Chiều 11/1, Thùy Tiên có buổi diễu hành trên một số tuyến đường ở TP.HCM trong sự hò reo vang dội của nhiều khán giả trẻ đi theo xe diễu hành. Họ mang theo cờ, banner, băng rôn ... và liên tục vẫy tay để cổ vũ cho tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021. Clip Thùy Tiên diễu hành trên đường phố TP.HCM:
Sau khi khi kết thúc diễu hành, đoàn xe dừng tại Nhà thi đấu Phú Thọ. Đây là nơi diễn hoa hậu có phần giao lưu chính thức với 3000 người hâm mộ.


Khoảng 18h, Thùy Tiên đã không giấu được sự xúc động và òa khóc ngay khi tiến vào Nhà thi đấu với sự cổ cũ của đông đảo khách mời và người hâm mộ. NTK Lê Thanh Hòa, người đẹp Ngọc Thảo có mặt tham dự buổi giao lưu.


Thùy Tiên cho biết rất sợ vì đăng quang hơn 1 tháng nên không biết khán giả đến chung vui với mình có đông hay không. Tuy nhiên, khi thấy khán giả ủng hộ mình rất đông tại sân khấu, cô vô cùng cảm động.
 |
Gia đình Thùy Tiên trên sân khấu. |
Phần gia đình nói về Thùy Tiên là món quà đặc biệt đơn vị tổ chức dành riêng cho tân hoa hậu. Trong đoạn video ngắn, người thân của Thùy Tiên chia sẻ rất nhiều điều thú vị về hoa hậu từ khi con nhỏ khiến người đẹp xúc động khóc. Thùy Tiên bất ngờ vì người thân ít khi phỏng vấn nên khi xem cô không kiềm chế được sự xúc động. Thùy Tiên thừa nhận không phải người bộc lộ cảm xúc ra ngoài nhiều, nhưng cô thực sự yêu thương gia đình. Gia đình tuy không sống cùng nhau nhưng không khí vẫn rất đầm ấm và hạnh phúc không như nhiều người đồn đoán thời gian qua.


Thùy Tiên chia sẻ sứ mệnh của một hoa hậu không chỉ là hình ảnh đẹp mà còn truyền cảm hứng giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Trên sân khấu, Thùy Tiên chia sẻ nhận bảo trợ cho 15 em bé và trao tặng vốn phát triển cho 20 phụ nữ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Ngoài ra, cô trao tặng học bổng cho học sinh nghèo và khu vui chơi ở địa bàn huyện Củ Chi. Cô sẽ trao tặng khu vui chơi ở tỉnh Cao Bằng ngày 20/1 sắp tới.
Phạm Vĩ - Hiệp Hà
Ảnh: Hòa Phạm

Thùy Tiên diễu hành trên đường phố TP.HCM mừng ngôi hoa hậu
Xe diễu hành in hình Thùy Tiên trên thân và sẽ di chuyển trên các tuyến đường tại quận trung tâm, sau đó sẽ di chuyển tới Nhà thi đấu Phú Thọ - nơi tổ chức chương trinh giao lưu với tân hoa hậu.
" alt=""/>Hoa hậu Thùy Tiên khóc nức nở khi giao lưu với 3000 khán giả
 nhắm vào việc kiểm soát, tấn công APT hoặc phổ biến hiện nay là tạo ra các mạng máy tính ma (Botnet) có quy mô lớn; cung cấp dịch vụ tấn công theo yêu cầu, tấn công từ chối dịch vụ...</p><table class=)
 |
Ông Hoàng Minh Tiến tại cuộc diễn tập về an ninh mạng sáng 29/9. Ảnh: Duy Vũ |
Dẫn số liệu 6 tháng đầu năm nay, ông Tiến cho biết dù các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam đã giảm 244 cuộc so với năm 2019 nhưng mức độ tinh vi và thiệt hại lại lớn hơn nhiều.
Thực tế cho thấy, không một tổ chức nào có thể đảm bảo an toàn 100% hệ thống thông tin và các chuyên gia, các cán bộ thực thi bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức không thể quán xuyến hết mọi vấn đề từ bảo đảm an toàn đến việc ứng phó khi xảy ra sự cố mất an toàn hoặc bị tấn công mạng.
Từ mô hình tổ chức đội ứng cứu sự cố bảo mật (CSIRT) trên thế giới, Việt Nam đã phát triển một mô hình riêng là Mạng lưới ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; thành lập Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia để tham gia ứng cứu xử lý các sự cố nghiêm trọng quốc gia, lãnh đạo Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Diễn tập ứng phó với sự cố tán công DDoS
Cuộc diễn tập ứng phó với sự cố tán công DDoS lần này có chủ đề “Thúc đẩy vai trò của Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin” được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng Make in Vietnam emeeting.
Theo ông Hoàng Minh Tiến, chương trình diễn tập lần này là hoạt động chính thức của Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia sau khi được kiện toàn vào hồi tháng 3 năm nay.
 |
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu VNCERT |
Mục tiêu là để tạo kênh trao đổi, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm an toàn, ứng cứu khi xảy ra sự cố giữa cơ quan điều phối quốc gia, Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia và các đầu mối ứng cứu sự cố của các bộ, ngành, các địa phương khi xử lý các sự cố nghiêm trọng.
Bổ sung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của lực lượng kỹ thuật chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan tổ chức trong tình huống phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ. Đồng thời nắm chắc các quy trình ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng và cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan để có thể ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Trưởng phòng ATTT thuộc Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc Phòng đánh giá, các cuộc tấn công thường xảy ra với quy mô lớn gây tổn thất nặng nề. Do đó, chúng cần phải được nghiên cứu, tổ chức luyện tập để sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công trong tương lai. Đây cũng là mục tiêu của cuộc diễn tập.
Chương trình diễn tập tổ chức theo hình thức diễn tập bàn tròn TTX (Table-Top-Exercise), được lồng ghép giữa quy trình và chia sẻ thông tin, cách xử lý dựa trên tình huống giả định tấn công từ chối dịch vụ vào hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia và các bộ, ngành, địa phương trong cơ chế có điều phối xử lý sự cồ của cơ quan điều phối quốc gia, tham gia ứng cứu xử lý của Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia; các đầu mối ứng cứu sự cố có liên quan, các nhà cung cấp dịch vụ với các tổ chức bị sự cố.
Tình huống diễn tập được đưa ra là hệ thống Dịch vụ công quốc gia có dấu hiệu bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) làm cho mọi hoạt truy cập đến hệ thống bị gián đoạn sau một thời gian toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ rơi vào tình trạng tê liệt.
Ngoài cổng dịch vụ công quốc gia, các cổng dịch vụ công của các địa phương và của các bộ ngành cũng đang có dấu hiệu rà quét, tấn công thăm dò.
VNCERT/CC phối hợp với Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia, với các ISP và các đơn vị vận hành các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động ứng phó, xử lý ở những điểm đang có sự cố, sẵn sàng các điều kiện phát hiện và ngăn chặn tấn công ở các điểm chưa bị tấn công.
Lãnh đạo Cục An toàn thông tin cũng kì vọng, chương trình diễn tập sẽ tiếp tục được phát triển sâu hơn, thực tế hơn. Các cán bộ, đầu mối ứng cứu sự số của các bộ, ngành, địa phương và thành viên mạng lưới tăng cường các hoạt động phối hợp đảm bảo an toàn thông tin, tham gia và góp ý cho Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng về những nội dung, giải pháp cần thực hiện để tăng cường đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin, nhất là trong thời kỳ cả nước thúc đẩy xây dựng Chính phủ số - Kinh tế số và xã hội số.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia đến từ Bộ tư lệnh 86, Trung tâm An toàn thông tin VNPT và Công ty An ninh mạng Viettel đã trình bày chuyên đề chuyên sâu về kỹ thuật cho các thành viên Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia và các cán bộ kỹ thuật tham gia diễn tập.
Duy Vũ

Tăng khả năng phòng thủ, ứng phó tấn công mạng thông qua diễn tập thực chiến
Để các đội ứng cứu có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống của đơn vị mình, Bộ TT&TT cho rằng, hoạt động diễn tập cần chuyển sang hình thức diễn tập thực chiến với phương thức, phạm vi và tính chất mới.
" alt=""/>Các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam ngày càng tinh vi hơn
Một giảng viên tiếng Anh của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã lừa sinh viên tổ chức thi lại để chiếm đoạt 214 triệu đồng.Ngày 16.3, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Văn Huyền (SN 1977, nguyên giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Theo tố cáo của sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, từ tháng 1.2011 đến tháng 1.2012, Huyền đã tổ chức dạy học và thi trả nợ môn tiếng Anh. Ông Huyền đã thu tiền dù trường không tổ chức học và thi lại cho các sinh viên này.
 |
Bị cáo Huyền (hàng đầu) tại tòa |
Theo báo cáo của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, sinh viên đã nộp cho Huyền 156 triệu đồng và 2.800 USD (tổng cộng là 214,8 triệu đồng).
Do sinh viên nộp tiền cho Huyền chứ không nộp cho trường nên nhà trường không tổ chức ôn tập, thi lại, dẫn đến sinh viên không được công nhận kết quả học tập môn tiếng Anh.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của sinh viên, nhà trường đã tổ chức xác minh, lập hội đồng kỷ luật ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với Huyền. Đồng thời, trường chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả điều tra cho thấy các sinh viên được Huyền thông báo thời gian, địa điểm học hoặc thông qua lớp trưởng. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM quy định sinh viên phải nộp tiền ôn tập, thi lại tại Phòng Tài chính - Kế hoạch nhưng sinh viên nộp trực tiếp cho ông Huyền. Bởi lẽ, ông Huyền nói rằng sau khi thu đủ sẽ nộp lại cho Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Các sinh viên tin tưởng vì nghĩ ông Huyền là giảng viên lâu năm, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh. Các sinh viên đóng phí mỗi môn học là 50 USD hoặc 100 USD. Sau khi tự tổ chức thi, ông Huyền thông báo kết quả đậu qua điện thoại hoặc email. Tất cả sinh viên nộp tiền đều được thông báo là đậu.
Ông Huyền đã trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các sinh viên. Tại tòa, ông Huyền thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Dự kiến ngày 22.3, TAND TP HCM sẽ tuyên án đối với cựu giảng viên tiếng Anh này.
Theo Phạm Dũng/ Báo Người lao động

Cho học sinh nghỉ để thầy cô đi giao lưu, hiệu trưởng bị cảnh cáo
Cho học sinh nghỉ học giờ hành chính để thầy cô đi giao lưu, Hiệu trưởng Trường THPT Ba Đình - bị cảnh cáo.
" alt=""/>Cựu giảng viên đại học 'gài bẫy' hàng chục sinh viên