- Những hình ảnh phản cảm về trang phục của sinh viên khi tới trường làcâu trả lời cho câu hỏi vì sao nhiều trường đại học đã phải quy định rấtchi tiết về thường phục của sinh viên.
- Những hình ảnh phản cảm về trang phục của sinh viên khi tới trường làcâu trả lời cho câu hỏi vì sao nhiều trường đại học đã phải quy định rấtchi tiết về thường phục của sinh viên.
Cũng đúng thôi, bởi ngoài công việc IT ở một công ty, tôi chẳng có gì nổi trội. Tôi cũng chưa đáp ứng tiêu chí lấy vợ của nhiều cô gái ngày nay là phải có nhà và xe ở Hà Nội.
Bù lại, tôi chăm chỉ làm việc để tích góp tiền cho tương lai. Tôi cũng một lòng một dạ chăm sóc, đưa đón cô ấy. Vào các ngày lễ Tết, tôi không quên quà cáp để làm đẹp lòng người yêu.
![]() |
Những hôm trời mưa rét, hay đêm khuya cô ấy kêu thèm món này, món kia tôi chẳng tiếc công mà mua, đưa sang tận nơi cho người yêu.
Những ngày cô ấy kêu mệt, tôi lại sang đưa đón cô ấy đi làm dù tuyến đường chẳng thuận chút nào.
Nhưng những cố gắng của tôi không làm hài lòng bạn gái. Em tỏ ý không vui khi mức lương của tôi chỉ 15 triệu đồng/tháng. Cô ấy bóng gió, sau này, nếu kết hôn, tiền thuê nhà đã 5 triệu đồng/tháng, còn lại 10 triệu chỉ vừa đủ chi tiêu.
Tiền lương của cô ấy (khoảng 8 triệu đồng), cô ấy muốn gửi một ít về cho bố mẹ đẻ ở quê và dành để mua sắm, chi tiêu cho bản thân.
‘Với mức thu nhập ấy, chúng ta không thể tiết kiệm, bao giờ anh mới mua được nhà Hà Nội? Bạn em cưới chồng đều có nhà cửa sẵn, chỉ việc xách vali về ở thôi’, bạn gái tôi trách móc.
Cô ấy cũng không hài lòng với gia cảnh của tôi - bố mẹ làm công nhân ở xí nghiệp nay đã nghỉ hưu. Hai ông bà ở quê chỉ trồng rau, nuôi gà và không có thu nhập gì thêm ngoài lương hưu.
Bạn gái tôi nói, con gái lấy chồng phải được nhờ nhà chồng. Đó không chỉ là sự hỗ trợ của nhà chồng về mặt kinh tế mà còn là các quan hệ xã hội, sau này chúng tôi sinh con, làm ăn phát triển sự nghiệp cũng thuận lợi hơn.
Tôi thuyết phục bạn gái rằng, chúng tôi tuy xuất phát điểm chưa cao nhưng nếu cố gắng, nỗ lực trong tương lai nhất định tôi sẽ không để cô ấy phải vất vả. Quả thật, tôi đã nỗ lực rất nhiều từ khi quen nhau, chỉ mong bạn gái hiểu.
Vậy mà cô ấy không đồng tình. Khi tôi ngỏ ý muốn làm đám cưới, em chần chừ. Không chỉ vậy, cô ấy còn ‘bật đèn xanh’ cho một số người đàn ông khác có điều kiện hơn tán tỉnh.
Tôi chán nản nên cũng muốn buông tay để cô ấy có cơ hội tìm được mối quan hệ đúng ý của bạn gái.
Đợt vừa rồi, bố mẹ tôi gọi điện lên thông báo muốn bán 2 miếng đất ở quê. Đây là phần đất ông bà tích góp mua được từ khi còn đi làm. Nay có người trả mức giá phù hợp, bố mẹ muốn bán và chia cho anh em tôi.
Sau đó, 2 miếng đất được ông bà bán với giá 3 tỷ đồng. Bố mẹ tôi giữ lại 500 triệu đồng, cho em gái tôi 500 triệu đồng để sau em đi lấy chồng có vốn làm ăn. Phần còn lại, bố mẹ ngỏ ý cho tôi.
Chuyện đất đai của bố mẹ tôi biết từ lâu nhưng vì là tài sản của ông bà nên tôi cũng không quan tâm quá nhiều. Nay thấy bố mẹ bán và cho tôi số tiền lớn, tôi cũng vui và nhờ ông bà gửi vào ngân hàng. Sau này, đủ kinh nghiệm đứng ra lập công ty riêng, tôi sẽ cần đến.
Bạn gái tôi, không hiểu từ đâu nghe được thông tin ấy, liền thay đổi thái độ với tôi. Cô ấy chủ động quan tâm hơn và không quên những câu hỏi dò: ‘Chắc bố mẹ anh còn đất nữa mà giấu các con’, rồi ‘Bố mẹ bảo cất 500 triệu để dưỡng già nhưng em nghĩ rồi cũng cho anh cả thôi’…
Thậm chí cô ấy còn đề cập đến chuyện cưới hỏi. Thực lòng, tôi còn tình cảm nhưng thấy thái độ, tính cách thực dụng như vậy tôi rất buồn.
Mong độc giả cho tôi bình luận để tôi sáng suốt trong tình huống này. Xin cảm ơn.
Con dâu tôi tháo vát, nhanh nhẹn, giỏi giang trong công việc nhưng tuềnh toàng trong việc nội trợ, còn vợ tôi lại rất cẩn thận, chu đáo.
" alt=""/>Tâm sự, yêu lâu không chịu cưới nhưng bạn gái thay đổi thái độ khi nhà tôi bán đấtTheo đạo diễn Vạn Nguyễn - đại diện nhà tổ chức Vạn Show, trong kế hoạch tổ chức lần này, Vạn Show đã setup một chuỗi liveshow với ít nhất 3 đêm diễn tại Hà Nội và thành phố Huế, trong đó có 2 đêm ngày 11&12/4 tại Nhà hát lớn Hà Nội và ngày 21/4 tại Nhà văn hóa trung tâm Thành phố Huế. Tất cả nội dung đã chốt với hai nhà hát về lịch và chốt với các nghệ sĩ về thời gian và nội dung chương trình. Chuỗi show diễn có sự góp mặt của các nghệ sĩ là cặp nghệ sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu, Thanh Hà, Quang Dũng... và dự kiến nếu điều kiện thời gian cho phép thì chuỗi sẽ diễn đêm thứ tư tại nhà hát Hòa Bình TP Hồ Chí Minh vào cuối tháng.
![]() |
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn và Phạm Duy tạm hoãn |
Tuy nhiên, liên quan đến tình hình dịch bệnh, ngay từ tháng 2, Vạn Show đã chủ động hủy, hoãn một loạt các chương trình, trong đó có chuỗi Liveshow “Tình ca” với các tác phẩm của hai cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Phạm Duy..
“Là những người hoạt động nghệ thuật, chúng tôi chủ động dừng mọi chương trình, thượng tôn pháp luật, đặt yếu tố sức khỏe của cộng đồng lên hàng đầu. Chuỗi liveshow “Tình ca” sẽ tổ chức lại vào một ngày gần nhất", đạo diễn Vạn Nguyễn cho biết.
Được biết đến là người gắn liền với âm nhạc Trịnh Công Sơn ở nhiều show diễn hoành tráng nhiều năm qua, đạo diễn Vạn Nguyễn chia sẻ, “Tình ca” là đêm nhạc anh cùng Vạn Show xây dựng liên tục trong bốn năm qua, nhưng với nhạc sĩ Phạm Duy thì đây là kế hoạch lần đầu kết hợp trong format “Miền của Trịnh”
“Với khán giả Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hai nhạc sĩ đại tài đều vô cùng thân thuộc với những trước tác nổi tiếng, và bản thân tôi cũng đặc biệt ngưỡng mộ những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy từ rất lâu nay nên mong muốn xây dựng đêm nhạc của hai nhạc sĩ với thật nhiều hoài ức và kỷ niệm...
Những bài hát của cả hai nhạc sĩ tài danh đều không chỉ sâu sắc về ý tứ văn học, tha thiết và ấn tượng về mặt giai điệu, mà hơn tất cả là nhiều trong số những sáng tác ấy đã đi cùng năm tháng lịch sử của quê hương, đi cùng những nổi trôi của bao nhiêu thân phận, nói thay, hát thay tiếng lòng của nhiều thế hệ về khát vọng tự do, độc lập, hòa bình và cả những khao khát yêu đương nồng cháy...
![]() |
“Tôi tin rằng đêm nhạc ấy sẽ là một sự trở về của thật nhiều xúc cảm, sự gặp lại của vô biên những quá khứ vàng son, nhớ thương, biệt ly và chờ đợi để thời gian được ngưng lại, lắng sâu và bồi tụ những giá trị thẩm mỹ từ dòng chảy mênh mang của hai dòng nhạc trữ tình trác tuyệt ấy, như sức sống mãnh liệt của hai tên tuổi Phạm Duy - Trịnh Công Sơn trong hai thế kỷ qua!”, Vạn Nguyễn cho biết.
Khi ký hợp đồng đặt 49 bàn tiệc cưới, vợ chồng chị Hồng Minh đưa trước cho nhà hàng 95 triệu đồng. Vì dịch Covid-19 đang phức tạp, anh chị quyết định hủy tiệc cưới.
" alt=""/>Đêm nhạc Trịnh Công Sơn và Phạm Duy tạm hoãnBố mẹ tôi có 3 người con, anh em chúng tôi đều công tác xa nhà. Khi bố tôi lâm bệnh nặng, mẹ là người lo lắng chăm sóc. Bố khuất núi, mẹ đứng ra lo việc hậu sự của bố vẹn toàn, gọn nhẹ tránh tốn kém lãng phí.
Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, mấy năm nay đã thực hiện việc tổ chức tang ma rất văn minh. Không có chuyện khóc thuê, kèn trống mở âm lượng vừa phải, đến 10 giờ đêm là tắt. Không tổ chức cỗ bàn, hàng xóm bạn hữu đến viếng rồi về, chỉ làm cơm người nhà, họ hàng.
Đám ma bố tôi cũng chỉ gói gọn 20 mâm, chủ yếu là người thân trong gia đình tự nấu nướng, đồ ăn 3-5 món đơn giản. Lễ cúng 49 ngày của bố, gia đình tôi chỉ làm 3 mâm cơm mời chú bác ruột trong nhà, không mời họ hàng làng xóm.
Nhiều người trong làng xì xầm bàn tán rằng gia đình tôi tiết kiệm quá đáng, nhưng mẹ tôi vẫn quyết định làm như vậy và tôi thấy mẹ sáng suốt. Mẹ còn nói 'ma chê, cưới trách', thiên hạ nói gì mình không nên quá bận tâm, việc nhà mình tự xoay sở hợp lý là ổn.
Sau khi bố tôi mất 4 năm, gia đình tôi lo việc cải cát cho bố. Mẹ lo lắng ngay từ đầu năm, vì các việc phải làm rất nhiều, nào nhờ thầy xem ngày, xem hướng đất, hướng mộ mà con cháu thì ở xa, bận rộn.
Tháng 11 âm lịch, chúng tôi xin nghỉ phép 5 ngày, sấp ngửa dắt díu cả nhà về quê để lo việc bốc mộ cho bố. Mẹ tôi mời cỗ họ hàng, làng xóm 25 mâm, thuê đặt cỗ bàn chu đáo.
Ngay tối hôm ấy, cả nhà tôi tất bật, lo việc cải cát cho bố. Ngoài việc thuê phu mộ, mẹ và anh em chúng tôi cùng các bác tôi có mặt ở mộ từ 4 giờ sáng.
Cả nhà tôi huy động, xe máy, xe đạp chở củi đốt, mấy can nước to đựng nước sạch, chai rượu và rất nhiều vật dụng đi kèm để phục vụ công việc mà tôi không nhớ hết.
Sau 2 tiếng, việc cải cát của bố tôi diễn ra thuận lợi, không gặp mưa gió gì nên cả nhà đều mừng. Nhưng tôi thì ám ảnh suốt nửa năm.
Cảnh mọi người dỡ quan tài, bốc xếp xương, rửa xương bằng rượu, đặt vào tiểu... khiến tôi rùng rợn. Tôi phải tránh đi, đứng cách xa 5 mét mà mồ hôi cứ vã ra giữa trời giá rét.
Đến khi trở lại đi làm, nhất là những buổi làm ca đêm, đi về giữa khuya, vắng tôi lại nhớ lại và sợ hãi.
Sau năm đó, vào ngày giỗ bố, anh em tôi tập trung đầy đủ, tôi tếu táo với mẹ : 'Sau này mẹ đi gặp bố, mẹ đồng ý cho chúng con hỏa táng chứ con sợ cảnh bốc mộ lắm!'.
Mẹ tôi đồng ý ngay, mẹ bảo quan trọng nhất là các con đối xử tốt, hiếu thảo khi bố mẹ còn sống chứ lúc mẹ mất thì ma chay đơn giản, mộ phần bình dân cho đỡ tốn kém.
Mẹ tôi nói, giờ người chết đi hỏa táng là sạch sẽ, văn minh, đỡ ô nhiễm môi trường, một lần là xong hết, con cháu không phải lo cải cát vất vả hơn đám ma.
Mẹ tôi cũng kể, các cô bác sinh hoạt tổ hưu trí với mẹ đều căn dặn con cháu là sau này bố mẹ khuất núi thì các con cho đi hỏa táng. Các ông bà suy nghĩ tân tiến thế này, con cháu thật may mắn.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Suốt nửa năm, tôi bị ám ảnh khủng khiếp vì cảnh bốc mộ bố