Vợ chồng tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, sinh được 1 trai, 1 gái. Con gái tôi đã lấy chồng, sống ở nhà chồng gần Phú Thọ. Vợ chồng tôi sống cùng vợ chồng con trai và 1 cháu nội. Cuộc sống hàng ngày tôi cũng không chê trách gì. Vì có chê trách cũng chẳng được vì con tôi đi từ sáng sớm, đến 7-8h tối mới về.
Có lúc con có thể ăn cùng bố mẹ bữa cơm thì cũng chẳng nói với nhau được mấy lời cháu lại ôm lấy cái điện thoại, chát chít rồi cười một mình. Vợ chồng tôi cũng tự an ủi nhau: con có phận của con, con cháu khoẻ mạnh, thành đạt, ăn nên làm ra là bố mẹ mừng rồi. Nhưng nhiều lúc cũng thấy trống trải.
Tết cổ truyền của mọi người là sum họp gia đình, người thân quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên, mừng mừng rỡ rỡ hỏi han, chia sẻ công việc năm ngoái, dự định năm nay.
Riêng gia đình tôi đã 2 năm nay, tất niên chỉ có hai vợ chồng, giao thừa cũng trơ trọi hai thân già, còn mùng một vẫn là “hai gương mặt thân quen”. Từ khi làm ăn khấm khá, các tôi có “văn hoá” đi du lịch suốt từ 25-27 tháng chạp đến mùng 4-5 năm sau mới về.
Có năm các cháu đi xuyên Việt, rong ruổi đón Tết trên đường, năm ngoái đi Thái Lan. Các con tôi bảo: Ở nhà cả năm với bố mẹ, chỉ có ngày nghỉ Tết là dài nên phải tranh thủ đi chơi.
![]() |
Ảnh: Mugenn |
Trước khi đi du lịch, con dâu tôi luôn sắm Tết đầy đủ, hoa quả, bánh kẹo, giò chả chẳng thiếu thứ gì. Chúng còn chu đáo chuẩn bị từng gói quà, phong bao lì xì để cho vợ chồng tôi đi tặng, đi biếu họ hàng và mừng tuổi những đứa trẻ đến nhà chúc Tết. Con dâu cũng chu đáo sắm đủ quần áo mới cho bố mẹ, tặng quà cho em chồng.
Nhưng khó nói nhất là khi đi thăm họ hàng hoặc có người đến nhà, ai cũng hỏi thế con cháu đâu thì vợ chồng tôi không biết trả lời ra sao. Khi tôi phân trần: Các con nó bận rộn cả năm cũng nên để các cháu tự do vui chơi dịp Tết thì họ hàng đều cười cười.
Nhưng ánh mắt họ đầy ái ngại nhìn hai vợ chồng tôi. Gặp những gia đình ông bà, con cái, cháu chắt dẫn nhau đi hội xuân, đi thăm hỏi họ hàng, tôi cũng buồn phiền đến tức ngực. Thời khắc giao thừa, sáng mùng 1 Tết chỉ có trơ khấc hai thân già với nhau, hai vợ chồng tôi cũng không vui được.
Năm nay, 25 Tết, con trai, con dâu và 2 cháu đã chuẩn bị “xách balo lên và đi”. Cũng như mọi năm, các cháu “mua Tết” cho bố mẹ rất đầy đủ. Mới 20 mà gia đình tôi đã có cây đào thế đắt tiền, thêm chậu mai hoa vàng rực. Năm con gà nên con trai tôi chu đáo mua cả trái dừa, trái bưởi có in hình gà nổi, cả cây quất cảnh cũng có dáng gà.
Chồng tôi nhìn đống hàng hoá chất đầy trong nhà liền nổi giận. Ông ấy bảo muốn đi hú hí bên ngoài thì đi cho rảnh nợ, không phải làm trò “cáo khóc gà”. Đừng có nghĩ đến việc chất đầy quà Tết là có thể lấp đầy cảm xúc trống trải của cha mẹ khi phải chịu cảnh “không con cháu”.
Chồng tôi bảo nếu con tôi tiếp tục đi du lịch Tết thì sau này đừng nhìn mặt cha mẹ. Tôi thấy căng thẳng cũng ngỏ ý muốn con ở nhà thì con dâu sưng sỉa mặt mày. Con trai tôi thì bảo, con có cuộc sống riêng, không thể sống cuộc sống của cha mẹ. Bố mẹ buồn thì con cho tiền mà đi du lịch…
Tôi thật sự chạnh lòng. Chẳng nhẽ lớp trẻ bây giờ không còn coi trọng giá trị truyền thống, sẵn sàng để bàn thờ gia tiên nguội lạnh, cha mẹ lủi thủi để đi du lịch vào dịp Tết? Hay tôi đã quá lạc hậu?
![]() Nàng dâu làm "cách mạng" bỏ Tết quê chồng để đi du lịchSau 3 năm khăn gói về quê chồng ăn Tết, năm nay chị Hải quyết định đưa hai con đi du lịch Thái Lan mặc dù bố mẹ chồng nổi giận đùng đùng. " alt=""/>Tâm sự: Con trai, con dâu sắm Tết đồ đắt tiền, tôi vẫn rơi nước mắtChúng tôi kết hôn được 2 tháng thì bố mẹ chồng tôi dọn về ngoại thành. Tôi cảm thấy nhẹ thở vì mẹ chồng tôi hay cằn nhằn, uốn nắn tôi từng ly từng tí. Theo lời mách của bạn bè “đi trước”, tôi luôn giữ sự khách sáo với mẹ chồng để chặn việc bà can thiệp quá sâu. Có lẽ nhận được sự miễn cưỡng của tôi nên sau này mẹ chồng tôi cũng không nói nhiều nữa. Thi thoảng tôi và chồng ra ngoại thành chơi với bố mẹ, mọi người đều vui vẻ. Cuộc sống hôn nhân của tôi toàn màu hồng hoặc chỉ có vài điểm đen nho nhỏ suốt 11 năm. Nhưng một ngày tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình với một cô nhân viên trẻ. Khi tôi làm ầm lên thì không những chồng tôi không hối lỗi, còn đòi bỏ vợ, đi theo “tình yêu đích thực”. Đến lúc này, tôi đành đến cầu cứu bố mẹ chồng. Mẹ chồng tôi lắng nghe tôi khóc lóc, sụt sùi rồi mới bảo: “Mẹ nhiều lần đã muốn nói với con về chuyện con quá chiều chồng, làm hư nó nhưng con lại có vẻ không muốn mẹ can thiệp quá sâu vào chuyện vợ chồng con nên mẹ không tiện nói. Mẹ đã cố gắng dạy con trai mẹ có trách nhiệm nhưng tính nó “thân lừa ưa nặng”, không thúc ép, không áp lực nó sẽ buông xuôi, lười biếng. Con không nên nóng nảy ra mặt, khoét sâu thêm mâu thuẫn vợ chồng. Mọi chuyện để mẹ”.
Sau này, theo lời bà kể lại, bà gọi cả chồng tôi và cô bồ đến gặp cùng với luật sư. Bà cho biết, bà rất tôn trọng tình cảm chân thành của hai người. Ngôi nhà hiện tại mà vợ chồng con trai ở đứng tên vợ chồng bà. Vì thế, nếu ly hôn, bà sẽ nhận con dâu (tức là tôi) là con gái nuôi, thừa kế toàn bộ tài sản cho tôi và hai cháu. Giám đốc công ty mà chồng tôi đang làm trưởng phòng và cô bồ công tác là đàn em của bà. Bà sẽ đề nghị đàn em “mời” cả hai người ra khỏi công ty. Hai người sẽ tự đi thuê nhà, tự đi xin việc để bắt đầu lại với tình yêu đích thực. Đương nhiên cũng phải bế một đứa con đi nuôi. Bà cũng nói với cô bồ ấy rằng sau đám cưới cô ta sẽ phải “hầu hạ” chồng tôi thế nào. Vợ hiện tại hàng ngày dậy từ 6h làm bữa sáng cho chồng, đặt cháo cho con. Sau đó, cô ấy sẽ phải đánh thức 2 đứa trẻ, cho con ăn, đưa con đi học. Rồi lại tranh thủ đánh thức chồng, vì sáng dậy chồng có tật xấu rất cáu kỉnh nên phải lựa lời ngọt nhạt. 5h chiều vợ lại tất tả từ chỗ làm về đón con, tắm giặt cho con, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Còn chồng chỉ 7-8h mới bò về nhà, ăn xong rồi ngủ. Cơm phải phong phú 4-5 món vì con bà kén ăn. Con trai bà hôi chân nên sáng sáng con dâu phải lau giày và xịt nước khử mùi vào giày cho chồng. Sơ mi cũng phải là sẵn… Vợ hiện tại đang làm như vậy mà chồng vẫn còn phản bội, đòi đá ra khỏi nhà nên cô bồ đó nên lựa xem mình phải làm gì. Đừng thấy con trai bà hiện tại hầu hạ mà tưởng bở vì khi yêu vợ cũ, con trai bà cũng phục dịch y như vậy. Nhưng sau đám cưới lại coi như con ở. Khi mẹ nói đến đây thì tôi bật khóc. Hóa ra tôi ở xa bà, ít khi tâm sự nhưng tôi làm gì, sống thế nào bà đều biết. Mẹ để tôi khóc rồi bảo: “Con thật dại. Chiều chồng vô điều kiện mà không đòi hỏi gì chỉ khiến anh “tầm thường hóa” công sức và tình cảm của con thôi. Nếu con tha thứ cho con trai mẹ thì hãy để lại phần việc, phần trách nhiệm mà nó phải làm. Phải vất vả vun vén gia đình mới không dám để mất”. “Liều thuốc” quá mạnh của mẹ đã khiến chồng tôi choáng váng. Đương nhiên, cô gái kia cũng chạy làng khi biết chồng tôi chỉ có cái vỏ. Mẹ chồng tôi cũng về sống với tôi một thời gian cho không khí gia đình đỡ gượng gạo và có thời gian cho tôi đi du lịch, bớt mệt mỏi, căng thẳng. Sóng gió gia đình đã qua hơn 2 năm. Hiện tại tình cảm của hai vợ chồng tôi đã vui vẻ trở lại. Anh ấy vẫn chưa chăm chỉ lắm nhưng đã biết về sớm, chơi với con và chia sẻ với tôi những việc đơn giản như lau nhà, phơi quần áo, rửa bát. Thi thoảng tôi không ngại ngần dí con cho chồng để tự đi mua sắm, vui chơi với bạn. Tôi còn học một lớp khiêu vũ, sống vui vẻ “mặc kệ” chồng. Càng ngày chồng tôi lại càng “nể” tôi hơn. Vì mẹ chồng tôi bảo: “Làm phụ nữ có thể nhường nhịn nhưng tuyệt đối không thể hy sinh. Vì sự hy sinh chỉ tạo ra người hầu và ông chủ chứ không tạo ra tình yêu. Và các ông chủ chắc chắn sẽ đi tìm tình yêu mới”. Điều đó thật thấm thía.
|