Mấy người đàn ông không đi làm, ra ngoài quán tạp hoá trong khu trọ, gọi ly nước mát, tay cầm điếu thuốc ngồi hút, tám chuyện. Bên cạnh, những đứa trẻ từ 2-12 tuổi ngồi bệt xuống đất chơi. Đứa cầm điện thoại xem clip thiếu nhi, đứa được mẹ cho mấy nghìn mua kẹo, nước ngọt uống. Vài đứa lớn tuổi hơn đứng canh không cho em nghịch bùn đất.
Hôm chúng tôi đến là thứ Năm nhưng các em không đi học. Anh Dũng, 40 tuổi cho biết, xóm trọ có gần 100 em nhỏ nhưng chỉ mấy em được đi học, còn lại học chỉ đến lớp 1, lớp 2 là ở nhà trông em, đi bán vé số hoặc nhặt ve chai với bố mẹ. Có mấy em, học mãi không xong bảng chữ cái nên buộc phải nghỉ ở nhà.
Vợ chồng anh Dũng có hai con, bé gái 12 tuổi, bé trai 5 tuổi. Anh làm thợ hồ, vợ đi bán vé số, thu nhập bấp bênh nên không cho con tới trường. “Con đi học, ngoài học phí, sách vở phải có người đưa đón. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, phải thuê người đưa con đi nên tốn kém hơn”, ông bố hai con nêu lý do.
Hằng ngày, bé Diệu, con gái anh đi bán vé số với mẹ. Còn bé trai, cứ bố mẹ và chị đi làm thì ở nhà chơi với mấy bạn nhỏ trong xóm.
![]() |
Những đứa trẻ chơi đùa trong phòng trọ của anh Dũng. |
Bà Linh ở phòng bên có 5 cháu cả nội và ngoại. Các cháu tuổi từ 1-12 tuổi nhưng đều không đi học.
Bà cho biết, từng đăng ký cho cháu đi học ở trường, ở lớp học từ thiện nhưng không ăn thua.
“Tụi nó học mãi bảng chữ cái không xong. Học chữ này quên chữ kia. Cô giáo chỉ riết cũng mệt. Ở nhà dạy cũng không vô, chán quá tôi cho nghỉ”, người phụ nữ năm nay 60 tuổi nói.
Trả lời câu hỏi: 'Không biết chữ, tương lai các cháu sẽ ra sao?', bà Linh đáp: 'Thì đi làm phụ hồ, bán vé số, nhặt ve chai như ba mẹ nó'. Nói xong, bà cho các cháu 10 ngàn đồng đi mua nước ngọt uống.
Chị Ánh, hiện 31 tuổi, lấy chồng khi tuổi 17. Sau đó, chị lần lượt sinh 4 con, ba gái một trai nên kinh tế khó khăn. Bé Su, dù rất thích đi học nhưng là chị cả nên phải ở nhà trông em cho mẹ đi làm. 12 tuổi, em chưa đọc được chữ cái.
Trong bốn đứa con của chị Ánh, chỉ có bé thứ hai là đang học lớp 4. Hai bé còn lại, bé 6 tuổi, bé 4 tuổi ở nhà chơi với chị, tự lấy giấy bút ra viết chữ nguệch ngoạc.
“Vợ chồng tôi ở trọ, chỉ có tạm trú, các con chưa có giấy khai sinh nên phải đi học trường tư, tốn kém đủ thứ”, người mẹ quê Long An nói. Chị cho biết, thời gian tới sẽ đăng ký cho các con đi học lớp miễn phí do các thầy cô thiện nguyện đến dạy. Su biết mặt chữ, đọc và tính được sau này có thể đi làm công nhân.
![]() |
Trong bốn đứa con của chị Ánh, chỉ có bé thứ hai là đang học lớp 4. |
Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Mỗi tháng đi bán, bà lời được hơn 3 triệu đồng, đóng tiền nhà, tiền học cho cháu, còn một ít hai bà cháu phải ăn tiêu dè xẻn.
Bắp thích học Toán và Tiếng Việt. Em nói, ở lớp có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, được ăn cơm với thịt, với cá, canh xương. Em cũng thích đi học để sau này trở thành cô giáo, mặc áo dài, đứng trên bục giảng.
“Tôi lớn tuổi rồi, tiền tích lũy không có nên khó có thể lo cho nó. Nó chỉ được học đến lớp 5 thôi”, bà Ánh, bà cố ngoại Bắp nói.
Nghe thế, cô bé 6 tuổi phụng phịu: “Con sẽ đi bán vé số để có tiền đi học. Con đi thăm ba, ba nói gắng học vài bữa nữa ba về sẽ lo cho con”.
Đi học về, chỉ kịp thay bộ quần áo đồng phục em nhanh chóng đi rửa mặt, phụ bà cố nấu cơm ăn. Buổi chiều em sẽ theo bà cố đi bán vé số mưu sinh.
![]() |
Số trẻ em ở Xóm Củi được học rất ít. Thậm chí, có những bé lớn tuổi nhưng không biết chữ. |
Ông Nguyễn Văn Khá, tổ trưởng tổ dân số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, xóm trọ nơi anh Dũng ở có từ năm 1999 đến nay. Những người ở đây là dân tứ xứ, chỉ có đăng ký tạm trú.
Ông Khá cho biết, họ là dân lao động nghèo, làm thợ hồ, ve chai, bán vé số, thu nhập bấp bênh. Số trẻ em trong xóm được đi học rất ít, đa số các em chỉ học tới lớp một, lớp hai là nghỉ. Có em lớn tuổi nhưng không biết chữ. Vừa qua, phường đã xuống khảo sát và hỗ trợ làm giấy khai sinh cho các bé được đi học ở trường.
* Tên một số nhân vật đã thay đổi
Câu được cá, cần thủ có thể mang về hoặc bán cho chủ thả lại xuống ao để lấy tiền lãi.
" alt=""/>Xóm ngụ cư Sài Gòn: Con muốn đi học để được ăn cơm với thịt cáSức khỏe của người tuổi Tuất trong năm 2019 được nhận định là ổn định và rất tốt.
" alt=""/>Lấy chồng thuộc con giáp này an tâm hưởng phúc, càng già càng giàuVạn Lý Trường Thành - công trình nhân tạo là niềm tự hào của người Trung Hoa suốt hàng ngàn năm nay vẫn hiên ngang đứng vững cùng thời gian.
Bức tường thành được xây bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 với mục đích bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục.
![]() |
Vạn Lý Trường Thành - niềm tự hào của người Trung Hoa, thách thức thời gian “ngàn năm không đổ” |
Nhiều người lầm tưởng rằng, sở dĩ Vạn Lý Trường Thành bền vững tới ngày nay vì được người xưa sử dụng những vật liệu quý hiếm phức tạp xây dựng nên.
Trên thực tế, một bí mật bất ngờ đó là, người Trung Quốc cổ đại đã trộn gạo nếp - một loại thực phẩm quen thuộc của người Á Đông vào vữa, khiến công trình kiên cố bất chấp những trận động đất cực mạnh.
![]() |
Vữa trộn gạo nếp đã tạo nên loại vật liệu xây dựng đặc biệt, giúp công trình bền vững, ổn định tính vật lý, có sức bền cơ học lớn hơn |
Khi trùng tu phần tường thành ở Tây An, các chuyên gia phát hiện ra loại vữa xây thành có phản ứng với thuốc thử như gạo nếp. Phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Cũng theo nhóm nghiên cứu, gạo nếp có những đặc tính vật lý ổn định hơn, có sức bền cơ học lớn hơn, qua đó phù hợp trở thành hỗn hợp xây dựng với công trình cổ đại.
![]() |
Các chuyên gia nhận thấy, loại vữa trộn gạo nếp cũng xuất hiện tại một số công trình thành quách cổ đại khác ở Trung Quốc |
Ngoài ra, chất liệu gạo nếp cũng giúp các đoạn nối tại một số khu vực trở nên kín tới mức ngay cả cỏ dại cũng không mọc xuyên qua nổi. Có thể thấy, đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bật nhất trong lịch sử cổ đại.
Ngoài Vạn Lý Trường Thành, các chuyên gia cũng phát hiện ra người xưa đã tận dụng loại vữa gạo nếp để xây dựng lăng mộ, thành quách. Một số công trình cũng tồn tại tới ngày nay, thậm chí đứng vững ngay cả khi bị nhiều trận động đất tác động.
Dù vữa gạo nếp rất chắc chắn, nhưng vốn được coi là sản phẩm xa xỉ xưa kia, nên nó không được sử dụng rộng rãi. Trước thời nhà Thương, hỗn hợp chất kết dính dùng trong xây dựng chủ yếu làm từ rơm khô trộn bùn. Sau thời Tống, Nguyên, vữa gạo nếp mới được dùng đại trà.
![]() |
Vạn Lý Trường Thành ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch hút khách bậc nhất Trung Quốc |
Vạn Lý Trường Thành ngày nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất của Bắc Kinh nói riêng cũng như Trung Quốc nói chung.
Bức tường thành nổi tiếng được tham quan nhiều nhất hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647 và xây thêm 25 tháp canh.
Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.
" alt=""/>Bí mật khiến Vạn Lý Trường Thành thách thức thời gian 'ngàn năm không đổ