Trường Giang hóa thân vào mộtchàng trai bị ma nữ nhập khiến anh cư xử như phụ nữ khi xuất hiện trong một cửahàng bán nội y.
Trường Giang hóa thân vào mộtchàng trai bị ma nữ nhập khiến anh cư xử như phụ nữ khi xuất hiện trong một cửahàng bán nội y.
“Tôi chọn câu chuyện về chị Võ Thị Sáu để làm chủ đề của MV bởi vì ngay từ đầu bối cảnh sáng tác ca khúc là từ Côn Đảo với những đêm trăng thanh vắng, với hàng phi lao vi vu tiếng hát, giữa hàng chục ngàn bia mộ của các anh hùng, liệt sĩ… rất linh thiêng, trầm lắng.
Hơn thế, chị Sáu là biểu tượng của sự hy sinh cao đẹp, bất khuất. Chị ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, vẫn còn trong trắng và trinh nguyên. Điều này đã mang lại cho tôi những sự xúc động và cảm phục thật sâu sắc. Và chị cũng chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam vừa dịu dàng, tinh khôi và vừa dũng cảm, kiên cường”, nhạc sĩ An Hiếu chia sẻ.
Điều đặc biệt là lần hiếm hoi Lan Anh - ca sĩ hàng đầu Việt Nam ở dòng nhạc thính phòng là người thể hiện ca khúc mới của nhạc sĩ An Hiếu. Nữ ca sĩ với giọng hát truyền cảm đã thể hiện hết chiều sâu của bài hát, đặc biệt ở những nốt cao trong đoạn vocal đòi hỏi kỹ thuật cao.
''Bản phối theo phong cách nhạc phim của Ngô Minh Hoàng. Họa sĩ Quỳnh Hoa rất tâm huyết với từng nét vẽ của mình, đã giúp cho hình ảnh và câu chuyện về chị Võ Thị Sáu hiện lên thật rõ nét, rất đẹp và có sức lay động, đồng thời có sự hòa quyện với ca từ và giai điệu. Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu đã dàn dựng, chỉ huy dàn hợp xướng với phần bè rất hiệu quả, góp phần nâng giọng hát của Lan Anh lên”, nhạc sĩ An Hiếu chia sẻ thêm.
Với ca khúc này, nhạc sĩ An Hiếu muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lớp lớp cha anh đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. “Tôi đã viết tác phẩm này như một nén tâm nhang thành kính dâng lên các anh hùng. Tôi mong muốn ca khúc truyền tải một thông điệp về cái giá của hòa bình và hậu thế hôm nay phải sống sao để xứng đáng với sự hi sinh cao cả của những người đã ngã xuống cho sự trường tồn của dân tộc”, nhạc sĩ An Hiếu nói thêm.
" alt=""/>Nhạc sĩ An Hiếu sáng tác ca khúc tri ân ngày 27/7Đó là một trong những kết luận được đưa ra tại Hội thảo "Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và thế giới" diễn ra mới đây do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Quỹ FES và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức.
Theo ý kiến của các chuyên gia được trình bày tại hội thảo, lợi thế dễ nhìn thấy của điện hạt nhân là hiệu suất cao, không tốn nhiều diện tích khi tính lượng điện được sản xuất tương ứng trên đơn vị diện tích sử dụng.
![]() |
Một nhà máy điện hạt nhân ở Đức. |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì điện hạt nhân không phải là loại năng lượng bền vững, không hề rẻ, không đảm bảo được an ninh năng lượng, không góp phần giảm thiểu phát thải và không phải là công nghệ năng lượng của tương lai.
Theo đó, các chuyên gia này cho rằng, chi phí thực cho “đầu tư xây dựng” nhà máy điện hạt nhân không bao gồm 12 loại chi phí phát sinh trong vòng đời dự án mà ngân sách nhà nước phải chi trả, và được thu từ người sử dụng năng lượng và người đóng thuế như chi phí hoàn thiện chính sách, chi phí mua nhiên liệu, chi phí phòng sự cố, chi phí tháo dỡ…
Không giống các nhà máy điện thông thường, khi hết tuổi thọ, nhà máy điện hạt nhân phải tốn thêm chi phí xử lý chất thải hạt nhân và chi phí tháo dỡ.
Theo kinh nghiệm của Đức, những chi phí này thậm chí còn lớn và tốn kém nhiều thời gian hơn chi phí và thời gian xây dựng nhà máy. Đây thực sự đang là áp lực lớn đối với chính phủ và người dân Đức.
Theo ông Klaus-Peter Dehde, Thị trưởng vùng Elbtau - một cộng đồng sống gần nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, cho biết Đức đã phải bỏ ra 15 tỷ EUR để hỗ trợ và vận hành các nhà máy điện nguyên tử, khoản tiền này không bao gồm các khoản chi phí đã phải chi ra và tới đây sẽ phải chi thêm cho việc lưu giữ rác thải hạt nhân. Nếu tính tổng thể thì phải lên đến hàng nghìn tỷ EUR.
Theo kế hoạch, tới năm 2022, Đức sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, do yếu tố kỹ thuật phức tạp, các nhà máy năng lượng hạt nhân thường xảy ra lỗi và sai sót. Thậm chí nếu không có vấn đề gì xảy ra trong một thời gian dài, các lò phản ứng vẫn phải dừng để bảo trì định kỳ, hoặc tái xây dựng từng phần để đảm bảo cầ các quy định về an toàn mới. Trong thời gian tạm dừng, có thể kéo dài nhiều tháng, vẫn phải đảm bảo độ ổn định của lưới điện và phải sản xuất các nguồn năng lượng thay thế khác.
Do đó, điện hạt nhân không đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngược lại, nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự cố đặc biệt trong điều kiện thiên tai bất thường và khi sự cố xảy ra thì gây ra thảm họa lớn khó có thể khắc phục. Hiện đây là loại năng lượng không công ty bảo hiểm nào tham gia đảm bảo 100%.
“Chúng tôi có đến thăm quan nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ tại Đức, trong thời gian vận hành họ đã phải dừng hoạt động khoảng 500 lần vì gặp phải sự cố”.TS. Sonja Schirmbeck – Phó trưởng đại diện FES, cho hay.
Bà Kanna Mitsuta, Chương trình Năng lượng và Hạt nhân, Tổ chức Những người bạn Trái đất – Nhật Bản cho biết: “Thiệt hại (chi phí ổn định, dọn dẹp và sửa chữa) từ tai nạn hạt nhân Fukushima ít nhất là 13 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 130 tỷ đô la Mỹ), và có lẽ sẽ lên đến hàng chục nghìn tỷ yên. Đa số các chi phí này sẽ gánh vác bởi thế hệ trẻ ngày nay và các thế hệ tương lai.”
Các chuyên gia cũng cho rằng, tăng sản xuất điện hạt nhân không giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Do việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều năm (trung bình 10 năm) trong khi không còn nhiều thời gian để giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng thêm không quá 1,5 độ C, nỗ lực tăng sản xuất điện hạt nhân để cứu hành tinh sẽ trở thành những nỗ lực muộn màng.
Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), điện hạt nhân chỉ có thể đóng góp 6% trong tổng lượng khí thải toàn cầu phải cắt giảm tính đến năm 2050.
Các chuyên gia này cũng cho rằng, điện hạt nhân điện hạt nhân không phải là một tiến bộ công nghệ. Rất ít các cải tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ bắt nguồn từ điện hạt nhân.
Ngược lại chi phí để sản xuất và nghiên cứu về điện hạt nhân có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khoa học khác hiệu quả hơn. "Tương lai không còn là của điện hạt nhân mà của năng lượng tái tạo" - kết luận của hội thảo khẳng định.
![]() |
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam. |
Từ đó, các chuyên gia bày tỏ lo ngại với những rủi ro, thách thức đối với việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam khi nhìn thấy tỉ trọng đóng góp của điện hạt nhân hiện không đáng kể (dự kiến 3,6% công suất vào năm 2030).
Bên cạnh đó, tính cấp thiết đối với việc đối với phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi.
Ở Việt Nam, nhu cầu về sản xuất điện hạt nhân đã giảm rõ rệt thể hiện trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Tuy nhiên, việc có xây nhà máy điện hạt nhân hay không vẫn còn đang chờ quyết định.
Cho dù chỉ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, tất cả các giải pháp về thể chế và cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên (từ việc xây dựng mới Luật tới cơ quan quản lý độc lập, cho tới kế hoạch di dời cho cộng đồng cũng như nơi lưu trữ an toàn chất thải hạt nhân) vẫn cần phải được thiết lập.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu sản xuất điện hạt nhân có thực sự là một đầu tư xứng đáng, có thể bù đắp cho các phí tổn phải bỏ ra để quản lý nó nhất là khi nguồn năng lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu điện quốc gia hay không.
Chưa rõ thời điểm khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận 1 và 2 được Quốc hội phê duyệt vào 11/2009. Theo đó, dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công vào cuối 2014 và hoàn thành vào năm 2020 với tổng công suất trên 4.000 MW. Vào giữa tháng 1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thời điểm khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận có thể phải lùi lại tới năm 2020. Trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2016, thời điểm chạy tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là năm 2028. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông K.B. Komarov - phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga cho biết, thời điểm khởi công NMĐHN đầu tiên của Việt Nam có thể là năm 2027 hoặc 2028 chứ không phải 2021 hay 2022 như dự kiến. |
7 lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc "sát nách" Việt Nam Hiện tại, 7 tổ máy của 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc với công suất hàng ngàn MW nằm sát biên giới phía Bắc của Việt Nam đã đi vào hoạt động. Có tổ máy nằm cách biên giới Việt Nam chỉ 50km. Thông tin được Bộ KHCN cung cấp tại cuộc họp báo đầu tháng 10. Theo ông Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM), hiện tại có 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Quảng Tây) với 2 tổ máy; nhà máy điện hạt nhân Xương Giang (trên đảo Hải Nam) với 2 tổ máy và nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (Quảng Đông) với 3 tổ máy đã đi vào hoạt động. "Trong đó nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành nằm rất sát Việt Nam, các điểm gần nhất của biên giới Việt Nam chỉ 50km" - ông Quang cho biết. "Theo lộ trình xây dựng thì tại các nhà máy này có thể xây dựng tới 6 tổ máy". Như vậy, khi cả 3 nhà máy này được xây dựng hoàn thiện, sẽ có tới gần 20 lò phản ứng hạt nhân nằm sát biên giới phía Bắc của Việt Nam. |
Lê Văn
" alt=""/>Điện hạt nhân: Lợi bất cập hại?Fanpage chính thức của ASEAN miêu tả về H'Hen Niê không chỉ được biết đến như một nữ hoàng sắc đẹp nổi tiếng và là một người mẫu thành công tại Việt Nam mà cô còn vô cùng được yêu mến bởi tính cách chân thành, giản dị cùng những dự án từ thiện vì cộng đồng trong suốt thời gian kể từ sau khi đăng quang đến nay. Fanpage chính thức của ASEAN cũng thông tin H'Hen Niê là đại sứ toàn cầu của Room to Read - một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc cung cấp các nguồn lực cho chương trình giáo dục và xóa mù chữ của trẻ em gái.
![]() |
Sau đó cô được bình chọn là "Timeless Beauty - Vẻ đẹp vượt thời gian" năm 2018. |
Việc H'Hen Niê được vinh danh trên trên fanpage chính thức của ASEAN đã khiến các fans sắc đẹp Việt Nam vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Không chỉ thế, các fans quốc tế trong khu vực cũng dành nhiều lời bình luận khen ngợi H'Hen Niê.
H'Hen Niê đại diện cho Việt Nam dự thi Miss Universe 2018 tại Thái Lan và giúp Việt Nam lập nên lịch sử khi lần đầu tiên lọt top 5. 2 năm sau cuộc thi, sức ảnh hưởng của H'Hen Niê vẫn để lại trong lòng các fans quốc tế sự yêu mến, ngưỡng mộ.
Không chỉ thế, sau cuộc thi H'Hen Niê còn được chuyên trang sắc đẹp Missosology bình chọn là 'Vẻ đẹp vượt thời gian - Timeless Beauty' khiến fans Việt vô cùng tự hào và cũng chứng tỏ sức ảnh hưởng của cô trên trường quốc tế.
Trở về Việt Nam sau cuộc thi Miss Universe 2018 và trao lại vương miện cho người kế nhiệm là Hoa hậu Khánh Vân, H'Hen Niê tiếp tục thực hiện sứ mệnh của một Hoa hậu với nhiều hoạt động từ thiện ý nghĩa, đáng ngưỡng mộ và là tấm gương sáng cho các cô gái trẻ noi theo.
(Theo VOV)
'Hồi xưa, nhà tôi có một chiếc xe cũ, cha hay dùng xe đó chở tôi đi học. Những khi ấy thế giới trước mắt mình chỉ toàn là tấm lưng của cha mà thôi', Hoa hậu H'Hen Niê tâm sự.
" alt=""/>H'Hen Niê được vinh danh là 'Niềm tự hào của Đông Nam Á'