Tư thế ngủ tốt nhất là tư thế khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất (Ảnh minh họa: Otump).
Tư thế ngủ lành mạnh là gì?
Tư thế ngủ lành mạnh nhất đối với bạn sẽ là tư thế thoải mái nhất, giúp bạn chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Harris cho biết: "Không có cách ngủ nào là tốt nhất. Đó là bất kỳ tư thế nào có tác dụng với bạn để hạn chế cơn đau và giúp bạn cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ".
Ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa thường được coi là lành mạnh hơn ngủ sấp, tư thế này có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như đau lưng. Các bác sĩ rất coi trọng tư thế ngủ nghiêng trong y học giấc ngủ.
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên, bác sĩ chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, các thống kê cho thấy rằng có hơn 60% số người ưa thích nằm nghiêng khi ngủ. Đến tuổi trưởng thành, sở thích nằm nghiêng khi ngủ càng thể hiện rõ rệt.
Thời gian ở tư thế nằm nghiêng tăng lên theo độ tuổi. Tuổi càng cao người ta có khuynh hướng ngủ ở tư thế nằm nghiêng và ít nằm ở tư thế ngửa hơn. Hay nói cách khác, khi còn nhỏ, chúng ta chia nhỏ giấc ngủ của mình bằng cách ngủ ở tất cả các tư thế, nhưng khi trưởng thành, sở thích ngủ nghiêng xuất hiện nhiều hơn.
Độ linh hoạt của cột sống giảm khi chúng ta già đi, điều này có thể khiến tư thế ngủ nghiêng thoải mái hơn đối với người lớn tuổi.
Ngủ nghiêng mang lại một số lợi ích. Nó thúc đẩy sự liên kết cột sống khỏe mạnh và là tư thế ngủ ít có nguy cơ gây đau lưng nhất, đặc biệt là khi được hỗ trợ bằng gối.
"Tư thế ngủ tốt nhất cho bệnh đau cột sống thắt lưng là nằm nghiêng với gối hoặc chăn lót giữa hai đầu gối. Ngủ nghiêng cũng có thể làm giảm các triệu chứng đối với những người bị đau cổ.
Đặc biệt, nằm nghiêng còn tốt cho tình trạng đau lưng ở những người cao tuổi, người thừa cân béo phì, bị ngáy khi ngủ và phụ nữ có thai", BS Nguyên nói.
Tuy nhiên, nằm ngửa và nằm nghiêng cũng có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng sức khỏe nhất định, ví dụ như trào ngược axit hoặc các vấn đề về vai. Và tư thế ngủ sấp có thể tốt hơn cho một số người bị ngưng thở khi ngủ.
Về cơ bản, tư thế ngủ lành mạnh nhất sẽ phụ thuộc vào sức khỏe cá nhân của bạn.
Tuy nhiên, những tư thế ngủ này thường được khuyến nghị cho các tình trạng sau:
- Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng đau lưng hoặc đau cổ
Các chuyên gia lưu ý rằng nếu bạn bị đau lưng hoặc đau cổ, điều quan trọng là phải chọn tư thế ngủ giúp giảm áp lực lên cột sống. Các chuyên gia lưu ý rằng nằm ngửa thường là tư thế tốt nhất giúp giảm đau lưng và giữ cho cột sống thẳng hàng miễn là bạn có điểm tựa tốt dưới cổ.
Theo Phòng khám Mayo, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ hoặc khăn cuộn dưới đầu gối để giảm áp lực lên phần lưng dưới.
Các chuyên gia lưu ý rằng ngủ nghiêng, với sự hỗ trợ thích hợp, cũng có thể giúp giảm đau lưng hoặc đau cổ. TS Harris nói rằng: "Hãy đảm bảo rằng bạn có chiếc gối phù hợp dưới cổ để lấp đầy khoảng trống giữa vai và đầu".
Việc đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối cũng có thể giúp cột sống và hông thẳng hàng và giảm đau.
"Nói chung, ngủ nằm sấp không lý tưởng cho sức khỏe cột sống", BS Augelli nói.
"Gối cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Trong khi những người ngủ nằm ngửa và nằm nghiêng nên chọn gối có chiều cao trung bình, thì những người ngủ nằm sấp lại muốn điều ngược lại, tức là gối phẳng hoặc không gối", TS Harris giải thích.
- Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy ngủ
Ngủ nghiêng hoặc nằm sấp thường tốt hơn cho những người có vấn đề về hô hấp liên quan đến giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ vì những tư thế này giúp duy trì đường thở thông thoáng.
BS Augelli cho biết: "Bạn thường sẽ thở tốt hơn nếu ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, hoặc kết hợp cả hai tư thế này so với ngủ nằm ngửa".
Ngủ nằm ngửa thường được coi là tư thế tệ nhất đối với chứng ngưng thở khi ngủ.
- Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng trào ngược axit
BS Augelli lưu ý ngủ nghiêng về bên trái thường có lợi nhất cho những người bị trào ngược axit và có thể giúp giảm các triệu chứng. Trào ngược axit mãn tính có thể dẫn đến GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản).
Hai tình trạng này thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Các chuyên gia lưu ý rằng việc sử dụng gối để nâng phần thân trên hoặc kê đầu lên cũng có thể làm giảm chứng ợ nóng vào ban đêm.
Nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ có thể làm tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn.
- Tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai
Các chuyên gia lưu ý rằng ngủ nghiêng được coi là thoải mái và có lợi nhất trong thai kỳ. TS Harris cho biết bạn có thể ngủ nghiêng về một bên, nhưng nhiều bác sĩ khuyên bạn nên ngủ nghiêng về bên trái khi mang thai vì tư thế này được cho là giúp cải thiện lưu lượng máu.
BS Augelli lưu ý rằng gối dành cho bà bầu hoặc gối hình chữ U, nằm giữa hai đầu gối và hỗ trợ bụng và lưng, có thể giúp duy trì tư thế ngủ nghiêng thoải mái.
Nhìn chung, phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp.
Tư thế ngủ nào là không lành mạnh nhất?
Các chuyên gia lưu ý rằng tư thế ngủ không lành mạnh nhất là bất kỳ tư thế nào gây ra nhiều đau đớn nhất, làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố bất lợi hoặc làm gián đoạn giấc ngủ.
Nhìn chung, nằm sấp có xu hướng là tư thế ngủ tệ nhất đối với chứng đau lưng hoặc đau cổ, trong khi nằm ngửa có xu hướng là tư thế tệ nhất đối với chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy ngủ và cả hai đều không lý tưởng cho thai kỳ hoặc trào ngược axit.
Mặc dù nằm nghiêng là tư thế được nhiều người ưa chuộng, nhưng nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau vai ở bên bạn nằm, các chuyên gia lưu ý.
" alt=""/>Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏeBệnh nhân điều trị tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).
TS.BS Hải cho biết, bệnh tim mạch rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ trong vòng 6 tháng chẩn đoán ung thư lên đến 4,7%, cao hơn 2 lần so với bệnh nhân không có ung thư (2,2%). Nếu là bệnh ung thư phổi hay giai đoạn ung thư muộn, nguy cơ trên càng cao hơn.
Có 43% bệnh nhân ung thư tinh hoàn gặp tình trạng tăng huyết áp, so với 31% bệnh nhân nam bình thường. Ung thư tinh hoàn cũng liên quan đến tình trạng tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa, béo phì và rối loạn lipid máu.
Với bệnh nhân ung thư vú, 87% trường hợp có yếu tố nguy cơ tim mạch. Còn ở bệnh nhân ung thư phổi, nguy cơ tử vong vì tim mạch sẽ tăng 30% nếu việc xạ trị hướng về tim. Ở bệnh nhân ung thư là trẻ em, nếu có bệnh tim mạch thường chỉ sống dưới 40 tuổi, mốc tuổi sớm hơn gần 8 năm so với dân số chung.
Theo TS.BS Hải, nếu ung thư làm tăng nguy cơ biến cố và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tim mạch, thì người bị bệnh lý tim mạch cũng dễ xuất hiện ung thư mới mắc. Khi nhận ra sự kết nối giữa ung thư và tim mạch sẽ có ý nghĩa lâm sàng trong việc chẩn đoán, điều trị.
Các bác sĩ cho rằng, hai bệnh lý tim mạch và ung thư có bằng chứng kết nối với nhau (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Cụ thể, khi tiến hành điều trị ung thư, bác sĩ phải xem xét xác suất độc tính với tim, như loại thuốc hóa trị dự định sử dụng, loại thuốc hóa trị dùng trước đó, liều dùng của thuốc.
Trước khi hóa trị, cần theo dõi các bệnh lý tim mạch cụ thể của bệnh nhân, như suy tim, bệnh cơ tim do hóa trị, bệnh van tim nặng, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp... để có cách kiểm soát.
Song song đó, cũng cần theo dõi tuổi và các yếu tố nguy cơ tim mạch, như tiền căn gia đình, tiền sử bệnh thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh nhân có hút thuốc lá, béo phì hay không...
Báo cáo viên kết luận, để nhận diện đúng tình trạng, phân loại chính xác mức độ độc tính cho tim khi điều trị ung thư ở mức thấp, trung bình hay cao, cần có sự phối hợp hội chẩn giữa chuyên gia tim mạch và ung thư, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Hoàng Hải cho biết, trong quá trình điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người mắc nhiều bệnh nền, muốn đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, không chỉ của bác sĩ điều trị trực tiếp mà còn cần sự tham gia của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, dược sĩ, điều dưỡng, chế độ dinh dưỡng...
Hội nghị khoa học năm nay diễn ra sau một năm dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, với số lượng 53 bài báo cáo trong 9 phiên chuyên đề như Ngoại khoa, Sản - Phụ khoa, Tim mạch, Ung thư, Gây mê hồi sức..., tăng hơn so với khi dịch bùng phát. Điều này cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong giai đoạn nhiều biến động, vừa không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
" alt=""/>Căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, rất nhiều người bị ung thư mắc phảiKý ức - tài sản vô giá của cuộc đời
Ký ức là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mang đến ý nghĩa và cảm xúc cho cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh Alzheimer, sợi dây ấy dần trở nên mong manh. Căn bệnh không chỉ lấy đi những ký ức quý giá mà còn gây rối loạn hành vi và cảm xúc, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người bệnh và gia đình.
Nhiều gia đình chia sẻ rằng, khi có người thân mắc bệnh Alzheimer, cuộc sống gần như bị đảo lộn. Một người con kể rằng, từ khi mẹ chị phát bệnh, gia đình đã phải đối mặt với áp lực tài chính, thời gian và sức lực để chăm sóc. Nỗi đau tinh thần khi chứng kiến mẹ mình dần lãng quên ký ức cũng trở thành gánh nặng lớn.
Dù vậy, sự hỗ trợ từ cộng đồng vẫn chưa đủ mạnh mẽ, khiến nhiều gia đình cảm thấy cô đơn trong hành trình chăm sóc người thân.
"A Bit More": Giảm nhẹ gánh nặng, lan tỏa yêu thương
Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn ký ức và sự cô đơn mà người bệnh cùng gia đình đối mặt, Công ty TNHH Eisai Việt Nam phối hợp với Hội Thần kinh học Việt Nam (VNA) triển khai dự án "A Bit More" (Thêm một chút). Dự án không chỉ nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh Alzheimer mà còn khuyến khích tầm soát và phát hiện sớm bệnh Alzheimer. Tiếp cận kịp thời có thể giảm thiểu tác động nghiêm trọng của bệnh, không chỉ bảo vệ những ký ức quý giá mà còn giảm gánh nặng cho người chăm sóc.
Những hoạt động thú vị trong chuỗi sự kiện "A Bit More" tại Bệnh viện 30/4.
Trong hai năm qua, dự án đã tổ chức các buổi hội thảo y khoa với các chuyên gia thần kinh hàng đầu, cung cấp kiến thức và tạo cơ hội chia sẻ cho gia đình bệnh nhân. Đồng thời, dự án cũng phối hợp với các tổ chức, bệnh viện, và cơ sở y tế địa phương để thực hiện thăm khám và tư vấn miễn phí cho nhóm người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer, nhấn mạnh tầm quan trọng của sàng lọc và phát hiện sớm để đảm bảo điều trị hiệu quả.
TS.BS Trần Công Thắng - Chủ tịch Hội Bệnh Alzheimer và Rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam chia sẻ: ""Chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Đây là chìa khóa để bảo vệ ký ức của người bệnh. Điều này đòi hỏi không chỉ gia đình, mà cộng đồng cần đồng hành, yêu thương, và hỗ trợ người bệnh; mang đến không chỉ giải pháp y tế, mà còn sự yêu thương chân thành để người bệnh cảm thấy an toàn và được bảo vệ".
Hành trình xây dựng cộng đồng yêu thương
Dự án "A Bit More" không chỉ đơn thuần là chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer mà còn là hành trình lan tỏa tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc đối với người bệnh và gia đình.
Với biểu tượng sắc tím, dự án tạo ra không gian kết nối qua các hoạt động như "Tiệm cafe ký ức" - nơi người bệnh và người thân có thể cùng tạo nên những kỷ niệm mới qua các workshop nghệ thuật và chụp ảnh lấy liền. Đây không chỉ là nơi lưu giữ ký ức mà còn là môi trường an toàn để cộng đồng hiểu và chia sẻ cùng người bệnh.
Với sắc tím biểu tượng, dự án đã tạo nên không gian kết nối thông qua những hoạt động độc đáo.
Dự án cũng mở rộng hợp tác với các đối tác y tế hàng đầu như Hội Thần kinh học Việt Nam, Bệnh viện 30/4, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh và gia đình. Những sự hợp tác này không chỉ cung cấp giải pháp điều trị hiệu quả mà còn giảm bớt những khó khăn trong quá trình chăm sóc người bệnh Alzheimer.
Hướng tới hệ sinh thái chăm sóc toàn diện
Ông Yuki Inoue, Tổng giám đốc Eisai Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi kỳ vọng dự án A Bit More sẽ không chỉ dừng lại ở nâng cao nhận thức, mà còn tạo ra những hành động thiết thực, mang lại sự hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh và gia đình. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện, kết nối những cánh tay yêu thương để đồng hành cùng người bệnh Alzheimer và gia đình bệnh nhân".
Ông Yuki Inoue, đại diện Eisai Việt Nam chia sẻ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Trong những năm tới, Eisai Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các tổ chức uy tín, không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc y tế và đồng hành cùng xã hội trong việc xây dựng một cộng đồng già hóa bền vững tại Việt Nam. Dự án "A Bit More" không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer, mà còn mở rộng các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, mang lại tình yêu thương và sự đồng hành cho người bệnh.
" alt=""/>Chung tay vì người bệnh Alzheimer: Thêm yêu thương, giữ trọn ký ức