Những sai lầm về chăm sóc ngực" alt=""/>5 dấu hiệu nhạy cảm trên cơ thể chị em không nên bỏ qua
Ăn nhiều lựu gây hại cho răng và không tốt cho những người có hệ miễn dịch yếu. Ảnh: Tom Merton/Gettyimages.
4. Cam quýt
Mặc dù chứa không nhiều chất xơ (1,3 g/quả), nếu bạn ăn nhiều quýt vẫn có thể gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, hàm lượng axit cao trong các loại trái cây cam quýt có thể làm hỏng men răng, gây hôi miệng và sâu răng.
Ăn nhiều cam quýt còn khiến axit trào ngược lên trên thành thực quản, gây ợ nóng, làm tổn hại vĩnh viễn niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm loét và chảy máu dạ dày.
5. Chuối
Hàm lượng magiê trong chuối có khả năng thư giãn các cơ bắp. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chuối, cơ thể hấp thu lượng lớn magiê, gây buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu và tiêu chảy.
Chuối cũng rất giàu vitamin B6, giúp duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh, loại bỏ carbohydrate và chất béo. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin B6, nó sẽ gây tổn hại hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay.
6. Dưa hấu
Trong dưa hấu có nhiều chất lycopene, nếu bạn ăn nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết những người ăn khoảng 30 mg lycopene mỗi ngày gặp nhiều vấn đề về đường ruột như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc khó tiêu và đầy hơi.
Ngoài ra, ăn nhiều dưa hấu có thể làm tăng lượng kali trong máu, gây nhiều biến chứng tới tim như đập không đều, xung yếu hoặc ngừng đập, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sự kiểm soát thần kinh và cơ bắp.
(Theo Zing)" alt=""/>6 loại trái cây gây hại nếu ăn nhiềuTheo Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình nước đá tính vị ngọt, lạnh, không độc có tác dụng trừ phiền nhiệt (bứt rứt), nhiệt thũng (sưng do nóng), giải phiền khát, giảm đau do ngã chấn thương, giải sốt cảm nóng mùa hè,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng loại nước này.
“Dùng nhiều nước đá dẫn đến co rút mạch máu niêm mạc dạ dày ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích làm nhu động ruột tăng có thể gây co rúm ruột, đau bụng, tiêu chảy. Uống nhiều làm co thắt các mạch máu ở cổ họng dẫn đến viêm họng, viêm mũi mãn tính khó chữa”, lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo.
Theo vị chuyên gia, đối với người cao tuổi, nhất là những người có bệnh tim mạch, uống nhiều nước đá còn làm co rúm mạch máu não, cơn đau có thắt tim, ảnh hưởng sự vận hành của khí huyết trong cơ thể có thể gây tắc các động mạch dẫn đến tai biến mạch máu não, tử vong đột ngột do co thắt tắc mạch vành tim. Vì vậy, người cao tuổi tuyệt đối không nên dùng và uống nhiều nước đá, kể cả tắm nước lạnh, bật điều hòa lạnh.
Đối với trẻ em, do niêm mạc dạ dày non nớt, yếu ớt, khi dùng nước đá dễ đau bụng, gây tiêu chảy, mất nước, đặc biệt nguy hiểm khi dùng nước đá không đảm bảo vệ sinh.
Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh cũng không nên dùng nước đá vì sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sinh vón cục, đau bụng. Dùng nhiều dài ngày còn làm tử cung lạnh khó có con.
Vẫn theo vị lương y, những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước đá sẽ khiến cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt. Khi khát, đặc biệt khi vừa đi ngoài trời nắng, bạn nên uống nước ấm thay vì nước đá sẽ tốt hơn.
Lương y Bùi Hồng Minh cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng hiện nay một số cơ sở sản xuất nước đá không đảm bảo vệ sinh. Đá cây không sử dụng nước tinh khiết, khử độc, lọc kỹ mà dùng nước giếng khoan, nước máy, sẽ có rất nhiều loại vi trùng gây bệnh như khuẩn tả và các khoáng chất độc khác như thạch tín, lưu huỳnh, sắt, chì xâm nhập vào cơ thể.
Ông khuyến cáo khi dùng nước đá, người dân phải cảnh giác, thận trọng xem xét nguồn gốc nơi sản xuất, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội làm đá. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng đá lạnh.
Để giải nhiệt, đặc biệt giải cơn khát sau khi đi nắng về, theo chuyên gia này, những loại nước rất tốt nên dùng bao gồm nước mía, sắn dây, nước thanh nhiệt, nước ép trái cây, sinh tố,... song không nên hoặc hạn chế dùng đá ở mức ít nhất.
(Theo Zing)
" alt=""/>Những đối tượng gặp nguy hiểm khi dùng nước đá