Thư thường xuyên bị áp lực vì những cơn ghen tuông, nhiều khi còn vì những lý do hết sức vô lý (ảnh minh họa)
“Có buổi tối, hai vợ chồng tôi đang ở nhà thì bỗng thấy có tin nhắn gửi đến điện thoại chồng, đại loại là hẹn chồng đến một quán café bàn chuyện công việc, nghe giọng viết thì mình đoán chắc người nhắn là nữ. Nếu như bình thường thì sẽ chẳng có gì đâu, nhưng mà không hiểu sao khi ấy, tôi lại hùng hổ tra hỏi chồng đủ kiểu với giọng hờn dỗi. Chồng thì từ ngày thấy tôi bầu bí, biết tính tình vợ thay đổi thì cũng hay bỏ qua nhiều mâu thuẫn, mỗi khi tôi giận thì lại lẳng lặng xách xe ra khỏi nhà”, Thư kể lại sự việc.
Tưởng rằng chồng đi thì cơn giận sẽ nguôi ngoai, nhưng ai dè sau đó, Thư hùng hổ đi tìm chồng đòi… đánh ghen. “Tôi nằm nhà mà trong đầu vẽ ra đủ mọi viễn cảnh, là chồng tôi chán vợ, chắc giờ đang vui vẻ với cái cô đồng nghiệp kia, rồi trời xui đất khiến thế nào mà bật dậy một mình đi tìm chồng. Đến nơi, không thèm hỏi đầu cua tai nheo thế nào, tôi xông vào ăn vạ, khóc lóc rồi cào cấu chồng giữa bao nhiêu người ngồi đấy. Thậm chí còn định đánh cả cô bạn kia vì tội cướp chồng, cả quán cứ hỗn loạn hết cả lên, trong khi chồng tôi thì ngỡ ngàng đến mức cứ đứng yên một chỗ mà không biết nên làm gì. Mãi đến khi chủ quán dọa gọi công an đến giải quyết thì chồng tôi mới hoảng hốt lao vào kéo vợ ra về”, Thư tường thuật lại lần ghen “hụt” nhớ đời.
“Sau lần ấy, vợ chồng tôi giận nhau nguyên 1 tháng trời, đến khi mọi người phải giúp tôi phân bua và giải thích mãi thì mọi chuyện mới tạm êm xuôi. Sau này, mỗi khi nghĩ lại, đến tôi còn cảm thấy khó hiểu về cơn ghen đột xuất của chính mình khi ấy”, Thư cười vui vẻ khi nhắc về kỷ niệm cũ.
Từng trải qua một trận đòn ghen vô cớ của vợ cách đây chưa lâu, Quang (30 tuổi) vẫn không khỏi giật mình, ớn lạnh mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh “nửa cười nửa mếu” ấy. Chuyện bắt đầu từ một lần đi liên hoan cùng công ty, Quang vui vẻ đưa vợ đi cùng mà không hề biết rằng chính mình sẽ bị vướng vào một cuộc tình tay ba trong tưởng tượng.
“Ở cơ quan, mình có chơi cùng một cô em đồng nghiệp khá thân thiết nhưng chỉ là anh em quý mến nhau thôi, mình cũng hay xưng mày tao và chém gió khá vô tư. Hôm ăn liên hoan, hai anh em có ngồi gần nhau và thi uống rượu, lại được mọi người hưởng ứng nên rất vui vẻ. Chẳng hiểu có hành động gì quá đáng không, mà sau lần ấy về, vợ mình tỏ thái độ hẳn, rất hay hỏi han về cô ấy, thi thoảng lại còn nói bóng gió mấy câu mà mình không hiểu. Nghĩ là không có gì nghiêm trọng nên mình cũng không mấy đề tâm”, Quang cho hay.
![]() |
Đến là khổ sở cho cánh đàn ông khi bỗng nhiên một ngày đẹp trời nào đấy, họ bị vướng vào một cơn ghen vô lý của vợ. (ảnh minh họa) |
Sau đó chừng một tuần, Quang sửng sốt khi phát hiện ra một sự thật bất ngờ về kế hoạch của vợ. Nghi ngờ chồng và cô em đồng nghiệp có quan hệ tình cảm, vợ Quang đã ngấm ngầm theo dõi điện thoại và các tài khoản mạng xã hội của chồng. “Không những thế, vợ còn giả mạo là tôi, bí mật nói chuyện với cô đồng nghiệp kia mà cả tôi và cô ấy không hề mảy may hay biết gì. Mãi sau này, tôi mới biết vợ tôi còn đò đưa trêu chọc cả cô kia, cốt để tìm bằng chứng. Đến một hôm, đi làm về đến nhà, tôi giật thót khi thấy vợ hằm hè, đòi tôi đưa đến nói chuyện phải trái với cô đồng nghiệp. Nói xong, vợ quăng chiếc điện thoại ra giường, trong máy vẫn còn nguyên đoạn trò chuyện của vợ tôi và cô kia. Rất không may là cô kia lại hưởng ứng những lời tán tỉnh, bông đùa của vợ tôi”, Quang thở dài nhắc đến chuyện cũ.
Sau một hồi vất vả khổ sở giải thích mà vẫn không ăn thua, Quang phải lớn tiếng dọa nạt, trách móc ngược lại vợ việc tự tiện vào nói chuyện tán tỉnh với cô đồng nghiệp thì vợ mới tạm dịu giọng. “Đến là khổ sở cho cánh đàn ông khi bỗng nhiên một ngày đẹp trời nào đấy, họ bị vướng vào một cơn ghen vô lý của vợ. Nếu là do mình có ý không tốt đã đành, đây thì đúng là… họa vô đơn chí. Sau lần ấy, tôi bụng bảo dạ, khóa luôn tài khoản facebook. Thôi thì phòng còn hơn chữa, việc này là cần thiết để tránh lại vướng vào chuyện không đâu thêm lần nữa”, Quang ngán ngẩm chia sẻ.
(Theo MASK Online)" alt=""/>Những trận đòn ghen “bất thình lình” của các bà vợ quái chiêuThung lũng Quy Hòa nằm lọt thỏm giữa một bên là dãy núi hình cánh cung, một bên là bờ biển cong cong đầy cát trắng. Từ trên cao nhìn xuống, ngôi làng của những bệnh nhân phong ẩn hiện dưới những hàng dừa rợp bóng nằm trong khuôn viên Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa. Làng phong Quy Hòa từng được xem là thế giới của những con người bất hạnh, sống tách biệt với xã hội bên ngoài.
Vì mắc bệnh phong nên hầu hết các bệnh nhân đều bị khuyết tật. Những bi kịch đau thương gây ra từ vi khuẩn Hansen (vi khuẩn gây ra bệnh phong - PV) hiện lên rõ ràng hơn với hình ảnh người đàn ông trên chiếc xe lắc, đôi bàn tay trụi ngón. Đó là ông Phạm Văn Lem (SN 1955, người dân tộc Hrê, đền từ huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).
Ông Lem vốn bị bệnh phong từ nhỏ. Vì sống giữa rừng núi xa xôi nên ông không được chữa trị kịp thời. Đến khi phát bệnh nặng, ông Lem bị người dân đuổi ra khỏi làng vì sợ lây truyền. Lay lắt mãi đến những năm 1980, một đoàn bác sĩ đến làng khám chữa bệnh thì phát hiện và đưa ông xuống Bệnh viện phong Quy Hòa. Sau 10 năm điều trị, cuối cùng ông Lem cũng thoát khỏi cảnh bệnh tật đeo bám.
Chỉ vào đôi chân đã bị cưa dưới gối và đôi bàn tay trụi ngón, ông Lem hồn nhiên nở nụ cười: “Tôi điều trị muộn màng, tay chân bị hư đâu có cứu được. Tôi được sống cũng là may mắn rồi. Nếu mà không được bác sĩ tốt bụng đưa xuống đây chắc tôi đã chết rồi”. Chúng tôi hỏi ông tật nguyền thế này có tủi thân lắm không, ông lắc đầu rồi bảo “không”. Sau đó, ông tươi cười ngỏ ý dẫn chúng tôi về thăm nhà.
![]() |
Vợ chồng ông Lem, bà Hà. |
Nhà ông Lem chỉ có hai gian ọp ẹp. Hè nhà được dùng làm cửa hàng tạp hóa mà theo ông Lem thì đó là nguồn sống của gia đình. Thấy ông Lem về, một phụ nữ người Kinh tươi cười bước ra. Đó là vợ ông, đôi bàn tay co quắp vì bệnh phong.
Ông Lem kể cho khách nghe chuyện tình của hai vợ chồng mình. Vợ ông, bà Phan Thị Hà (SN 1958, quê Quảng Nam) bị bệnh phong từ năm 14 tuổi nhưng không hề hay biết. Gia đình ban đầu cho uống thuốc nam không bớt nên sau đó bỏ mặc.
Mãi đến mấy năm sau, bà Hà mới được được đưa đến bệnh viện và biết rằng mình bị bệnh phong. Thời gian trôi đi, năm 1994, căn bệnh phát nặng, bà Hà phải ra Đà Nẵng phẫu thuật. Nhưng sau đó bà trở về nhà đi làm ruộng khiến căn bệnh càng thêm trầm trọng hơn. Rồi bà xin vào Quy Hòa với hi vọng được chữa trị dứt bệnh.
Những ngày bà điều trị, ông Lem thường lên khu an dưỡng ở bệnh viện chơi rồi hai người gặp nhau. Thấy người phụ nữ tội nghiệp, ông Lem thường mua bánh tráng đến mời bà ăn và động viên an ủi bà. Hai người trò chuyện tâm đầu ý hợp dù có nhiều bất đồng về ngôn ngữ.
“Tôi lên khu an dưỡng chơi được thời gian thì không đến nữa. Sau đó nghe mấy người nói: “Cô Hà buồn lắm”. Tôi hỏi nguyên do thì họ bảo: “Cô Hà thương anh rồi”. Tôi gãi đầu gãi tai nghĩ mình bệnh tật thế này sao người ta thương? Tôi lảng tránh nhưng mọi người cứ nói vào nên tôi đành đến gặp cô ấy. Chúng tôi bốn mắt nhìn nhau mà ngại ngùng chẳng biết nói gì. Rồi tôi nghĩ người ta đã không chê mà đem lòng thương mình nên cũng bớt mặc cảm. Cuối cùng chúng tôi đến với nhau, theo kiểu góp gạo nấu cơm chung”, ông Lem kể.
Quyết định gắn bó với nhau, hai người cùng báo tin cho người thân ở quê nhà biết sự tình. Thế nhưng ngày mẹ bà Hà lặn lội vào Quy Hòa, ông Lem vì mặc cảm mình bị tàn phế nên chạy trốn biệt tăm. Bà Hà đi tìm mãi mới đưa được ông về để gặp mẹ vợ tương lai.
Nhìn chàng thanh niên tay chân ngắn ngủn, bà cụ thấu hiểu mọi chuyện, liền bảo: “Các con đều bệnh tật, nếu đã có tình cảm thì hãy thương nhau trọn đời”. Câu nói này khiến ông Lem cảm động khóc sụt sùi. Được người mẹ chứng giám, họ nên nghĩa vợ chồng từ dạo đó.
Khi bà Hà xuất viện, ông bà cùng xin một ngôi nhà nhỏ trong làng để nương trú. Sống được 3 năm thì bà Hà sinh cho ông cậu con trai kháu khỉnh, niềm hạnh phúc nhân lên gấp bội. Càng vui hơn khi đứa bé lớn lên mạnh khỏe, lanh lợi. Vợ chồng ông Lem cho biết con trai họ nay 15 tuổi, học lớp 10.
Qua bao năm tháng, đứa con chính là sợi dây vô hình neo chặt tình cảm vợ chồng. Với làng phong thì cậu trai mang hai dòng máu Kinh - Hrê là “quả ngọt” của tình yêu không phân biệt dân tộc, vùng miền. Tìm hiểu mới biết, những trường hợp như vợ chồng ông Lem ở đây không phải là chuyện hiếm.
(Theo PLVN)" alt=""/>Chuyện tình của chàng rể chạy trốn mẹ vợ