Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 14/11 vừa ban hành Thông tư 10/2016/TT-BVHTTDL sửa đổi và bãi bỏ một số điều chưa hợp lý của Thông tư 01/2016-BVHTTDL (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017), trong đó không còn đề cập đến nội dung cấm người mẫu, người đẹp đoạt danh hiệu chụp và phổ biến ảnh khoả thân trên mạng viễn thông.
![]() |
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2016 trong phần thi trình diễn bikini (Ảnh minh họa). |
Cụ thể, Thông tư 10 bãi bỏ khoản 1, điều 3 của Thông tư 01 quy định hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu. Theo đó, những người mẫu, người đẹp, người tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sẽ không bị ràng buộc bởi quy định cấm chụp và phổ biến ảnh khoả thân trên mạng viễn thông.
Thông tư 10 cũng quy định bãi bỏ một số nội dung khác của Thông tư 01 như về nội dung, hình thức đề án tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; về các trường hợp không cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu...
Trước đó, Thông tư số 01 đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận khi đưa ra quy định cấm người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu thực hiện, phổ biến, lưu hành: Chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm, vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông; có hành động, phát ngôn không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật, vô ý hoặc cố ý phổ biến trên phương tiện truyền thông hay ngoài xã hội gây hậu quả xấu…
Khi Thông tư số 01 được ban hành, không ít người đẹp, nghệ sĩ, nhiếp ảnh và một số nhà chuyên môn đã bày tỏ sự lo ngại quy định này sẽ là rào cản đối với nghệ thuật chụp ảnh, tranh khỏa thân của Việt Nam.
Theo Dân Trí
" alt=""/>Bỏ quy định cấm người mẫu, hoa hậu chụp ảnh khoả thân trên mạng xã hộiBa nhóm giải pháp gồm: Các ngành, địa phương đổi mới mô hình tăng trưởng để góp phần tăng thu ngân sách hàng năm; Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển và cuối cùng là sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt để thu hút nguồn lực tài chính, đầu tư.
Bốn phương án huy động nguồn lực được ông Khắng lần lượt liệt kê. Thứ nhất, các ngành xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm đến 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực để đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có đường sắt tốc độ cao. "Tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo", ông Khắng nói.