh viên và nhà trường.
PGS.TS Đặng Văn Tịnh, phó Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP. HCM cho biết, những sinh viên này đi học theo diện được địa phương cấp ngân sách. Khi kết thúc khóa học địa phương muốn sinh viên thực hiện cam kết làm việc cho địa phương trong thời hạn họ đã kí cam kết trước đó nên muốn giữ bằng lại.
Về việc cấp bằng, theo Luật Giáo dục bằng phải được cấp cho người học. Người học được nhận và ký vào sổ bằng. Nếu giữa người học và sở y tế địa phương kí cam kết gì là việc của hai bên liên quan. Tuy nhiên, về phía nhà trường đang nghiên cứu tìm cơ chế phù hợp để không phạm luật, không vi phạm hợp đồng với các địa phương trong đào tạo nguồn lực cho họ nên chưa có quyết định gì.
Ông Tịnh cũng cho biết, trong số các địa phương có hệ này tại Trường ĐH Y dược chỉ có 2 Sở Y tế Đồng Nai và Sở Y tế Bình Phước đề nghị thay sinh viên nhận bằng nên nhà trường chưa trao phát bằng. Một số địa phương khác làm giấy giới thiệu để sinh viên trực tiếp nhận bằng đã được nhà trường cấp bằng.
Sở Y tế Đồng Nai nói gì?
Ông Hà Đức Minh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở Y tế Đồng Nai) cho biết, những sinh viên này thuộc hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng theo nhu cầu của địa phương, bằng tiền của địa phương.
![]() |
Công văn Sở Y tế Đồng Nai gửi Trường ĐH Y dược về việc được trực tiếp đến trường nhận hồ sơ, bằng tốt nghiệp... |
Đây là tất cả những sinh viên trước đây đã trượt ĐH hoặc thi thiếu điểm vào ĐH được tỉnh Đồng Nai đề nghị với Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế đồng ý cho các em đi học lớp này. Việc này đã có cam kết ngay từ đầu: Tỉnh bỏ toàn bộ kinh phí đào tạo các em, khi học xong các em phải trở về địa phương công tác trong một thời gian nhất định.
Về công văn gửi trường, ông Minh cho biết, trước đây khi Sở Y tế Đồng Nai kí hợp đồng đào tạo với Trường ĐH Y dược TP.HCM nêu rõ nhà trường quản lý quá trình học tập, khi kết thúc khóa học trường bàn giao cho Sở Y tế tỉnh tất cả về con người, hồ sơ, bằng tốt nghiệp để sở phân công công việc.
Vì vậy việc công văn sở gửi trường chỉ nhằm mục đích nhắc nhở trường thông báo cho sở biết thời gian tốt nghiệp tránh một số khóa tốt nghiệp sở không biết.
Trong khi đó, đề cập việc sinh viên phản ánh phải kí ủy quyền để sở nhận bằng thay cho các em, ông Minh cho hay các em không phải kí ủy quyền nhận bằng, mà các em kí vào sổ nhận bằng, khi các em kí xong sở sẽ nhận bằng, hồ sơ và con người (sinh viên).
“Hiện nay có rất nhiều sinh viên được địa phương cấp kinh phí đi học, nhưng học xong bỏ bằng, xù tiền của địa phương rồi chạy mất khiến chúng tôi rất lo ngại điều này. Trước lúc chưa đi học, các em có nguyện vọng như vậy nhưng nếu giờ có ý định xù, hoặc bỏ địa phương là không …. Bộ trưởng Bộ Y tế đã có thông báo phải có cam kết để ràng buộc các em, thậm chí phải giữ lại bằng để đảm bảo phục vụ cho địa phương” – lời ông Minh.
Về trường hợp một số sinh viên muốn bồi thường cho tỉnh để đi công tác nơi khác, ông Minh cho biết đây là khóa đầu tiên tỉnh cử đi đào tạo vì vậy tỉnh không có chủ trương giải quyết. Nhưng trong quá trình làm việc nếu cá nhân nào nhu cầu về hoàn cảnh, xây dựng gia đình… tỉnh sẽ xem xét sau.
Lê Huyền
" alt=""/>Lo sinh viên 'nuốt lời', Sở Y tế nhận bằng thay