Raven là người châm ngòi cho ‘cơn mưa bàn thắng” mà đội bóng xứ Vạn đảo trút vào lưới của đối phương. Đó là pha làm bàn ở phút 18 trước khi anh hoàn tất cú đúp cho riêng mình ở phút 26. Xen giữa là bàn gỡ hòa 1-1 của Bianco cho U19 Timor Leste ở phút 23.
Trước khi hiệp một kết thúc, đội chủ nhà Quintao bên phía U19 Timor đá phản lưới nhà, ‘tặng’ U19 Indonesia bàn thắng thứ 3.
Trong 45 phút còn lại U19 Indonesia ghi thêm 3 bàn nữa vào lưới của U19 Timor Leste, ở các phút 51, 53 và 57. Trước khi trận đấu hạ màn, U19 Timor Leste có thêm bàn gỡ nữa.
Ở trận đấu cùng giờ, U19 Campuchia giành chiến thắng tối thiểu trước U19 Philippines, nhờ pha ghi bàn duy nhất của Sovannara.
U19 Indonesia tiến vào bán kết với 9 điểm tuyệt đối cùng ngôi nhất bảng A giải U19 Đông Nam Á. Trong khi đó, U19 Campuchia có được ngôi nhì bảng nhưng với 3 điểm họ không thể cạnh tranh với đội nhì bảng C, là U19 Thái Lan hoặc U19 Malaysia đã có được 6 điểm, sau hai lượt trận.
Đối thủ của U19 Indonesia ở vòng bán kết là đội nhất bảng C, có thể U19 Thái Lan hoặc U19 Malaysia, được xác định vào chiều 25/7 tới.
Yêu cầu trường đưa ra là nhân lực phải có tuổi đời dưới 55 đối với nam, dưới 50 đối với nữ. Chế độ đãi ngộ của trường áp dụng cho cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ chuyên môn đúng với vị trí tuyển dụng hoặc ngành nghề tuyển dụng. Học vị được xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng làm việc lần đầu khi vào trường. Nhân lực phải cam kết phục vụ tại trường tối thiểu trong thời gian 5 năm năm.
“Ngoài điều kiện về tài chính, trường cũng tạo nhiều điều kiện cho những cá nhân này như được hưởng 100% lương khi đi học nâng cao. Nhân sự sẽ được trọng dụng trong lĩnh vực công tác, có cơ hội tiếp cận nguồn lực và được ưu tiên đầu tư theo đề án dự án. Ngoài ra môi trường làm việc sẽ được tạo điều kiện tốt nhất" - vị này nói.
Ngoài ra, nhà trường có chính sách đối với viên chức đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ tiến sĩ, nếu luận án tiến sĩ vượt tiến độ được hỗ trợ 30 triệu đồng, đúng tiến độ được hỗ trợ 25 triệu đồng. Đối với viên chức đang công tác tại trường, khi nhận chức danh phó giáo sư sẽ được hỗ trợ 30 triệu, giáo sư được hỗ trợ 50 triệu.
Để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Công Thương TP.HCM cũng áp dụng chế độ thưởng khá hậu hĩnh. Cá nhân bài có báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục tạp chí SCIE, SSCI, có chỉ số Q1 được thưởng 75 triệu đồng; danh mục tạp chí SCIE, SSCI, có chỉ số Q2 được thưởng 50 triệu đồng; danh mục tạp chí ISI còn lại bao gồm SCIE, SSCI có chỉ số Q3, Q4, ESCI được thưởng 35 triệu đồng; danh mục tạp chí Scopus được thưởng 20 triệu đồng; chỉ mục ISI/Scopus được thưởng 15 triệu đồng.
Nhà trường khuyến khích cán bộ giảng viên nhân lực trình độ cao tham gia biên soạn sách chuyên khảo và sẽ thưởng 75 triệu cho cá nhân có sách chuyên khảo, 20 triệu cho cá nhân có chương sách chuyên khảo, thưởng 75 triệu cho 1 sáng chế, 20 triệu cho cá nhân có giải pháp hữu ích…
“Trường ĐH Nha Trangcũng rất quan tâm đến thu hút tiến sĩ, nhà khoa học thông qua một số chính sách thực tế”- Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, cho hay. Theo đó, nếu viên chức được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài được trường hỗ trợ 60% lương hiện hưởng, ngoài 40% theo quy định của nhà nước.
Viên chức được cử đi nghiên cứu sinh trong nước được được miễn 100% định mức làm việc, được hỗ trợ phụ cấp ưu đãi và phụ cấp tháng. Ngoài ra, viên chức sẽ được sử dụng phòng thí nghiệm và các cơ sở vật chất của trường trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thực hiện luận án tiến sĩ. Nhà trường cũng hỗ trợ 4 lần đi đến cơ sở đào tạo theo chế độ công tác phí quy định và được hỗ trợ chi phí đào tạo 35 triệu đồng sau khi nộp bằng tiến sĩ.
Đối với viên chức được cử đi nghiên cứu sinh nước ngoài bán thời gian, thời gian học trong nước được hưởng 100% lương, không có phụ cấp ưu đãi và phụ cấp tháng nhưng được hưởng 100% phụ cấp lễ tết.
Để khuyến khích cán bộ, giảng viên nghiên cứu cứu khoa học nhà trường cũng áp dụng chính sách thưởng 40 triệu đồng cho các cá nhân có bài đăng trên tạp chí có chỉ số SCIE, SSCI, A&HCI, nằm trong danh mục tạp chí Q1, thưởng 30 triệu đồng cho cá nhân có bài đăng trên tạp chí có chỉ số SCIE, SSCI, A&HCI, nằm trong danh mục tạp chí Q2 hoặc đăng trên tạp chí có chỉ số ESCI thuộc Q1. Trường thưởng 20 triệu đồng cho cá nhân có bài báo đăng trên tạp chí có chỉ số SCIE, SSCI, A&HCI nằm trong danh mục tạp chí Q3 hoặc đăng trên tạp chí có chỉ số ESCI theo phân loại thuộc Q2…
Đối với chính sách thu hút, TS Tô Văn Phương cho hay, nhân lực có trình độ giáo sư khi về trường công tác sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng, hệ số lương tương đương học vị, học hàm, các chế độ khác như thu nhập tăng thêm, hệ số giảng dạy, thanh toán giờ cao tương ứng với trình độ.
Cách đây chưa lâu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đến làm việc và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Theo đó, trường thu hút chuyên gia, nhà khoa học là các nhóm nhân sự chất lượng cao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc các ngành phù hợp với nhu cầu về đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên có khả năng nghiên cứu khoa học, nhóm nhân sự để thực hiện công tác quản lý theo đề án vị trí việc làm của trường (bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chuyên môn).
Cụ thể, ngoài thu nhập, các chế độ theo quy định hiện hành của trường, người thuộc đối tượng thu hút được hưởng thêm các chế độ về thu nhập, chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp. Các giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, nhà khoa học uy tín được ưu tiên xem xét bố trí phòng làm việc, hỗ trợ chỗ ở tại nhà công vụ của trường.
Bên cạnh mức thu nhập theo quy định của trường, mức phụ cấp thu hút tăng thêm được áp dụng lên đến 30 triệu đồng/tháng đối với giáo sư, 20 triệu đồng đối với phó giáo sư và 10 triệu đồng đối với tiến sĩ liên tục trong 24 tháng kể từ ngày về công tác tại trường.
Ngoài ra, các chuyên gia, nhà khoa học là nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu viên cơ hữu của trường được hưởng phụ cấp học hàm, học vị hàng tháng với mức 8 triệu đồng (giáo sư), 6 triệu đồng (phó giáo sư) và 3,5 triệu đồng (tiến sĩ).
Đặc biệt, trường có chính sách ưu đãi đối với các nhà khoa học có chỉ số trích dẫn cao với mức lên tới 10 triệu đồng/tháng. Các nhà khoa học là giảng viên có đăng ký nghiên cứu khoa học cũng được hưởng các mức ưu đãi lớn ngoài lương, với mức thù lao cho mỗi công bố khoa học lên tới 360 triệu đồng.
Ông Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, khẳng định định hướng phát triển trường thành đại học nghiên cứu, do vậy hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm chú trọng. Mặt khác, việc nhà trường ban hành loạt các quy định và chính sách mới về nghiên cứu khoa học nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học gắn với công tác giảng dạy và đổi mới sáng tạo, triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học hướng đến hội nhập chuẩn mực quốc tế.
Đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho hay, nhà trường có một số chính sách thu hút tiến sĩ, nhà khoa học như có chế độ lương và phụ cấp ưu đãi cho các tiến sĩ, nhà khoa học trong đó mức lương cơ bản và phụ cấp chức danh cao hơn so với các vị trí khác.
Cụ thể, nhà trường hỗ trợ vào lương đối với mỗi tiến sĩ là 1 triệu/tháng, phó giáo sư 2 triệu/tháng, giáo sư 3 triệu/tháng. Ngoài ra, trường hỗ trợ các điều kiện nghiên cứu tốt như phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại, tài trợ kinh phí nghiên cứu.
"Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho các tiến sĩ nhà khoa học tham gia các dự án nghiên cứu, hội thảo quốc tế như tạo môi trường học thuật tự do, khuyến khích sáng tạo và phát triển các ý tưởng nghiên cứu mới. Trường cũng có cơ chế khen thưởng, động viên về mặt tinh thần và tiền thưởng đối với các công trình nghiên cứu xuất sắc, được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín".
Đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng thông tin, trường có chế độ hỗ trợ học phí cho các nghiên cứu sinh là giảng viên của trường. Cụ thể, nhà trường hỗ trợ 100% học phí cho các giảng viên cơ hữu khi theo học các chương trình nghiên cứu sinh tại trường. Trường có cơ chế khuyến khích học thuật thông qua viết giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo cho các tiến sĩ, nhà khoa học.
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho giảng viên trong đăng ký viết tài liệu. Trường thành lập các nhóm nghiên cứu, bố trí nơi làm việc và môi trường nghiên cứu học thuật, có chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đề tài giúp các nhóm nghiên cứu phát triển đúng định hướng, qua đó nâng cao số lượng công bố quốc tế chất lượng của các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó, hàng năm, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM tổ chức các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế, thu hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia công bố các kết quả nghiên cứu, là nơi tạo dựng các mối liên kết và phát triển học thuật.
"Nhờ đó, trường thu hút được nhiều tiến sĩ, nhà khoa học giỏi góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học"- đại diện trường nói.
Tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, là một trong những trường đi đầu về chuyển đổi số với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo. Không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc quản lý, dạy và học, lãnh đạo nhà trường chuyên Lê Quý Đôn đã chủ động xây dựng hình ảnh nhà trường cởi mở, công khai trên mạng thông qua việc xây dựng website, fanpage. Thông tin, hoạt động của trường được cập nhật, đăng tải thường xuyên.
Chia sẻ với VietNamnet, thầy Huỳnh Lê Minh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các thông tin về điểm thi được cập nhật nhanh chóng lên website giúp học sinh, phụ huynh dễ dàng tra cứu, tiết kiệm thời gian, công sức. Cũng nhờ việc xây dựng hình ảnh nhà trường trên mạng xã hội mà số lượng hồ sơ đăng ký thi tuyển vào trường ngày càng tăng.
Ngoài ra, thầy Minh cho biết hiện nay nhà trường đang xin phép Sở giáo dục Bình Định cho phép duyệt hồ sơ số (bao gồm học bạ, sổ ghi đầu bài, hồ sơ khen thưởng, hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ giáo viên, kế hoạch giáo dục, bài dạy, hồ sơ quản lý...)
“Hồ sơ số sẽ giúp nhà trường không phải in ra ký theo truyền thống như từ trước đến nay để đỡ tốn kém chi phí giấy mực và công tác lưu trữ nhiều”, thầy Minh cho hay.
Là một trường học ở miền núi, phần đông học sinh là người dân tộc thiểu số nhưng trường THCS Canh Thuận (xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, Bình Định) đã tích cực trong công tác chuyển đổi số nhằm xây dựng thư viện tiên tiến.
Trường đã áp dụng các phần mềm hỗ trợ trong công tác quản lý thư viện, phục vụ bạn đọc. Thông qua phần mềm, học sinh tìm đầu sách cần mượn, tra cứu mã số, sau đó chuyển mã cho thủ thư. Hoạt động mượn, trả sách diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, nhà trường cũng trang bị thêm máy tính có kết nối internet để học sinh dễ dàng tra cứu và tìm đọc các tài liệu điện tử, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.
Còn tại Trường Tiểu học Số 1 Tuy Phước (Thị trấn Tuy Phước, Bình Định), thầy Trần Quan Toản, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, công tác chuyển đổi số đã được nhà trường triển khai đồng bộ trong mọi lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường giúp công tác quản lý khoa học, thuận tiện, chính xác. Hiện nay trường đang triển khai sổ điểm điện tử.
Trong hoạt động chuyên môn, nhà trường ứng dụng công nghệ vào soạn giáo án điện tử, đổi mới phương pháp dạy học; Nhà trường cũng quan tâm đầu tư trang thiết bị như máy tính, mạng internet.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền cũng được nhà trường thực hiện qua nhiều kênh thông tin, ứng dụng như website, zalo…Nhà trường đã xây dựng cổng thông tin điện tử với nội dung phong phú, cập nhật thường xuyên những thông tin về hoạt động của nhà trường, chương trình học, tài liệu…nhằm truyền tải đầy đủ, nhanh nhất thông tin tới phụ huynh, học sinh; đồng thời quảng bá hình ảnh nhà trường.
Ông Nguyễn Đình Hùng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bình Định cho biết, ngành GD&ĐT tỉnh đã thực hiện chuyển đổi số trên nhiều phương diện: tăng cường cơ sở vật chất, nền tảng phục vụ chuyển đổi số; ứng dụng các sản phẩm phần mềm để nâng cao hiệu quả công việc như hỗ trợ tổ chức các kỳ thi, hỗ trợ công tác quản trị trường học.
Sở đã triển khai các nền tảng dạy học trực tuyến, kho dữ liệu dùng chung; phối hợp xây dựng hoàn thành cơ sở dữ liệu cho Trung tâm điều hành giáo dục thông minh IOC-vnEdu.
Hệ thống này giúp quản lý được thông tin về trường, lớp, giáo viên, học sinh…11 phòng giáo dục, 637 cơ sở đào tạo với số lượng 18.133 cán bộ, giáo viên, hơn 314.000 học sinh đã được đưa lên hệ thống. Từ những số liệu đó các cấp quản lý có thể chỉ đạo điều hành một cách nhanh chóng, thuận tiện.
“Trong thời gian đến, ngành giáo dục tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến”, ông Hùng cho hay.
Diệu Thuỳ
" alt=""/>Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ngành giáo dục Bình Định