










Hà Lan

Hà Lan
Thông tin dự án hầm chui qua sông Hàn đã làm giá BĐS khu vực Sơn Trà nóng lên từng ngày, nhà đầu tư đã đua nhau thu gom quỹ đất lớn quanh khu vực cầu chui sẽ đi qua. Cùng với đó, là Đà Nẵng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án công viên Đại Dương Sơn Trà (Sơn Trà Ocean Park) ở khu vực bán đảo Sơn Trà (thuộc P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà), giao cho Tập đoàn Sungroup làm chủ đầu tư khiến cho BĐS khu vực này tăng đột biến đầu tháng 3 năm 2017. Điển hình, mặt tiền đường Trần Thánh Tông trong đầu năm 2016 rao bán từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng/lô, tùy vị trí nhưng không ai mua, đến cuối tháng 2 được thổi lên với giá 2,8 tỷ đồng/lô, tăng 100%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay rớt xuống còn khoảng 2 tỷ đồng/lô.
Tương tự, dọc đường Vân Đồn, trước thời điểm có thông tin cầu qua sông Hàn, giá chỉ dao động từ 9-10,4 triệu/m2 nhưng đến cuối tháng 2-2017 giá đã vọt lên đến 26 triệu đồng/m2; đường Chu Huy Mân, trước thời điểm thông tin có dự án hầm chui có giá dao động 9-10 triệu đồng/m2, đến cuối tháng 2-2017, giá giao dịch 26 - 28 triệu đồng/m2 và hiện nay 20 triệu đồng/m2 nhưng không ai mua...
![]() |
Hàng loạt lô đất trống dọc 2 bên đường Chu Huy Mân được giới đầu tư đẩy giá mua đi bán lại. |
Mức tăng và giảm sốc nhất, đó là các lô đất xung quanh UBND P. Nại Hiên Đông, dọc đường Vương Thừa Vũ và đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc. Cụ thể, trước khi chưa có thông tin cầu hầm chui chỉ 600 triệu đồng có thể mua 1 lô đất bên cạnh UBND P. Nại Hiên Đông với diện tích 5x14m, đến cuối tháng 2-2017 giao dịch 1,6 tỷ đồng/lô và hiện tại nhà đầu tư rao bán 1,2 tỷ đồng nhưng vẫn không bán nổi. Tương tự, đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc đầu năm 2016 giá 450 triệu đồng/lô, cuối tháng 2-2017 giá 2,1 tỷ đồng/lô và đến tháng 3-2017 giảm mạnh xuống còn 1,7 tỷ đồng/lô...
Rõ ràng trước khi thông tin Đà Nẵng sẽ xây dựng hầm chui qua sông Hàn đã xuất hiện “làn sóng” đầu tư BĐS tại một số khu vực Sơn Trà. Nhiều nhà đầu tư đổ xô đi mua đất khu vực Q. Sơn Trà nơi dự án đi qua với mục đích đón đầu hoặc “ăn theo” dự án hầm chui đến nay đã phải nhận “quả đắng” khi giá đất ở khu vực này đang đi xuống mạnh và không có ai hỏi mua.
Một minh chứng cho thấy, các lô đất nơi đây được nhà đầu tư lùng sục mua bằng mọi cách, mặc dù giá đã được đẩy lên rất cao. Đơn cử, ngày 20-1-2017, Trung tâm dịch vụ bán đầu giá tài sản thành phố tổ chức bán đấu giá 122 lô đất đường Chu Huy Mân, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Vân Đồn, Hồ Hán Thương thuộc khu TĐC Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà nhưng thu hút hàng trăm cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá và những người trúng đều trả giá cao gấp đôi so với giá khởi điểm. Cụ thể, 12 lô block B2.6 đường Trần Nhân Tông, giá khởi điểm 17,4 triệu đồng/m2 nhưng đấu giá được nhà đầu tư mua với mức giá 25 triệu đồng/m2, thậm chí có lô giá 30 triệu đồng/m2. Hay 8 lô B2.4 đường Chu Huy Mân, P. Nại Hiên Đông 2 giá khởi điểm 11,43 triệu đồng/m2, khi đấu giá lên đến 25 triệu đồng/m2,...
Đại diện nhà đầu tư cho biết, kể từ khi có thông tin dự án hầm chui qua sông Hàn sẽ được triển khai đã tạo “cú hích” tâm lý cho BĐS tại một số khu vực. Hệ quả của việc đầu tư ăn theo các siêu dự án là giá đất tại một số khu vực Sơn Trà “nhảy múa” liên tục.
Cũng chính vì đấu bằng mọi giá nên nhiều nhà đầu tư đang “dở khóc, dở cười” vì “món hàng hời”. Nhà đầu tư Thái cho biết, cuối tháng 1-2017, tham gia đấu trúng một số lô đất dọc theo đường Chu Huy Mân với giá khởi điểm 11,43 triệu đồng/m2 nhưng qua đấu giá với giá gần 21 triệu đồng/m2. Tại thời điểm đó, mức giá đó có thể là hợp lý nhưng đến thời điểm này thì lỗ to rồi!
Ông Nguyễn Đức Phú, chủ dịch vụ địa ốc Triệu Phú (trên đường Chu Huy Mân) cho biết, khu vực này sốt lên từ khi có thông tin thành phố sẽ xây hầm chui qua cầu sông Hàn giới đầu tư đổ về lùng sục mua, giá đất cứ tăng lên hàng ngày, nhưng kể từ khi thông tin hầm chui chưa được Chính phủ phê duyệt ngay lập tức giá đất khu vực nơi đây xẹp xuống nhanh chóng, giao dịch trầm lắng, nhiều nhà đầu tư đã đặt cọc chấp nhận bỏ cọc để cắt lỗ... Chỉ tay vào hàng loạt lô đất trống trên đường Chu Huy Mân ông Phú cho hay, hàng trăm lô đất dọc 2 bên đường này cứ sang đi sang lại kiếm lời chứ có ai mua để làm nhà đâu!
“20 ngày nay không giao dịch được 1 lô nào chỉ biết ngồi chơi xơi nước, mặc dù giá đã giảm mạnh xuống từ 20–30% so với thời điểm đầu tháng 3”. Đó là lời than vãn của ông Sự, chủ dịch vụ địa ốc trên đường Vân Đồn (gần nơi hầm chui dự kiến đi qua). Theo ông Sự, nếu như trước đây cứ có lô nào khách hàng gửi bán ngay lập tức được nhà đầu tư mua ngay nhưng nay thì người bán gửi nhiều nhưng người mua thì không thấy đâu, thậm chí có một số khách đã đặt cọc 50–100 triệu đồng/lô đành chấp nhận bỏ cọc...
Dự án cầu chui qua sông Hàn chưa biết khi nào triển khai, song hàng loạt nhà đầu tư đổ về tranh mua, tranh bán khiến giá đất nơi đây tăng nóng trong thời gian qua dẫn đến “bong bóng BĐS” là điều khó tránh khỏi trong thời điểm hiện nay.
Theo CAĐN
" alt=""/>Bất động sản “dở khóc dở cười” theo... hầm chui!Ta khuyên các ngươi:
Làm học sinh trường này mà học kém thì phải biết tức, nghe các bạn được khen thì phải biết đua. Đừng lấy việc đánh bài làm tiêu khiển, hoặc lấy việc khích nhau làm chuyện vui đùa. Hoặc vui thú kẹo cao su, hoặc quyến luyến bỏng ngô, hoặc thích ô mai, hoặc mê bánh rán…, lo ăn quà mà quên giải toán, ham đánh bóng mà trốn vẽ bản đồ.
Nếu ngày mai đi thi thì mẹo đánh bài không giải được bài Lý, trò khích nhau không dịch nổi Anh văn. Kẹo cao su không thể an ủi mẹ cha, bỏng ngô ngon không thể vui lòng cô giáo. Nước mắt chảy dài, miệng kêu ân hận, phỏng có kịp không?
Ta khuyên các ngươi:
Hãy lấy câu “Học càng nhiều càng ít” để tự răn mình. Lấy câu “Biển học vô bờ” làm điều nhắc nhủ. Phải dùi mài Toán, Văn, Lý, Sử… để lớp ta, trường ta, người người đều giỏi, ai cũng lấy được bằng son. Tình bạn càng thêm thắm thiết. Lưu bút có nhiều điều để ghi.
Thuở ấy, vật chất tuy không dồi dào nhưng tình người thì giàu vô tận. Tình thầy trò, tình bạn bè, tình cảm của phụ huynh với nhà trường… đong đầy, ngất ngây. Các thế hệ học sinh Marie Curie nối tiếp nhau trưởng thành, đi đâu cũng tự hào về ngôi trường tuổi thơ thân thương.
Xã hội phát triển, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn; thầy trò Marie Curie có điều kiện thuận lợi để giúp đỡ những hoàn cảnh đang thiếu thốn, khó khăn.
Những năm 1996, 2010 và 2020, bão lụt đã cuốn đi và nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà, hàng trăm trường học ở miền Trung. Đồng bào miền Trung gian lao mà anh dũng. Những chuyến xe đầy ắp áo quần, sách vở, bút mực, gạo, tiền… của thầy trò Marie Curie đã kịp đến với đồng bào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Thầy trò miền Trung gặp thầy trò Hà Nội mừng mừng, tủi tủi. Bão lũ có thể cuốn đi nhiều thứ nhưng tình người thì còn mãi với non sông!
Nối vòng tay lớn đến tận miền Tây Nam Bộ. Thầy trò Marie Curie chủ động góp tiền xây hai cây cầu: “Cầu 7 Khao” và “Cầu Kinh Ông Huyện” ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trẻ con đi học, người lớn đi làm trên những cây cầu xi măng, cốt thép rộng rãi và vững chắc, thay cho những cây “cầu khỉ” ọp ẹp, chênh vênh…
Năm 2021, hưởng ứng đề án “Một tỷ cây xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thầy trò trường Marie Curie đã chung tay với bà con xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trồng được 2 vạn cây Sa Mộc. Năm tới sẽ tiếp tục trồng 2-3 vạn cây nữa để có “Khu rừng Marie Curie” ở biên cương Tổ quốc, góp phần giữ đất, giữ nước.
Tháng 8 vừa qua, hàng trăm bộ sách giáo khoa, hàng vạn cuốn sách truyện đã đến với học sinh Mèo Vạc trước thềm năm học mới. Chương trình “Sách cho em” của học sinh Marie Curie sẽ giúp các bạn học sinh miền núi không còn “đói con chữ”…
Hai năm vừa qua, các cô bé, cậu bé trường này từng bớt từ vài chục nghìn ăn sáng cho đến đập lợn đất để có ba, bốn mươi triệu đồng gửi tới các bác sỹ, các cô chú bộ đội, công an trên tuyến đầu chống dịch, góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19. Phụ huynh cùng con chế biến bánh mỳ, cùng con mua gạo, mua trứng… ủng hộ bà con gặp khó khăn khỏi việc đứt bữa.
Những bài học về tình người của thầy cô, những lời căn dặn về lòng nhân ái của bố mẹ đã lớn lên cùng chúng tôi, các thế hệ học sinh Marie Curie. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
NHÂN ÁI!
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm một ngày mới để yêu thương.
Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ, chương trình được tổ chức mỗi năm một lần, mỗi lần thu gom trong vòng 3 ngày ở các xã trên địa bàn huyện. Trung bình mỗi năm khoảng 7 - 8 tấn rác thải nguy hại được người dân mang đến đổi hơn 6.000 cuốn vở cho học sinh. Sau 5 năm thực hiện, huyện đã thu gom được hơn 40 tấn rác thải nguy hại từ người dân tham gia chương trình này.
![]() |
Người dân đổi rác thải nguy hại lấy sách vở |
Chương trình thực hiện với mục tiêu nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen vứt rác thải ra môi trường; đồng thời, tận dụng những rác thải bỏ đi, quy đổi ra sách vở cho học sinh học tập. Rác thải sẽ được quy đổi theo từng loại. Ví dụ: Một cuốn vở đổi lấy 3 cục pin đèn loại lớn hoặc 10 cục pin loại nhỏ; bóng đèn dài 1,2 mét sẽ đổi được 1 cuốn vở...
Ông Phan Hoàng Anh, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ cho biết: Trước đây, những vỏ chai thuốc sâu, bóng đèn, pin cục... sau khi dùng xong, ông thường gom chung với rác thải hằng ngày để gom cho xe rác hoặc vứt thẳng ra môi trường. “Bây giờ, những loại rác thải nguy hại tôi gom vào một chỗ, chờ thông báo của chính quyền địa phương là tôi mang đi đổi. Đổi rác vừa có quà vừa có lợi cho mình lại vừa bảo vệ môi trường nên tôi đã tự tập cho mình thói quen phân loại rác trước khi đem đi bỏ”, ông Phan Hoàng Anh chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, nhân viên thu gom rác thải, từ khi Chương trình Đổi rác thải nguy hại lấy sách vở được triển khai, bà con hưởng ứng rất tích cực. Những thói quen vứt bỏ vỏ chai hoặc các chất thải bừa bãi giảm đáng kể, thay vào đó là những bao, thùng chứa chất thải được phân loại để gọn gàng.
![]() |
Người dân đem rác thải nguy hại đã được phân loại đến để đổi sách vở |
Đặc biệt, huyện Cẩm Mỹ là địa phương thuần nông, có nhiều trang trại chăn nuôi, nhiều khu trồng trọt chuyên canh nên lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật được tiêu thụ nhiều, dẫn đến số lượng vỏ chai, bao bì thải ra môi trường nhiều. Do đó, đây là một trong những cách làm rất hiệu quả khiến người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Theo nhận định của nhiều người dân, tuy giá trị của những phần “quà” đổi được không lớn, nhưng ý nghĩa của chương trình rất đáng quý, bởi nó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải, bảo vệ môi trường. Từ đó, giúp người dân được sống trong môi trường ngày càng trong lành khi các chất thải nguy hại đã được thu gom và tập trung về đúng nơi quy định để xử lý.
Bà Nguyễn Thị Xuân Viên, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ, Chương trình Đổi rác thải nguy hại lấy sách vở được thực hiện hằng năm, mỗi năm một lần. Tất cả rác thải thu gom được từ người dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp với các công ty, đơn vị môi trường, xử lý rác thải trên địa bàn huyện xử lý theo đúng quy trình.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Viên, Chương trình này diễn ra sau một thời gian dài đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân. Chương trình không chỉ giúp người dân nhận biết được đâu là rác thải nguy hại và những tác hại của nó nếu không được xử lý mà vứt ra môi trường; đồng thời, còn làm thay đổi thói quen vứt rác, phân loại rác thải góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Theo TTXVN
- Đó là một trong những nội dung được Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trường trên địa bàn triển khai hoạt động đầu năm học 2019-2020.
" alt=""/>Đổi rác thải nguy hại lấy sách vở cho học sinh ở Cẩm Mỹ