Niềm yêu trò, yêu nghề
Sáng sớm, trời chưa hửng nắng, bà Ba đã ra khỏi căn phòng trọ để đi bán vé số. Ít ai có thể tưởng tượng căn nhà trọ vỏn vẹn 15m2 này lại chính là nơi ở của một giáo chức đã dạy học gần 50 năm. Rời khỏi căn phòng nhỏ sớm như vậy vào mỗi sáng, bà mong bán hết nhanh, sắp xếp chiều đi dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương phường Phú Cường.
Khi được hỏi về những việc mình đã làm cho học trò nghèo, bà Ba rất kiệm lời, không muốn nhắc nhiều. Giọng bà thỏ thẻ giải thích rằng nghề gõ đầu trẻ chỉ đơn giản chính là một niềm yêu thích của bà.
Năm 1968, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn, bà dạy học ở Trường Tiểu học Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một. Đến năm 2003, bà về hưu, không có người thân hay chồng con tại đây nên bà quyết định chuyển về Vĩnh Long sống cùng gia đình anh trai một thời gian. Nhưng vì nhớ nơi mình từng gắn bó dạy học gần cả cuộc đời, bà một mình lên Bình Dương thuê trọ, sống bằng khoản lương hưu và đi bán vé số qua ngày.
Trên đường đi bán vé số ngang các con đường ở phường Phú Cường, bà Ba lúc này 68 tuổi nhìn thấy có nhiều em nhỏ đã phải mưu sinh từ sớm. Em đi bán vé số, em làm phục vụ cho các hàng quán vỉa hè, phần lớn đều không biết chữ hoặc bỏ học dang dở. Nghĩ mình còn sức khỏe, còn cái nghề, tháng 4/2016, bà xin vào Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng đồng phường Phú Cường để dạy học miễn phí. Cũng chính vì cơ duyên đến từ sự trăn trở day dứt này trong lòng mà suốt hơn 7 năm qua, chưa ngày nào tâm trí của bà không dành cho trẻ em ở lớp học này.
Sau 13 năm nghỉ hưu, một lần nữa bà giáo lại đứng trên bục giảng. Lớp học cũng chỉ 15m2 với chưa tới 20 em học sinh rải đều từ lớp 1 đến lớp 5 với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, có em nhỏ nhất chỉ 6 tuổi và học sinh lớn nhất đã 33 tuổi. Lớp học tình thương này đã từng không có giáo viên, chỉ có các cán bộ phường thay ca dạy lớp. Nhưng giờ đây lớp học đã có bà giáo đỡ đần con chữ cho các em.
Một ngày của giáo chức về hưu bắt đầu với việc dậy sớm đi bán vé số, chiều sắp xếp về với sắp nhỏ. 19h thứ 2, thứ 4, thứ 6, lớp tan học, bà lại quẩn quanh với tập vé số chưa bán xong. Tiền bán vé số dành dụm được, bà mua đồ dùng học tập, gạo, nhu yếu phẩm cho các em trong lớp học. 22, 23h, khi về lại căn trọ nhỏ, đôi tay nhăn nheo của tuổi già lại soạn giáo án dạy học cho các em.
Cuộc đời của bà cụ 75 tuổi hiện chỉ xoay quanh những bước chân lúc thấp lúc cao của mình trên con đường 3km đi bộ từ phòng trọ đến lớp học, nhưng bà lại vô cùng hạnh phúc.
“Tôi tự nguyện đến với lớp học tình thương này chỉ mong các em chịu học, học để đổi đời, để vươn lên trong cuộc sống. Điều tôi tự hào nhất tới bây giờ là cho các em cơ hội để học chữ. Từ con chữ đó, các em sẽ thay đổi cuộc đời”, bà xúc động tâm sự về phương châm dạy học của mình.
Không chỉ là chuyện con chữ
Nhớ lại những ngày đầu đến với lớp học, bà Ba không thể quên những đàm tiếu của nhiều người: “Chỉ bán vé số dạo thì làm gì có chữ mà dạy học?”.
Không chỉ thế, một lớp học tình thương với nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác nhau lắm khi khiến bà bối rối vì học trò còn nghịch, chưa biết lễ giáo, phép tắc với người lớn. Đi dạy ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, sức khỏe của bà đã không còn như trước, đôi tay bà run run, môi bà mấp máy kể lại những ngày tháng vừa hạnh phúc nhưng cũng nhiều nỗi niềm tại lớp học.
Những khó khăn trong việc không chỉ dạy các em biết chữ mà còn phải biết vâng lời, lễ phép với người lớn khiến bà Ba tự khi nào không chỉ là một cô giáo mà đã trở thành một người mẹ. Bà Ba thủ thỉ rằng: “Trẻ em lớp này ra đời bươn chải sớm, đâu ai dạy tụi nhỏ cách ăn nói, thưa gửi với người lớn. Nên ngoài văn hóa, tôi còn dạy lễ nghĩa. Học sinh thương bà dữ lắm, nghe lời răm rắp. Tôi không có con, cũng coi tụi nó như con cháu mình”.
Em Doãn Thị Yến Nhi (19 tuổi, học sinh lớp 5 ở lớp học tình thương phường Phú Cường) chia sẻ: “Em rất quý bà Ba, bà Ba dù đã lớn tuổi rồi nhưng ngày nào cũng tới đây để dạy tụi em. Nhờ có bà, em có thể đọc, viết chữ rất nhanh”.
Để giữ được sự minh mẫn ở tuổi 75, bà Ba tâm huyết kể lại cách học và dạy của mình. Khi rảnh rỗi, bà lại mở điện thoại, mày mò tra cứu tài liệu để tự học. Bà mong muốn trau dồi kiến thức mỗi ngày để mang kiến thức đó dạy cho học trò.
Trong căn phòng trọ nhỏ, ngoài những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, bà Ba ưu ái dành một diện tích lớn cho chiếc bàn gỗ. Bà lọm khọm tìm trong ngăn kéo của cái bàn xấp bài kiểm tra của học trò mà bà gọi là “bảo bối”.
Những xấp bài được bà xếp buộc gọn gàng, có bài kiểm tra đã mờ nhòe vì màu thời gian. Bà kể đầy tự hào về hai lý do đã tiếp thêm động lực đi dạy đến bây giờ. Một là từ ánh mắt của học trò khi ăn những bữa cơm được mạnh thường quân chuẩn bị trước mỗi giờ học, hai là những bài kiểm tra này vì đã thể hiện được sự cố gắng, hành trình chinh phục con chữ của các em.
Dự định của bà giáo sẽ theo lớp học hết năm 2024, khi đó các học trò của bà đều đã học hết lớp 5, đều đã đọc viết được và thông thạo các phép tính cơ bản. Lọt thỏm giữa thành phố rộng lớn, bóng lưng còng của người phụ nữ vẫn miệt mài trên khắp các đường phố, tiếp tục bán vé số để kiếm tiền lo con chữ cho học trò nghèo…
Những tờ vé số đong đầy sẻ chia
Không chỉ dùng tiền bán vé số để mua dụng cụ học tập cho học sinh nghèo, bà Nguyễn Thị Ba còn tích góp để làm từ thiện cho dãy trọ khó khăn nơi bà ở thuộc đường Nguyễn Văn Tiết, phường Phú Cường. Năm đại dịch Covid-19 2019 – 2020, bà đã tích lũy được 27 triệu đồng, phát 1.500 kg gạo cùng các nhu yếu phẩm cho dãy trọ và 12 khu phố khác nhau. Hiện tại, cứ ngày 5 mỗi tháng, bà Ba phát 5kg gạo cùng một thùng mì cho học sinh trong lớp học tình thương phường Phú Cường và các hộ dân nghèo.
" alt=""/>Bà giáo sáng bán vé số, chiều dạy họcCú mất đà và bài học lớn
Tuấn Hùng là cựu học sinh Trường THPT Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội). Có đam mê lớn với lĩnh vực Vật lý, Hùng mê mẩn những thứ liên quan đến máy móc, động cơ, robot… Vì thế, thời điểm đứng trước ngưỡng cửa đại học, nam sinh quyết định lựa chọn ngành Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội với mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về cách thiết kế ra các hệ thống thông minh và những chương trình điều khiển khác. Năm ấy, Hùng đạt 28,5 điểm, đỗ vào ngành học cao thứ 3 của trường.
Tuy nhiên khi vào trường, với tâm lý thoải mãn cùng sự tò mò về môi trường mới, Tuấn Hùng bắt đầu “xả hơi”, dành hầu hết thời gian cho những thú vui, tham quan Hà Nội hay tán gẫu với bạn bè.
“Khi lên giảng đường, mỗi lớp có tới 150 – 200 sinh viên, thầy cô cũng không sát sao như thời cấp 3. Em nghe nhiều anh chị nói rằng không cần quá lo lắng, chỉ cần học vài đêm trước khi đi là được rồi nên cũng yên tâm”, Hùng nhớ lại.
Mặt khác, nam sinh cũng cảm thấy “ngợp” về khối lượng kiến thức khổng lồ. Giáo viên thậm chí có thể dạy 2 – 3 chương sách chỉ trong một buổi học. Vì quá oải, nam sinh đành buông xuôi. Suốt một kỳ “học cầm chừng”, đến lúc đi thi Hùng không thể làm chủ kiến thức trong thời gian ngắn. Kết quả, kỳ đầu tiên nam sinh chỉ đạt GPA 2.33/4.0, xếp loại trung bình.
“Chưa bao giờ em nhận về nhiều điểm 4, 5 như thế. Kết quả học tập tệ hại, em giấu không dám nói với mẹ”.
Quãng thời gian đại học, Hùng ở trọ cùng một người bạn thân khi ấy đang học ngành Công nghệ thông tin. Trái ngược với Hùng, người bạn này giành được học bổng ngay trong kỳ đầu tiên, dù đó là ngành học đầy cạnh tranh.
Cùng lúc ấy, Ban cán sự năm nhất thuộc Đoàn thanh niên và Hội sinh viên – một tổ chức đặc thù dành cho các bạn tân sinh viên nơi Hùng tham gia có rất nhiều anh chị hoạt động ngoại khóa giỏi, thành tích học tập xuất sắc. Nam sinh bắt đầu cảm thấy tự ti về bản thân.
“Em nghĩ mình không thể mãi như thế này được, vì thế bắt đầu thay đổi suy nghĩ và phương pháp học”.
Nhờ các anh chị khóa trên tư vấn, Hùng không ôm đồm, bắt đầu áp dụng các phương pháp học, cách sắp xếp thời gian hợp lý hay tìm kiếm tài liệu chính thống, sát với bài học.
Thay vì thức đến 2-3 giờ sáng để chơi game, từ kỳ 2 năm nhất, Hùng bắt đầu tự tổng hợp kiến thức và làm thêm bài tập để ghi nhớ. Nam sinh cũng xin lại những cuốn giáo trình cũ và các video ghi lại buổi học của các anh chị khóa trên trong thời điểm phải học online do dịch Covid-19.
Trên lớp, Hùng chăm chỉ nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, đoạn nào không hiểu thường ghi âm để về nghe lại. Nhờ vậy đến giai đoạn nước rút, nam sinh không còn thấy hoảng vì lượng kiến thức đồ sộ cần ôn tập.
Không phải ôn thi dồn dập trong vài đêm, nhờ kiến thức vững vàng, Hùng đạt kết quả học tập kỳ 2 năm nhất ở mức giỏi với GPA 3.46/4.0.
Trở thành sinh viên duy nhất vào Hội đồng Đại học
Kết thúc năm đầu đại học, khi không còn hoạt động trong Ban cán sự năm nhất, Hùng có cơ hội trò chuyện với Chủ tịch Hội sinh viên tiền nhiệm Ngô Quang Sơn.
Nhờ đó, nam sinh quyết định tham gia vào Ban Hỗ trợ sinh viên thuộc Hội sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây là câu lạc bộ hỗ trợ học tập – nơi tập hợp những sinh viên giỏi nhất trường vì có tới 90% thành viên của câu lạc bộ từng giành học bổng.
“Câu lạc bộ cung cấp tài liệu, bài giảng và các lớp đại cương sau giờ học cho sinh viên. Được tiếp xúc với những người giỏi, tìm được phương pháp học tập hiệu quả, em cảm thấy việc học trở nên nhàn hơn. Nhờ đó, em cũng có thời gian cho bản thân và tham gia các hoạt động ngoại khóa”, Hùng nhớ lại.
Được bầu làm Trưởng ban Hỗ trợ sinh viên, nam sinh tích cực tham gia các hoạt động của hội. Bởi tính chất công việc thường xuyên phải sinh hoạt và tham gia các cuộc họp tới muộn, nam sinh thường cố gắng ngồi vào bàn học từ 10 giờ tối đến 1 – 2 giờ sáng hôm sau.
Tuấn Hùng cho biết em được truyền cảm hứng từ bố. Nam sinh khâm phục vì bố có trên 20 năm hoạt động trong Đoàn thanh niên, từng làm tổng phụ trách của một trường tiểu học, sau đó trở thành hiệu phó. Dù bố đã mất khi em chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học nhưng những điều bố làm vẫn khiến Hùng cảm thấy tự hào.
Thừa hưởng những đam mê của bố, từ hồi đi học Hùng đã tích cực tham gia rất nhiều hoạt động như trại hè, những buổi lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ….
Giữa năm nay, Tuấn Hùng được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiệm kỳ 2023-2025. Đồng thời, Hùng cũng giữ các chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên ĐH Bách khoa Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên TP Hà Nội.
Nhờ các thành tích học tập và rèn luyện tốt, vào tháng 7 năm nay, Hùng là sinh viên duy nhất trở thành thành viên Hội đồng ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Với vai trò thủ lĩnh sinh viên Bách khoa, Hùng mong muốn có thể đưa ra các ý kiến và bảo vệ các quyền lợi cho người học.
Từng có giai đoạn stress vì kết quả không như mong muốn, sau hành trình "lội ngược dòng" của mình, Tuấn Hùng cho rằng điều quan trọng nhất đối với tân sinh viên là phải học cách thích nghi với môi trường mới, lập ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đồng thời nghiêm túc thực hiện để đạt mục tiêu.
Nguồn tin nội bộ cho hay, cầu thủ 25 tuổi được ban lãnh đạo yêu cầu ở lại London tập luyện, bởi đội hình đã đủ quân số dưới hàng phòng ngự.
Wesley Fofana, Axel Disasi, Badiashile, Levi Cowill và tân binh Tosin Adarabioyo sẽ cạnh tranh 2 suất trung vệ chính thức.
Mùa trước, Chalobah dính chấn thương giai đoạn đầu mùa và chỉ trở lại từ đầu năm 2024. Những vòng cuối Premier League, anh được HLV Pochettino tin dùng trong sơ đồ 3 trung vệ.
Xuất thân từ học viện Cobham, Chalobah gắn bó Chelsea từ năm 2018. Anh được 3 lần đem đi cho mượn tại Ipswich Town , Huddersfield Town và Lorient.
Với động thái bị bỏ lại ở nhà, tương lai của Chalobah khá mờ mịt. Dường như Chelsea đang chờ đợi những lời đề nghị chuyển nhượng, nhằm đạt mục đích thanh lý hậu vệ sinh năm 1999.
Năm ngoái, HLV Thomas Tuchel từng cố gắng đưa cậu học trò cũ ông quý mến về Bayern Munich nhưng thương vụ bất thành.
Thời gian gần đây, West Ham và Fulham bày tỏ sự quan tâm đến Chalobah. Crystal Palace đã gửi lời đề nghị hỏi mua, nhưng con số chưa tiệm cần mức giá 30 triệu bảng phía Chelsea yêu cầu.