Những ngày gần đây, không hiểu sao anh hay nhớ về quá khứ, ngày mình còn yêu nhau, ngày mình về chung dưới một mái nhà, ngày em chuyển dạ lúc giữa đêm, đau đớn nhiều khiến anh hoảng sợ.
Anh nhớ ngày mình gặp nhau, em xinh tươi và giản dị như một đóa hoa mọc dại ven đường. Em sinh ra ở quê, lớn lên trong cơ cực nên tính tình chịu thương chịu khó. Mình gặp nhau, hai đứa đều chưa có gì ngoài tình yêu và hai bàn tay trắng.
Em khổ nhiều rồi, anh không muốn kéo dài sự nghèo khó của cuộc đời em nếu lấy anh. Nhưng em bướng bỉnh không chịu nghe lời với lý do "em thấy nhiều người lấy chồng giàu nhưng cũng đâu hạnh phúc". Em nói không sai, anh chịu thua em một bước.
Mình bắt đầu cuộc sống vợ chồng trong căn nhà trọ 13m2. Cả hai đều làm công nhân, thu nhập không nhiều. Những hôm không tăng ca, anh tranh thủ chạy xe ôm kiếm thêm đồng rau đồng muối. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng luôn vui vẻ vì chúng mình thương nhau.
Anh nhớ ngày em báo tin có thai, cả hai nhìn nhau, mắt ngân ngấn nước vì hạnh phúc. Tình yêu của chúng ta đã đơm quả ngọt. Nghĩ đến mỗi khi đi làm về có con nhỏ chạy ra đón, những bữa cơm có con nhỏ ngồi bi bô nghịch phá, niềm hạnh phúc như dâng trào.
Em chuyển dạ sớm hơn ngày dự sinh tới 10 ngày. Hôm đó đang giữa đêm, em đập anh dậy bảo hình như em vỡ ối rồi. Trong lúc cả hai còn hoang mang, những cơn đau bắt đầu kéo đến. Anh chở em bằng xe máy đến viện. Trên đường, mỗi lúc cơn đau kéo đến, anh phải dừng xe để ôm lấy em. Anh cũng biết chuyển dạ sẽ rất đau, nhưng nhìn em khóc gào khiến anh hoảng sợ.
Giây phút cô y tá bế con ra trao vào vòng tay anh, đất trời như nở hoa dưới mặt trời chiếu rọi. Con gái bé nhỏ, khuôn mặt thanh tú và xinh đẹp giống em vô cùng. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng, việc làm cha lại đem lại niềm hạnh phúc lớn lao như vậy.
Vợ chồng mình cứ thế, cùng nhau chăm chỉ làm ăn, chứng kiến con gái ngày một lớn. Vì kinh tế không dư dả, cả hai lần lữa việc sinh thêm con. Anh nghĩ con ít hay nhiều không quan trọng bằng việc nuôi dạy con một cách đủ đầy, chu đáo.
Anh nhớ ngày vợ chồng mình chuyển về ngôi nhà mới xây. Căn nhà cấp 4 tuy nhỏ nhưng là thành quả của nhiều năm hai vợ chồng chắt chiu dành dụm, cộng với sự hỗ trợ của hai bên nội ngoại.
Ngày đầu tiên bước vào căn nhà, em chậm rãi sờ từng bức tường, ngắm nghía từng góc nhà rồi hát khẽ một câu gì đó. Anh nhìn em, cảm thấy có lỗi vì đã không thể xây cho em một ngôi nhà sớm hơn.
Rồi một ngày, em nói rằng em muốn sinh thêm một đứa nữa. Em sợ con gái chỉ có một mình, sau này sẽ cô đơn. Sinh thêm một đứa con để sau này con mình có chị có em mà nương tựa. Ước mơ giản dị đó của em còn chưa kịp thực hiện, chúng ta đã phải nhận cái "án tử" giáng xuống đời anh.
Anh không biết mình bị bệnh cho đến khi cảm thấy quá mệt mỏi và sút cân nhanh. Căn bệnh ung thư phổi đã gặm nhấm cơ thể anh bao lâu, nay di căn khắp cơ thể. Bác sĩ nói, bệnh phát hiện quá trễ, không còn khả năng điều trị, chỉ có thể dùng phương pháp giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống.
Anh từ chối điều trị, chỉ mong những ngày cuối đời có thể dành thời gian trọn vẹn cho em và con. Những ngày ấy, anh đã chìm trong tuyệt vọng.
Vợ của anh thì không thế. Người phụ nữ nhỏ bé và nhiều lo sợ, khi đối diện khó khăn lại mạnh mẽ đến không ngờ. Chính em đã truyền cho anh động lực sống. Em chỉ khóc một lần vào ngày anh phát hiện bệnh, sau đó không khóc lần nào nữa. Em động viên anh, còn hay kể chuyện hài em đọc trên mạng. Nhìn em cố tỏ ra vô lo, nói cười, anh thắt ruột vì thương.
Anh chẳng còn đủ sức để làm gì, chỉ có thể nằm, thỉnh thoảng cố gắng đi lại vào ra, cắm cho em nồi cơm, nhặt cho em mớ rau mỗi khi em tan ca về muộn. Anh cũng không tỏ ra buồn bã nữa, bởi không muốn em bận lòng.
Những lúc ở nhà một mình, nằm nhìn ra khung cửa sổ, thấy trời xanh cao, anh ước gì có phép màu để anh khỏe mạnh trở lại. Anh muốn đưa em đi Đà Lạt, nơi em ước ao đến một lần trong đời. Anh muốn nhìn con gái lớn lên. Anh muốn cùng em già đi theo năm tháng. Có nhiều điều anh muốn làm cùng em, vậy mà chẳng còn cơ hội nữa.
Cả một đời làm vợ anh, cả một đời em vất vả. Không biết có bao giờ em cảm thấy hối hận vì đã lấy anh chưa? Có lần, trong giấc ngủ chập chờn của những cơn đau, anh nghe em thì thầm: "Nếu có kiếp sau, chúng ta vẫn là vợ chồng nhé".
Em à, anh nghe người ta nói rằng, kiếp này mình gặp nhau là do có duyên nợ từ kiếp trước. Kiếp này, coi như mối duyên nợ với anh, em đã trả đủ. Kiếp sau mình không gặp nhau nữa em nhé.
Anh chỉ mong em gặp một người tốt hơn anh, có thể lo cho em một cuộc sống đủ đầy, nhàn nhã. Và quan trọng hơn, họ sẽ không bỏ em mà đi để em một mình ở lại giữa ngổn ngang lo toan.
Nếu có kiếp sau, anh nhất định sẽ không lấy em làm vợ nữa.
Theo Dân Trí
Gương chiếu hậu là bộ phận thường bị các đối tượng xấu hướng đến. Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn.
Đang chạy lòng vòng quanh tìm kiếm thì anh Long nhìn thấy một hàng dài ôtô đang đỗ sát vỉa hè. Vui mừng vì tìm được chỗ gửi xe, anh nhanh chóng xếp gọn chiếc Innova vào.
“Người giữ xe ghi cho tôi một tờ phiếu không khác gì thẻ giữ xe máy, rồi bảo cứ yên tâm, chỗ này trước giờ giữ xe rất an toàn”, anh Long kể lại.
Nào ngờ khi quay lại chỉ vài tiếng sau đó, anh phát hiện cặp gương chiếu hậu của chiếc Innova đã không cánh mà bay.
“Tôi hỏi người quản lý thì anh này cho biết chắc lúc đó đi ăn cơm nên không để ý”, anh Long bức xúc.
Theo anh Long, điểm giữ xe này cũng chỉ chấp nhận đền bù vài trăm nghìn đồng sau khi bị anh gây áp lực. Tuy bực mình nhưng vì cần đi gấp cho kịp giờ, anh cũng phải “cắn răng” chấp nhận cho qua chuyện.
May mắn hơn anh Long, nhiều người chỉ bị mất cắp các chi tiết nhỏ, không giá trị bằng như logo hay cần gạt nước.
“Tôi chỉ biết xe mình bị trộm mất cần gạt nước khi gặp trời mưa. Thật sự quá bất ngờ vì không nghĩ có ai lại lấy trộm cần gạt nước”, chị Xuân Dung (TP.HCM) kể lại.
Chị Dung cho biết có thể đã bị mất cắp khi chị đưa xe vào một bãi đỗ cạnh tòa nhà chung cư người quen.
“Ở đó chỉ có một người trông giữ, lại không có camera nên tôi cũng không thể kiểm tra lại xem ai là thủ phạm”, chị Dung than thở.
![]() |
Nhiều bãi xe tự phát còn chiếm dụng vỉa hè trái phép. Ảnh minh họa: Việt Hùng. |
Chuyện xảy ra đã lâu nên chị Dung cũng không nghĩ đến việc đòi đền bù từ người gửi. “Hơn nữa tôi cũng không cầm phiếu gửi xe vì nghĩ chỉ đỗ tạm trong vài chục phút”, chị Dung cho biết.
Nữ chủ xe sau đó phải liên hệ với hãng, đợi thêm vài tuần mới có cần gạt nước lắp đặt cho xe.
Bên cạnh gương chiếu hậu hay cần gạt mưa, các logo trước/sau xe, camera lùi cũng thường xuyên là nạn nhân của các đối tượng trộm cắp.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng và báo chí, các đối tượng trộm cắp phụ tùng ôtô thường đi theo nhóm từ một đến hai người, sử dụng các đồ nghề đơn giản như tuốcnơvít và lợi dụng thời điểm đêm tối hoặc vắng người để ra tay.
Trao đổi với Zing, anh Nguyễn Vĩnh, chuyên viên tư vấn của một công ty bảo hiểm tại TP.HCM, cho biết nhà bảo hiểm vẫn có thể chấp thuận bồi thường các bộ phận bị mất cắp trên ôtô như gương chiếu hậu hay cần gạt nước.
“Tuy nhiên chủ xe cần phải chấp thuận chi thêm cho điều khoản bổ sung liên quan đến mất cắp bộ phận khi mua bảo hiểm ôtô thì mới đủ cơ sở để công ty bảo hiểm tiếp nhận yêu cầu xử lý bồi thường”, anh Vĩnh lưu ý.
Theo anh Vĩnh, chủ xe cũng được yêu cầu trình giấy xác nhận của Công an địa phương về vụ mất cắp cho công ty bảo hiểm, cũng như hình ảnh chứng thực từ camera lắp đặt tại hiện trường.
![]() |
Bảo hiểm vẫn sẽ tiếp nhận yêu cầu bồi thường nếu hợp đồng bảo hiểm có điều khoản bổ sung mất cắp bộ phận trên xe. Ảnh minh họa: Vũ Huỳnh. |
Anh Vĩnh cũng thừa nhận quy trình yêu cầu xử lý bồi thường các bộ phận mất cắp trên ôtô mất khá nhiều thời gian, trong khi chi phí ban đầu mà chủ xe phải trả cho điều khoản bổ sung cũng khá lớn.
Do vậy anh Vĩnh cho biết không nhiều khách hàng của anh chọn phương án đòi bồi thường từ bảo hiểm khi bị mất cắp gương chiếu hậu hay cần gạt nước.
Anh Bá Long, người từng bị trộm “vặt” mất cặp gương chiếu hậu trong câu chuyện kể trên, cho biết vì khu vực của điểm giữ xe tự phát kia không có gắn camera nên anh không thể có hình ảnh làm bằng chứng phục vụ cho quy trình yêu cầu bồi thường mặc dù đã có mua bảo hiểm.
“Tôi tự bỏ tiền túi để mua cặp gương mới từ hãng gắn vào cho nhanh rồi còn tiếp tục công việc tài xế của mình nữa”, anh Long cho biết.
Từ kinh nghiệm bản thân, tài xế này cũng khuyên các chủ xe nên tìm kiếm những bãi đỗ xe uy tín, có trang bị camera giám sát và tốt nhất nên sở hữu hệ thống quản lý ra vào bằng thẻ từ để giảm thiểu rủi ro cũng như thuận tiện trong quá trình giải quyết sự cố khi cần thiết.
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong phim, Lương Thế Thành vào vai Phong - người yêu của Hải Yến. Phong là chàng trai trẻ tốt bụng hiền lành kinh doanh homestay du lịch. Trong một lần tình cờ lang thang trên đồi cát, Phong giúp đỡ Yến khi cô gặp tai nạn vì đi tìm màu cát mới. Dần dần hai người nảy sinh tình cảm.
Chuyện tình yêu với Phong, khúc mắc gia đình với cô chị Phương, và tình yêu với tranh cát sẽ được Yến giải quyết, tháo từng nút thắt trong bộ phim.
Bộ phim Màu cátđược quay ở nhiều vùng miền của đất nước với bối cảnh chính tại Ninh Thuận, Bình Thuận, hứa hẹn có những đại cảnh làm mãn nhãn người xem.
Theo đạo diễn Nhâm Minh Hiền, Màu cátđược thực hiện hậu kỳ rất công phu và trau chuốt từ tất cả các khâu. Đây cũng là bộ phim khá đặc biệt khi được thực hiện trong mùa dịch Covid, gặp nhiều khó khăn.
"Tôi nhớ rằng gần 90% anh em và diễn viên đều phải tạm ngưng để điều trị bệnh. Diễn viên chính Nhật Hạ còn bị viêm ruột thừa và phải mổ cấp cứu khi đang ghi hình trên đồi cát Nam Cương", đạo diễn chia sẻ.
Ngoài ra, để có những thước phim đẹp, cặp đôi Nhật Hạ và Lương Thế Thành thậm chí đã ngất xỉu phải tiếp nước và sơ cấp cứu khi thực hiện những cảnh quay trên đồi cát dưới thời tiết khắc nghiệt. Cả ê-kíp làm phim vận chuyển trên đồi cát với trang thiết bị máy móc cũng hết sức khó khăn.
Chia sẻ về vai diễn mới, Nhật Hạ cho hay: "Tôi rất mừng vì gần 1 năm sau ngày đóng máy, cuối cùng phim cũng được trình làng. Màu cátmang giá trị xã hội rất cao với những câu chuyện tình yêu hận thù, đấu đá thương trường, tranh giành gia sản gay cấn, hấp dẫn. Nên đây là bộ phim Nhật Hạ vô cùng mong chờ nhưng cũng lo lắng vì mang trên vai áp lực khá lớn".
Sau khi đọc kịch bản, Nhật Hạ mới biết vai diễn của mình phải băng rừng lội suối, leo đồi cát, ghềnh đá. Điều đầu tiên nữ diễn viên chuẩn bị chính là thể lực. Ngoài ra, cô cũng đầu tư nhiều vào trang phục cho nhân vật.
"Cái khó nhất là làm sao để có trang phục nhìn giản dị, không điệu đà nhưng vẫn có phong cách riêng biệt", Nhật Hạ chia sẻ thêm.
Đoàn làm phim hy vọng có thể mang tới khán giả nhiều điều thú vị xung quanh câu chuyện tình yêu, thù hận trong Màu cát.