Trên bộ ván gỗ đã sờn cũ, bà Tuôi dùng đôi tay có phần chai sạn và lấm tấm những đồi mồi vân vê con hạc giấy do con gái mình gấp bằng… lưỡi. Bà Tuôi chìa chúng ra một cách nâng niu trên tay của mình rồi khấp khởi: "Mấy cô mấy chú thấy đó, bao nhiêu đây là một mình nó gấp, nó làm bằng lưỡi đó".
Chị Trần Thị Thúy An đang xếp hạc bằng lưỡi ( Ảnh: Bảo Trân).
Giọng nói tự hào nhưng cũng không thể nào giấu được nỗi buồn từ sâu thẳm trong lòng người mẹ, trước mặt là đứa con gái dù đã gần tuổi 40 nhưng cơ thể vẫn y hệt một đứa trẻ.
Sinh ra với một cơ thể lành lặn như bao đứa trẻ khác, thế nhưng năm lên 5 tuổi, chị Trần Thị Thúy An (37 tuổi, ngụ tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) mắc chứng bệnh còi xương, chân tay teo tóp, sa sút.
Đến khi lên 7, các khớp xương tay, chân chị An bắt đầu rời rạc, mất khả năng vận động. Kể từ đó, mọi sinh hoạt chị An đều nhờ một tay mẹ là bà Nguyễn Thị Kim Tuôi (SN 1955).
Theo kết luận của các bác sĩ ở TPHCM, chị An bị nhiễm chất độc da cam không thể chữa trị. "Nhiều khi người nó đau quá, nó nói: "Con chết chắc mẹ đỡ cực hơn", nghe đau lắm. Tôi nghe chịu không nổi", bà Tuôi nói.
Bà Tuôi cho hay trong một lần tình cờ xem cách gấp giấy trên tivi, chị An học rồi tập làm theo bằng lưỡi và miệng cho đến khi thuần thục.
Ban đầu là xếp thuyền, sau đó chị An xếp ngôi sao và khiến ai nấy đều thán phục khi gấp cả hạc giấy mà không thông qua sự luyện tập nào.
Lấy miếng giấy kiếng vuông đưa vào miệng con gái, bà Tuôi nhắc: "Nè cô cậu coi nó làm nè". Ngậm giấy kiếng, chị Thúy An dùng chiếc lưỡi uốn éo qua lại, rồi dùng môi bặm chặt tờ giấy làm đôi, sau đó gấp từng nếp gấp nhỏ, động tác uyển chuyển giữa môi và lưỡi thuần thục đến khó tin.
Chăm chú nhìn một lát, từ miệng chị Thúy An, chúng tôi nhìn thấy một con hạc giấy xinh xắn với những nếp gấp hoàn chỉnh. Được đà, chị An gấp những con hạc tiếp theo trong sự thán phục của những người chứng kiến. "Nó gấp đủ thứ, bây giờ may vá tôi hay mượn nó xỏ kim", bà Tuôi nói.
Mừng phát khóc khi thấy con xỏ kim bằng lưỡi
Không nói suông, bà Tuôi đặt kim và chỉ lên lưỡi con gái, chị An nhận lấy sau đó ngậm lại chừng 5 phút, không hở một kẽ răng, một lúc sau nhả ra thành phẩm là cây kim được xỏ chỉ hoàn tất. Nếu không tận mắt chứng kiến mà chỉ nghe qua lời kể, có lẽ đây là chuyện khó tin.
Bà Tuôi kể, trong một lần bà tìm cách xỏ chỉ qua lỗ kim vá lại chiếc mùng cũ. Loay hoay được khoảng 10 phút, bà nghe chị Thúy An nói: "Mẹ đưa kim đây con xỏ cho", nghĩ bụng con chỉ chọc mình.
Bà Tuôi đáp: "Thôi tài lanh quá, mẹ xỏ còn không được".Sau nhiều lần nghe con nài nỉ, bà An thách thức: "Nè, con xỏ được thì xỏ coi".
"Tôi hồi hộp nhìn con lận cây kim dưới lưỡi, không hở môi một chút nào. Uốn éo lưỡi ngậm kim chỉ đâu chừng 5 phút. Nó nhả ra cây kim đã xỏ chỉ ra hoàn chỉnh cho tôi, tôi giật mình hỏi "Sao con làm được vậy Thúy An?", rồi nước mắt tôi trào xuống".
Bà Tuôi hồi tưởng đến những ngày đầu khi phát hiện con có biệt tài, bà chạy ra đường tìm mua giấy kiếng, kim chỉ cho con gái, trong lòng không khỏi hân hoan, quên cả trời đang nắng như đổ lửa lên đầu: "Tôi không còn nhớ gì hết, đi kể cho cậu nó nghe, cậu nó thách xỏ được cùng lúc 2 rồi 3 sợi chỉ qua lỗ kim, ai mà ngờ đâu nó làm được".
Ngoài gấp hạc, xỏ kim, giờ đây chị An còn gấp được cả những ngôi sao 5 cánh, xỏ chuỗi,…
"Mai mốt tôi không còn, con An sống làm sao?"
"Tôi ở với nó dần dà tôi mất cảm giác. Bản thân tôi cũng đang bệnh nhưng chẳng còn thấy đau đớn nữa", bà Tuôi nói.
Bà Tuôi bộc bạch thêm về tình hình sức khỏe của mình. Nhiều năm nay dành thời gian lo cho con gái và nhà cửa trong ngoài, ở tuổi gần 70 nhưng vì bận rộn việc gia đình bà cũng chẳng còn thời gian chữa bệnh cho bản thân.
Theo bà Tuôi, do tuổi ngày một lớn nhưng chỉ nằm một chỗ, nhìn thấy mẹ cực nhọc, chị An cũng trầm ngâm và kiệm lời hơn trước. Những cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa hai mẹ con có phần ảm đạm và mệt nhọc. "Mai mốt tôi không còn, không biết con An sống làm sao", người mẹ già lo lắng.
Dù bị bại liệt nhưng chị An lại có thể làm những thứ mà người bình thường không làm được nên nhiều người rất thương. "Năm đó tôi với An đi bán vé số, thấy nó có tài nhiều người kêu làm cho họ xem rồi họ cho tiền. Được một thời gian, tôi gom góp và xây được căn nhà này", bà Tuôi kể.
Bà Tuôi có 5 người con, trong đó chị An là con út trong nhà và cũng là người cận kề với bà nhất. Ở nhà chuyện gì, bà cũng đều thủ thỉ với chị. Tuy không giúp mẹ bằng tay chân lành lặn nhưng theo bà Tuôi, chị An cũng là người hiểu bà nhất.
Có lẽ chính vì thế mà những khi nhìn về chị An, bà Tuôi luôn đau đáu trong lòng, rằng sau này nếu vợ chồng bà không còn đủ sức khỏe chăm lo cho con gái thì chị An sẽ sống với ai.
Theo Dân trí
Nhưng phần lớn phụ nữ Á Đông, trong đó có Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mặc nhiên xem quán xuyến việc nhà, chăm sóc miếng ăn giấc ngủ cho chồng cho con là một phần quan trọng của đời mình.
Bản lý lịch cá nhân ngày còn học tiểu học của tôi, phần khai về nghề nghiệp của má tôi, ba tôi ghi: “Nội trợ”. Bản lý lịch ấy nằm kỹ trong tủ hồ sơ.
Cho đến khi hết lớp 5, phải làm hồ sơ thi chuyển cấp, cô giáo chủ nhiệm mới bắt sửa lại là: “Nông nghiệp”. “Bây giờ làm gì có nghề nội trợ, phụ nữ cũng bình đẳng như nam giới, phải làm việc và đóng góp cho xã hội như mọi người”- Cô Sang - chủ nhiệm lớp 5A của tôi bảo thế.
Cô giáo chủ nhiệm tôi đã đúng! Xưa nay, nội trợ là công việc không tên mà những người như má tôi vẫn lặng lẽ làm mỗi ngày. Việc cô giáo chủ nhiệm tôi nói đó là: ra đồng làm ruộng, đi buôn bán hay bất cứ việc gì có thể làm được để nuôi sống bản thân và con cái. Và dĩ nhiên, cái việc lâu nay vốn lấy hết thời gian, sức khỏe và tuổi thanh xuân của má tôi là lo chợ búa, cơm nước, ăn uống giặt giũ cho cái gia đình 10 con người lớn bé đã không được cô giáo (mà chính xác là xã hội mới) xem là nghề. Bởi xã hội mới, không có nghề phục vụ không công cho người khác!
Câu chuyện của má tôi, có lẽ không phải là cá biệt. Cho dù có được xem là một nghề hay không thì cuộc đời của những người như má tôi vẫn vậy. Một tay vun vén cho gia đình đến trọn đời mà không một lời kêu ca.
Phụ nữ Việt Nam bây giờ thì khác! Họ hiện đại hơn nhiều.
Ba mẹ đi công tác xa, cô sinh viên nhà tôi vừa đi học, vừa nấu nướng, giặt quần áo, lau nhà…, tự chăm sóc cho 2 anh em. Nhưng nó sẵn sàng ngủ nướng đến 9 giờ sáng nếu hôm đó không có giờ học.
Xung quanh chỗ ngủ của nó có thể bộn bề mọi thứ từ sách vở, điện thoại, máy tính, đến gương, lược và bao thứ bà lằng nhằng. Thằng anh kêu ca suốt ngày, nó cũng mặc. Miễn sao cuối năm, nó lọt vào tóp 10% sinh viên được nhận học bổng của Trường Đại học Kinh tế quốc dân là được!
Để tiết kiệm thời gian, nó dùng tiền tôi cho để mua robot hút bụi. Nó bảo “cho đỡ tốn thời gian”.
Phụ nữ thời hiện đại là vậy. Họ bận rộn hơn nhiều, khi vừa phải làm người của xã hội với bao việc phải quan tâm mà không xao nhãng việc chăm sóc gia đình, dù xã hội bây giờ không còn quá định kiến về vai trò tề gia nội trợ của họ. Bởi vậy, với phụ nữ hiện đại, vấn đề là biết cách sử dụng thời gian, thói quen sinh hoạt một cách thông minh nhất để có thể làm tròn hai vai mà thôi.
Thay vì lên kế hoạch sinh hoạt theo ngày, phụ nữ bây giờ thường lên kế hoạch theo tuần. Họ chia các công việc lớn nhỏ, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc đó.
Hôm nay họ có thể làm việc đến tận đêm để hoàn thành công việc cơ quan giao để hôm sau, có thể về sớm, dành thời gian cho một hoạt động quan trọng nào đó của gia đình, bạn bè hoặc cho bản thân.
Phụ nữ hiện đại biết cách làm ra tiền và dùng tiền thuê dịch vụ hoặc mua máy móc làm thay mình những việc như dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn, giặt giũ quần áo… để tiết kiệm thời gian và công sức.
Họ sẵn sàng chi 100.000 đồng thuê một người dọn dẹp nhà cửa để có một ngày cuối tuần nghỉ ngơi thoải mái với chồng con, lấy lại năng lượng và kiếm được nhiều hơn số tiền đã bỏ ra. Họ biết cách mua thực phẩm đã sơ chế ở siêu thị về để làm một bữa cơm cho gia đình với chỉ 20- 30 phút, thay vì mất vài giờ nếu phải làm tất cả.
Họ có thể dùng robot hút bụi tự động mà không phải cầm vòi đi theo máy hút bụi. Họ dùng máy giặt, lò vi sóng, nồi áp suất và vô vàn tiện ích khác để làm mọi thứ nhanh gọn, hiệu quả.
Giỏi kiếm tiền, tận dụng tốt mọi tiện ích mà công nghệ mang lại để chăm sóc gia đình. Người phụ nữ hiện đại tự tin làm được nhiều điều hơn chúng ta tưởng.
Phụ nữ thời hiện đại cũng không mất thời gian cho những thứ vụn vặt, vô bổ. Họ miễn cưỡng tham gia các buổi tụ tập, hội hè. Thay vào đó là tận dụng mọi cơ hội để gặp gỡ những người mà họ cảm thấy thực sự quan trọng. Họ không ngồi lì vài ba tiếng trước ti vi để giết thời gian mà thay vào đó là ưu tiên ứng dụng công nghệ giúp mình không phải chờ đợi những thứ vô nghĩa.
Check in online trước chuyến bay để khỏi đến sân bay trước vài giờ; Mua hàng online để khỏi phải ra phố; Đặt xe hẹn tài xế đến đón vào giờ nhất định; Đặt lịch khám bệnh, nhận tư vấn sức khỏe qua mạng, thanh toán các loại hóa đơn, nhận, chuyển tiền qua hệ thống điện tử trên điện thoại… giúp họ tiết kiệm đáng kể thời gian.
Các hãng công nghệ tiên tiến trên thế giới đang nỗ lực đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của cuộc sống con người. Chiếm hơn 50% thế giới, nhu cầu của phụ nữ luôn là mục tiêu hướng đến của các hãng công nghệ mới.
Ứng dụng các thành tựu công nghệ để tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc vô nghĩa sẽ giúp phụ nữ có cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Tất nhiên, công nghệ nào cũng đều do con người làm ra. Không phải người phụ nữ nào trong xã hội hiện đại tay cũng cầm smartphone và biết dùng robot hút bụi, lau nhà. Không khí đầm ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình không thể mua bằng tiền và công nghệ.
Mặc dù ai cũng biết, sẽ vô cùng khó khăn để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc nếu các thành viên trong gia đình ấy luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn bần hàn. Sự chắt chiu tận tụy, bàn tay khéo léo cùng với đức hy sinh của người phụ nữ luôn là giá đỡ cho một gia đình hạnh phúc.
Vấn đề là những người đàn ông trên thế giới này ứng xử thế nào với một nửa của mình mà thôi!
Nguyễn Vân Thiêng
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, đấng mày râu đừng quên gửi lời chúc ý nghĩa, dạt dào tình yêu thương cho người vợ của mình nhé.
" alt=""/>Phụ nữ hiện đại: Làm ra tiền và dùng tiền mua dịch vụMàn rước dâu trên biển với chiếc ghe được kết từ 3000 bông hoa hồng gây choáng của chàng trai miền biển.
"Muốn họ nhà gái có những cảm nhận chân thật nhất về cuộc sống của người dân miền biển nên tôi đã rước 60 người nhà cô dâu lên ở trên một nhà bè lớn, giữa biển. Trước ngày trọng đại chúng tôi cùng nhau ăn uống, ca hát trên bè suốt đêm. Sáng hôm sau, màn rước dâu độc đáo đã diễn ra trước sự chứng kiến của quan viên hai họ. Tôi và Giang mất khoảng 8 phút lênh đênh ở biển, trên chiếc ghe kết bằng hoa hồng. Sau khi cập bờ, bạn bè mời chúng tôi bước lên chiếc xe chuyên dùng để đẩy tôm của người dân làng chài. Đó là những khoảnh khắc mà tôi và vợ sẽ không thể quên trong đời" - anh Ba Na nhớ lại.
![]() |
Kiệu hoa của cô dâu chú rể là chiếc xe đẩy tôm hàng ngày. |
Đám cưới đã thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều người dân xóm đảo. Họ cho rằng đây là lễ rước dâu cổ tích nhất mà mình từng chứng kiến. Anh Ba Na cho biết nhà gái rất vui và bất ngờ khi chứng kiến sự kỳ công của anh cho ngày trọng đại.
![]() |
Tình yêu gắn với biển được thể hiện trong ngày trọng đại của đôi bạn trẻ. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Chàng trai kết 3.000 bông hồng làm ghe rước dâu trên biển