Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM,nhà trường yêu cầu tân sinh nhập học phải nộp các khoản phí bắt buộc như: Học phí đại học chính quy tạm thu 14 triệu; Lệ phí nhập học (bao gồm thẻ sinh viên tích hợp thẻ ngân hàng và thẻ thư viện, giấy xác nhận sinh viên) 280.000 đồng; Lệ phí thư viện đại học chính quy cả khóa học 690.000 đồng.
Tân sinh viên cũng đóng tiền giáo trình, tài liệu số nhà trường biên soạn phục vụ học tập 800.000 đồng; Bảo hiểm y tế bắt buộc (15 tháng) 850.000 đồng; Gia tăng băng thông truy cập thông tin trực tuyến, Wifi học tập: 500.000 đồng; Lệ phí kiểm tra tiếng Anh đạt trình độ đầu vào (sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh không kiểm tra tiếng Anh đầu vào) 345.000 đồng; Lệ phí kiểm tra Tin học đầu khóa (nếu sinh viên kiểm tra đạt được cấp chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản, đủ điều kiện học Tin học ứng dụng và đủ điều kiện thi chuẩn đầu ra Công nghệ thông tin nâng cao) 445.000 đồng.
Ngoài ra, các khoản đóng tuỳ chọn như: Bảo hiểm toàn diện (4 năm) 280.000 đồng; Học phí kỹ năng mềm dành cho sinh viên hệ chính quy chuẩn (2 tín chỉ) 600.000 đồng; Học phí Tiếng Anh chuẩn đầu ra bậc 3/6 (dành cho sinh viên chính quy chuẩn) tùy chọn 4.500.000 đồng và các khoản nếu ở ký túc xá từ 2,52 triệu đến 6,25 triệu cho thời gian 5 tháng.
Tân sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đối với chương trình tiêu chuẩn các ngành: Thiết kế nội thất, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử- viễn thông, Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật hoá học, Công nghệ sinh học, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông... đóng 15,9885 triệu đồng.
Trong đó, học phí tạm thu học kỳ 1 là 14,52 triệu, chi phí nhập học 300.000 đồng, chi phí thi xếp lớp tiếng Anh đầu vào 300.000 đồng, Chi phí bảo hiểm y tế 850.000 đồng, Bảo hiểm tai nạn 18.000 đồng, Chi phí khám sức khỏe 38.600 đồng.
Đối với nhóm ngành 2 là Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kế Toán tân sinh viên đóng 14,168 triệu đồng, trong đó học phí 12,7 triệu đồng.
Đối với chương trình chất lượng cao tân sinh viên phải đóng 25 đến 29 triệu, bao gồm học phí 1 học kỳ từ 20-24 triệu đồng, học phí tiếng Anh tạm thu 7 triệu đồng và các khoản chi phí khác.
Sới chương trình liên kết đào tạo quốc tế, tân sinh viên đóng 31-42 triệu, bao gồm học phí 1 học kỳ và học phí tiếng Anh tạm thu.
Chương trình đại học bằng tiếng Anh tân sinh viên đóng 31 đến 42 triệu đồng.
Tân sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ phải đóng 30 triệu đồng trong đó học phí tạm thu là 32 triệu, lệ phí đầu năm 1,6 triệu.
Cũng theo trường này nếu tân sinh viên được nhận học bổng tuyển sinh – toàn phần (miễn 100% học phí) chỉ nộp 1,6 triệu đồng. Nếu tân sinh viên được nhận học bổng tuyển sinh – bán phần (miễn 50% học phí) nộp 17,6 triệu đồng.
![]() |
Chiếc xe 387 của hãng National Express. Ảnh: Dailystar |
Một bà mẹ có mặt trên xe lúc đó cùng với con cô ấy kể lại rằng, những hành vi trên đã ‘hủy hoại ngày nghỉ của cô ấy, và khiến cho các con cô khóc như mưa’. Đồng thời người lái xe lúc đó ‘đã không làm gì hết’, mặc cho nhiều đứa trẻ trên chuyến xe lúc đó cảm thấy kinh khủng.
“Tôi nghĩ Jeremy Kyle sẽ sốc với hành vi những người này. Trên chuyến xe khởi hành từ Blackpool tối qua, có nhiều túi rác với các lon bia vứt khắp nơi trên xe, các ‘hành động người lớn’, hành vi phản cảm xã hội trên xe và tài xế chẳng làm gì ngăn chặn điều đó, khi có lũ trẻ trên xe buýt”, bà mẹ trên trả lời kênh Birmingham Live cho biết. “Đây là sự ô nhục khủng khiếp. Đứa con bé hơn của tôi đã sợ hãi trước những tiếng động trên, trong khi một đứa khác khóc và nói rằng ngày nghỉ của nó đã bị hủy hoại”, bà mẹ này nói thêm.
Trong một thông báo sau đó, hãng xe National Express cho biết, tất cả những hành khách có các hành vi không chuẩn mực trên chuyến xe 387 trên sẽ bị hãng này cấm phục vụ. “Những hành vi lệch với chuẩn mực xã hội không thể chấp nhận được và sẽ bị xử lý. Chúng tôi cảm ơn tới nhưng hành khách đã tố cáo những hành vi trên cho chúng tôi biết”.
Tuấn Trần
" alt=""/>Cặp đôi ngang nhiên 'mây mưa' trước mặt nhiều người trên xe buýtMặc dù so với cùng kỳ quý I/2020, cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam có giảm 20%, song nếu tính từ đầu năm 2021 đến nay, số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng nhẹ.
Cụ thể, trong tháng 3/2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 491 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 8,15% so với tháng 2/2021. Trong đó, số sự cố tấn công Malware là 180, còn tấn công Phishing và Deface lần lượt là 164 và 147.
Tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam được ghi nhận là 326 sự cố trong tháng 1/2021, tăng 3,49% so với tháng trước đó. Con số này trong tháng 2/2021 là 454 sự cố, tăng 39,26% so với tháng đầu tiên của năm nay.
Thống kê của Cục An toàn thông tin còn cho thấy, sau 8 tháng liên tục giảm, trong tháng 3/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) đã tăng nhẹ, lên con số 1.021.545 địa chỉ, tăng 11,34% so với tháng 2/2021.
Tuy nhiên, tính chung trong quý I/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet vẫn giảm 37,44% so với quý I/2020 và giảm 14,39% so với quý IV/2020.
Theo phân tích của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, nguyên nhân số cuộc tấn công mạng và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong botnet tăng nhẹ trong tháng 3/2021 là do các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng vẫn đang tăng cường lợi dụng nhu cầu sử dụng mạng Internet của người dùng ngày một gia tăng cũng như sự quan tâm của người dân tới thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19. Vì thế, số cuộc tấn công Phishing và Malware vào các hệ thống đã được các nhóm tin tặc gia tăng để lừa đảo, phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép.
Năng lực đảm bảo an toàn thông tin của cơ quan nhà nước đã được nâng cao
Trước đó, chia sẻ với ICTnews, Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cũng đã cho biết, trong năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng đáng kể các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng. Dù vậy, trên thực tế do xác định được sớm vấn đề nên chúng ta cũng đã có những bước chuẩn bị và thực thi hiệu quả hơn trong 2020 để giảm thiểu tối đa những nguy cơ trước khi gây ra thiệt hại.
Với riêng khối cơ quan nhà nước, theo đánh giá của NCSC, mặc dù trong một năm vất vả nhiều mặt, nhiều việc cần phải giải quyết, tuy nhiên năm 2020 lại là một năm công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam có nhiều điểm sáng.
Một điểm sáng nổi bật là các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng đã có bước tiến mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tại các bộ, ngành, địa phương. Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, 100% các bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành triển khai cơ bản trung tâm Giám sát và điều hành an toàn an ninh mạng (SOC) và kết nối với hệ thống của Trung tâm NCSC.
Về góc độ các doanh nghiệp, làn sóng “Make in Việt Nam” cũng trở thành kim chỉ nam để các doanh nghiệp an toàn thông tin tiến tới làm chủ công nghệ lõi, mang sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tiên tiến ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, năm 2020 cũng ghi nhận nhiều đơn vị phát triển các giải pháp an toàn thông tin dựa trên nền tảng AI, Big Data, Machine learning với khả năng tự phòng vệ, tự phản ứng.
![]() |
Theo các chuyên gia, xu hướng làm việc online cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, nhất là Ransomeware, Phishing. |
Dự báo về xu hướng tấn công mạng nổi bật năm nay, vị đại diện NCSC cũng đã chia sẻ, với diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.
Thậm chí, ngay cả khi giai đoạn hoạt động của dịch Covid-19 được kiểm soát vào năm 2021, những mối đe dọa an ninh liên quan đến Covid-19 vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian dài sau đó. Các đối tượng xấu sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vaccine, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp, tổ chức đang đẩy mạnh chuyển đổi số ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục cho tới du lịch, thương mại… cũng đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho vấn đề đảm bảo an toàn bảo mật.
Để đảm bảo an toàn thông tin mạng, thời gian tới Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Vân Anh
Trong gần 1 triệu vụ tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu được Trung tâm An toàn thông tin mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ ghi nhận, cảnh báo và xử lý hằng năm, tấn công bằng phương thức khai thác lỗ hổng chiếm hơn 87%.
" alt=""/>Quý I/2021: Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam giảm 20%