Vào khoảng 10h ngày 17/1, tại công trình tòa nhà số 62 đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân – Hà Nội), một nhóm công nhân đang làm việc tại tầng 10 công trình trên thì bất ngờ giàn giáo của tòa nhà bị đổ sập khiến 7 người công nhân gặp nạn.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó Khu chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông – Mỹ Sơn Tower do Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn làm chủ đầu tư đã vi phạm trật tự xây dựng và bị đình chỉ.
Ngày 30/12/2015, UBND phường Thanh Xuân Trung đã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình. Theo quyết định này, Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn đã tổ chức thi công công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
Khu chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông – Mỹ Sơn Tower xảy ra vụ sập giàn giáo ngày 17/1 (Ảnh Nhị Tiến) |
Quyết định yêu cầu dừng ngay việc cấp điện, cấp nước đối với công trình trong thời hạn 24h kể từ khi nhận được quyết định. Đồng thời cấm các phương tiện vận tải chuyên trở vật tư vật liệu và người lao động vào thi công công trình vi phạm.
Quyết định cũng nêu rõ, quá thời hạn 5 ngày nếu chủ đầu tư không phá dỡ bộ phận công trình, công trình vi phạm thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Liên quan đến những sai phạm tại công trình, ngày 29/12/2015, Đội Thanh tra Xây dựng quận Thanh Xuân đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình. Tại biên bản trên nêu rõ, Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn đã có các hành vi vi phạm hành chính: Tổ chức thi công công trình sai nội dung giấy phép được cấp.
Cụ thể: Tại độ cao 85.4 chủ đầu tư đã đổ toàn bộ sàn bê tông cốt thép diện tích 2003m2 (theo thiết kế được duyệt là căn hộ penhouse có diện tích sàn là 1464m2) tăng diện tích so với thiết kế được duyệt là 539m2.
Tại độ cao +91.1 chủ đầu tư đã tự ý thi công sàn bê tông cốt thép (theo bản thiết kế được duyệt là giàn cây che nắng).
Tại độ cao 94.05 chủ đầu tư đã đổ bê tông cốt thép 2 tầng kỹ thuật thang máy.
Điều đáng nói là dù đã có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình tuy nhiên chủ đầu tư vẫn ngang nhiên cho tiếp tục thi công công trình. Trong quá trình thi công đã xảy ra vụ tai nạn sập giàn giáo (ngày 17/1). Ai là người phải chịu trách nhiệm?
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
Hồng Khanh
Thấp thỏm sống trong khu tập thể dọa sập giữa Hà Nội" alt=""/>Sập giàn giáo, lộ nhiều sai phạm ở chung cư Mỹ Sơn Tower
“Điều này ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi”, ngư dân Mahsum Daga cho biết, "Khi các loài sinh vật biển mở vỏ, chất này tràn vào và ngăn chúng khép lại. Ốc biển ở đây chết hết rồi”.
![]() |
Đời sống người dân và các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: Gazete Duvar |
Ông Muharrem Balci, giáo sư sinh vật học Đại học Istanbul, nói rằng khi tảo phát triển mất kiểm soát như mùa xuân năm nay, chúng sẽ chặn ánh nắng mặt trời và gây ra tình trạng suy giảm oxy cho cá và các sinh vật biển.
Hiện tượng "chất nhầy" xảy ra khi chất dinh dưỡng cho tảo bị dư thừa, bắt nguồn từ thực tế thời tiết ấm lên và tình trạng ô nhiễm nguồn nước gia tăng, ông Balci cho biết.
Ngoài khu vực Marmara, từ sông Danube, dòng chất thải chảy vào Biển Đen nằm kề bên cũng là một nguyên nhân khiến tình hình thêm trầm trọng.
“Lớp màng nhầy này bao phủ mặt biển như một tấm bạt. Sau một thời gian, chúng chìm xuống, bao phủ hệ sinh thái (đáy biển) và gây hại cho nhiều loài sinh vật", ông Balci nói, "khi quá trình này kết thúc, chúng sẽ xuất hiện thứ mùi như từ một quả trứng hỏng".
Ông Cevahir Efe Akcelik, một kỹ sư về môi trường, nói rằng nếu không thực hiện các biện pháp khẩn cấp, hiện tượng trên có thể bao phủ mặt biển suốt cả mùa hè.
"Không chỉ ở trên bề mặt, lớp nhầy còn sâu xuống từ 25 đến 30m", ông Akcelik nói.
Biển Marmara, kéo dài từ eo biển Bosphorus đến biển Aegean, có mật độ dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp. Trước đây, "chất nhầy" này từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2007, ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Dù vậy, lần này là nghiêm trọng nhất.
Trong khi các công nhân tỏ ra vô vọng khi dùng lưới để vớt lớp nhầy , ông Balci kêu gọi một kế hoạch hành động chung đối với các thành phố ven biển Marmara.
Theo đó, một giải pháp lâu dài cần có sự giám sát thích hợp, bên cạnh hệ thống xử lý chất thải từ các thành phố và khu công nghiệp nằm ven biển, ông khẳng định.
Trong khi đó, ông Ali Oztunc, thành viên đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã kêu gọi chính phủ áp dụng hình phạt cứng rắn đối với các cơ sở xử lý chất thải sai quy định. Đồng thời, ông hối thúc chính quyền Tổng thống Recept Tayyip Erdogan tham gia thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Dù vậy, hôm 1/6, liên minh cầm quyền của Tổng thống Recept Tayyip Erdogan đã từ chối đề xuất của CHP về việc thành lập một ủy ban để điều tra hiện tượng này.
Theo Zing
Nhiều người cảm thấy kinh ngạc khi chứng kiến khối bọt biển khổng lồ, dị thường xâm chiếm một vùng bờ biển rộng lớn ở phía đông Ireland.
" alt=""/>'Chất nhầy' bất thường bao phủ bờ biển Istanbul