Ngày 22/12/2017 tại Khách sạn Pullman (Hà Nội) đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone Toàn cầu (MobiFone Global).
Tại buổi Lễ, ông Vũ Phi Long - Tổng Giám đốc MobiFone Global đã chia sẻ về quá trình 10 năm hình thành và phát triển của MobiFone Global. Sau 10 năm hoạt động, đến nay, doanh thu của MobiFone Global đạt 3.044 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi năm đạt 46%. Tổng lợi nhuận năm vừa qua của MobiFone Global ước đạt 266,49 tỷ đồng, hoàn thành 131% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm đạt 42%.
Hiện tại, MobiFone Global đang tập trung phát triển trong 5 lĩnh vực gồm Telecom, Giải pháp công nghệ, Giá trị gia tăng – CNTT, Call Center và Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên nền điện toán đám mây (Cloud Backup). Các dịch vụ của MobiFone Global cũng đã vươn ra thị trường quốc tế và có mặt tại 6 quốc gia gồm Hoa Kỳ, CH Séc, Singapore, Hồng Kông, Myanmar và Campuchia.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng trao trướng lưu niệm của Bộ TT&TT cho đại diện MobiFone Global. Ảnh: Trọng Đạt |
MobiFone Global hiện là đối tác với các doanh nghiệp hàng đầu về điện toán đám mây và dịch vụ dữ liệu như Rackspace và Commvault. Đơn vị này cũng đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ Call Center với các khách hàng lớn như McDonald’s, Domino, Burger King với 6 ngôn ngữ gồm Việt, Trung, Hàn, Tiếng Anh, Khmer và Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty này còn là đầu mối của MobiFone trong việc thu hút hút, kết nối với các đối tác hàng đầu, nhằm triển khai nghiên cứu và phát triển các công nghệ, dịch vụ mới.
MobiFone Global cũng đã xúc tiến thành lập 4 công ty con, thiết lập hệ thống POP tại 4 thị trường viễn thông trọng điểm là Hồng Kông, Hoa Kỳ, Singapore và Cộng hoà Séc. Đơn vị này cũng phát triển hệ thống hạ tầng mạng cáp biển với dung lượng lớn, kết nối Internet một chặng duy nhất và kết nối ngang hàng với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Facebook, Google.
Ở thời điểm hiện tại. MobiFone Global thuộc top 10 doanh nghiệp viễn thông có hệ thống mạng IP quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty này cũng đã tiến hành kết nối thành công với một số nhà mạng viễn thông lớn của thế giới như Softbank, Verizon, Orange, KDDI…
Nhân dịp này, Bộ TT&TT đã trao tặng trướng lưu niệm cho tập thể CBCNV MobiFone Global, ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của MobiFone Global trong chặng đường 10 năm phát triển.
Trọng Đạt
" alt=""/>MobiFone Global đạt doanh thu 3.000 tỷ, thuộc nhóm 10 ISP top đầu tại Việt NamNgày 21/12, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Trong phát biểu tại hội nghị, đánh giá cao những kết quả, thành tích Học viện đã đạt được trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, Học viện đã có nhiều nỗ lực để cải thiện chất lượng giáo dục, giảng viên, học liệu… “Đây là hướng đi đúng của Học viện, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, khẳng định uy tín của Học viện. Đây cũng không chỉ là uy tín mà còn là trách nhiệm đào tạo của Học viện, đáp ứng đào tạo nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Thứ trưởng chia sẻ.
Theo báo cáo của Học viện, năm 2017 chất lượng, quy mô đào tạo - nghiên cứu của Học viện đã được duy trì ổn định, bền vững, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng Học viện trở thàn trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực CNTT-TT. Học viện tiếp tục giữ vững về quy mô và cơ cấu ngành đào tạo, với tỷ lệ các ngành khối kỹ thuật chiếm 60 - 70%. Riêng với ngành CNTT, Viễn thông, Học viện là một trong những trường có quy mô đào tạo lớn nhất trong cả nước. Cũng trong năm nay, Học viện đã tổ chức bảo vệ cấp Học viện cho 9 nghiên cứu sinh, tăng mạnh so với các năm trước. Tỷ lệ nghiên cứu sinh hoàn thành đúng tiến độ đào tạo tăng.
Đáng chú ý, năm 2017, Học viện đã đăng ký đánh giá ngoài cho giai đoạn 2012-2017 và đã được Hội đồng Kiểm định chất lượng cấp nhà nước thông qua với 51/61 tiêu chí đạt, đạt chất lượng kiểm định trường đại học. Bên cạnh các chương trình hiện có, Học viện cũng đang xúc tiến các thủ tục, thuyết minh việc đăng ký, mở thêm một số bậc, chương trình đào tạo, ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước như Ngành thương mại điện tử trình độ đại học; ngành Điều khiển và Tự động hóa trình độ đại học). Học viện cũng đang xúc tiến xây dựng 1 chương trình Liên kết đào tạo mới ngành Kỹ thuật Điện tử (Với trường Đại học Jeonju – Hàn Quốc).
Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo cả các chương trình chính quy, dài hạn cũng như các khóa đào tạo ngắn hạn, trong năm nay, công tác nghiên cứu khoa học cũng đã được Học viện triển khai có hiệu quả, các sản phẩm nghiên cứu của Học viện đã phục vụ hiệu quả cho ngành và cho xã hội.
" alt=""/>PTIT cần tham gia mạnh hơn vào việc nghiên cứu cách mạng công nghiệp 4.0Chia sẻ về những hoạt động của FPT trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, ông Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ FPT cho hay: “Từ năm 2012, FPT xác định công nghệ là chiến lược của tập đoàn. Từ đó đến nay, FPT tự hào là đơn vị đi đầu cùng với các hãng công nghệ thế giới để phát triển. Hiện nay, chiến lược của FPT là Cùng chuyển đổi số bằng cách tự chuyển đổi mình, đem kinh nghiệm chuyển đổi cho khách hàng, đem AI vào giao thông thông minh, y tế thông minh, xe tư hành, đưa AI vào xử lý các vấn đề trong bảo hiểm…; xây dựng Platform về chuyển đổi số và Platform hiện tại chúng tôi đầu tư tập trung là về trí tuệ nhân tạo - AI. Bên cạnh đó, FPT còn xây dựng Platform để dùng AI, cảm nhận AI và tạo ra các sản phẩm AI thực tế”.
Với nền tảng công nghệ trí tuệ nhận tạo FPT.AI vừa chính thức ra mắt, theo ông Lê Hồng Việt, FPT.AI mang đến cho nguời dùng 1 số tính năng chính, như “Speech to Text” và “Text to Speech”. “Mong muốn của chúng tôi là trong năm sau, sẽ có nhiều bạn sử dụng FPT.AI”, ông Việt chia sẻ.
Chuyên gia công nghệ FPT cũng cho biết, các giải thuật trí tuệ nhân tạo của FPT.AI được đội ngũ nghiên cứu của FPT phát triển và ứng dụng những kỹ thuật học máy, học sâu mới nhất. Nền tảng FPT.AI bao gồm 2 cấu phần: gói công nghệ liên quan đến giọng nói và nền tảng hội thoại FPT (FPT.AI - Conversational Platform).
Trong đó, gói công nghệ liên quan đến giọng nói gồm có nhận dạng giọng nói và tổng hợp giọng nói. Năm 2017, FPT mở phiên bản thử nghiệm và miễn phí cho cộng đồng dùng; hiện công nghệ này đang được ứng dụng để điều khiển các thiết bị IoT. Tổng hợp giọng nói bao gồm cả ngữ điệu, giọng nam và nữ. Trong thời gian từ nay đến hết năm 2017, FPT.AI sẽ cung cấp cả giọng nam và nữ của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân và có thu phí. Ngoài ra, FPT.AI cũng có gói dịch vụ tổng hợp giọng nói của từng doanh nghiệp.
Đối với nền tảng hội thoại FPT, nền tảng này cung cấp các ứng dụng với giao diện ngôn ngữ tự nhiên để tự động tương tác trò chuyện với người dùng cuối (tạo ra chatbot). Đối tượng hướng tới của FPT.AI - Conversational Platform là các lập trình viên. Sản phẩm hiện đang có 2 phiên bản là miễn phí và tính phí.
" alt=""/>Doanh nghiệp dùng nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo FPT.AI để phát triển kinh doanh