Tổng tiêu thụ đồ uống có đường tại nước ta tăng nhanh qua các năm (Ảnh: H.K).
Nghiên cứu ở Anh cũng đã cho thấy áp thuế đồ uống có đường có thể giúp phòng tránh hơn 19.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 mỗi năm và giảm gần 270.000 trường hợp răng sâu làm mất hoặc phải trám răng hàng năm.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của trường Đại học Y tế Công cộng năm 2022 cũng đã chỉ ra nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 20% trên giá bán lẻ đối với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân và béo phì có thể giảm lần lượt là 2% và 1,5%.
Thứ 2, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu do Tổ chức HealthBridge Canada, Văn phòng Việt Nam và WHO Việt Nam tiến hành đã ước tính với thuế suất 40% giá bán ra của nhà sản xuất thì sẽ có thể dẫn đến số thu ngân sách là khoảng 17,4 tỷ đồng.
Nguồn thu có được này có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe.
Nó có thể giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Thứ 3, giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan, giảm tổn thất về năng suất lao động trong tương lai.
Ví dụ, ở Úc, mức thuế 20% đối với đồ uống có đường giúp tiết kiệm chi phí cho chăm sóc sức khỏe lên tới 1.733 triệu đô la Úc.
Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra nếu áp thuế với mức thuế suất để tăng giá bán lẻ lên 20% sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng và giảm được 2,1% tỷ lệ thừa cân, 1,5% tỷ lệ béo phì, phòng tránh được 81.462 ca đái tháo đường type 2 và tiết kiệm được 24,55 triệu đô la Mỹ (hơn 600 tỷ đồng) chi phí y tế.
Đã đến lúc Việt Nam cần kiểm soát mạnh mẽ việc tiêu thụ đồ uống có đường
Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh (420%) từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên thành 66,5 lít/người năm 2023 (tăng ở mức 350%).
Trong dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, lần đầu tiên nước giải khát có hàm lượng đường trên 5gr/100ml được đưa vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Là người theo dõi sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường của người Việt trong 10 năm qua, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng, chúng ta cần kiểm soát mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến đồ uống có đường.
"Ngoài vấn đề truyền thông, chúng ta cần phải áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Và như vậy đây là một trong thời điểm mà chúng tôi cho thời gian rất là phù hợp", PGS Mai nhấn mạnh.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (ẢNH: N.P).
Chung quan điểm, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng WHO tại Việt Nam, cho rằng, việc áp thuế bây giờ rất phù hợp với xu hướng quốc tế. Các nước đã nhận thức vấn đề này sớm hơn Việt Nam và họ đã bắt đầu áp thuế để quản lý sự sử dụng gia tăng của sản phẩm này. Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo các chuyên gia, thuế là giải pháp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao trong giảm tiêu dùng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là giải pháp dự phòng hữu hiệu đã được WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng.
Việc áp thuế trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhưng cần đặc biệt ưu tiên mục tiêu bảo vệ sức khỏe, phát triển bền vững của đất nước, không vì lợi nhuận đánh đổi sức khỏe nhân dân.
Tại Việt Nam, việc áp thuế đối với nước giải khát có đường đã được đề xuất trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Do đó, thuế suất cần đủ lớn để tác động thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng giảm tiêu thụ mặt hàng này.
Trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất áp mức thuế 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Theo tính toán, mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ. Mức tăng giá bán lẻ như vậy là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng.
Ví dụ, sản phẩm nước giải khát đang có giá 10.000 đồng/chai sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt có giá bán là 10.500 đồng/chai.
Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).
" alt=""/>Áp thuế với đồ uống có đường giúp tiết kiệm hơn 600 tỷ đồng chi phí y tếViệt Hương sánh đôi cùng ông xã Hoài Phương tại sự kiện kỷ niệm 6 năm Hương Thị.
Sự kiện diễn ra trong không gian sang trọng với tông màu chủ đạo là vàng - trắng - đen. Việt Hương diện bộ đầm đen quý phái với họa tiết ngọc trai nổi bật.
Chị vừa khéo léo thể hiện được tinh thần mà Hương Thị hướng tới trong tương lai - sự tinh tế, quý phái, thanh lịch, vừa ẩn ý về một sản phẩm mới chiết xuất từ ngọc trai mà Hương Thị giới thiệu trong sự kiện.
Việt Hương hé lộ sản phẩm sắp ra mắt.
Nhiều khách mời không khỏi vỡ òa trước sự sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm, không ngại khó của Việt Hương trong các lĩnh vực mà chị tham gia.
Dù là nghệ thuật hay kinh doanh, Việt Hương thể hiện bản lĩnh cứng cỏi, tâm huyết, nhiệt huyết. Trên sân khấu kỷ niệm, Việt Hương không chỉ là người trao quà cho các khách mời, chị cũng nhận lại được những món quà đầy trân quý từ những người yêu thương.
Việt Hương nhận hoa chúc mừng từ vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân.
Khi hành trình 30 năm theo đuổi nghệ thuật của Việt Hương được tái hiện qua 30 vai diễn ấn tượng trên sân khấu, và những tiết mục kỷ niệm đầy đặc sắc, nữ nghệ sĩ đã không thể ngăn những dòng lệ xúc động.
Người đứng đầu Hương Thị gởi lời tri ân đến các đối tác và khách hàng.
Vừa là người đứng đầu, cũng là gương mặt đại diện của Hương Thị, Việt Hương đã truyền cảm hứng, lan tỏa năng lượng tích cực cho cộng đồng trong việc chăm sóc và yêu thương bản thân, giữ nét rạng rỡ, tự tin mỗi ngày.
Chị cùng đội ngũ của mình không ngừng cập nhật, dõi theo sự thay đổi của công nghệ làm đẹp hiện đại, tiên tiến trên thế giới với mong muốn đem đến các sản phẩm làm đẹp hiệu quả và vẻ đẹp tự nhiên cho khách hàng.
Các nghệ sĩ, khách mời cùng chụp ảnh kỷ niệm mừng 6 năm của Hương Thị.
"Không ngại đầu tư, nghiên cứu tỉ mỉ là những điều mà Việt Hương luôn tâm niệm và thể hiện trong mỗi hành động để chứng tỏ cái tâm làm nghề, xây dựng uy tín của Hương Thị. Bởi vậy, sau 6 năm gia nhập thị trường làm đẹp, Hương Thị đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm và gắn bó của nhiều khách hàng. 6 năm qua cho thấy sự chỉnh chu, tâm huyết của Hương Thị trong sứ mệnh chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ Việt", nữ nghệ sĩ chia sẻ.
" alt=""/>Việt Hương đón tuổi mới rạng rỡ cùng dịp kỷ niệm 6 năm thành lập Hương ThịPGS.TS Đỗ Trung Quân, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Hà Nội cho biết, đái tháo đường được ví như "đại dịch" vì gia tăng nhanh số ca mắc và ngày càng trẻ hóa (Ảnh: Hồng Hải).
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 7 triệu người mắc bệnh này, nhưng đến một nửa số đó không biết mình mắc bệnh. 55% người bệnh đái tháo đường gặp biến chứng, gồm 34% biến chứng về tim mạch, 39% mắt và thần kinh, 24% thận.
Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng làm tăng chi phí y tế, giảm chất lượng cuộc sống. Đây là thách thức lớn với y tế Việt Nam nói chung và y tế Hà Nội nói riêng.
Phát biểu tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội có khoảng 500.000 người bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
"Trong năm 2023, Quỹ BHYT Hà Nội chi khoảng 1.000 tỷ đồng điều trị bệnh lý này cho người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi trong thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải mua thêm thuốc ở bên ngoài; nhiều người mắc bệnh đái tháo đường nhưng không biết mình mắc bệnh", ông Hưng nói.
Theo PGS Quân, một nửa số người đái tháo đường không biết mình mắc bệnh cảnh báo mối nguy sức khỏe rất lớn. Bởi khi phát hiện sớm, kiểm soát được, biến chứng đái tháo đường sẽ đến muộn hơn.
Trong khi đó, nếu không được kiểm soát, điều trị, đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim, thận, mắt, tổn thương thần kinh, bàn chân... Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị suy tim gấp 5 lần so với người không mắc bệnh. Một nửa trong số đó có nguy cơ tử vong trong 5 năm.
Chỉ với thao tác lấy máu đầu ngón tay có thể tầm soát nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (Ảnh: Tú Anh).
Không chỉ gia tăng nhanh số người mắc bệnh, mà đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. "Thực tế, có những bệnh nhân 14-15 tuổi đã mắc đái tháo đường type 2", PGS Quân thông tin.
Theo chuyên gia này, đái tháo đường là bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời bằng thuốc, điều chỉnh dinh dưỡng, vận động. Kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh có sức khỏe ổn định.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường đang rất hoang mang vì những quảng cáo tràn ngập trên Internet, mạng xã hội về "một liệu trình chữa khỏi bệnh tiểu đường", khiến không ít bệnh nhân bỏ thuốc, từ đó nguy cơ tăng nặng biến chứng, thậm chí tử vong.
Vì thế, PGS Quân khuyến cáo, mỗi người có thể phòng ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường, bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng vừa phải, tránh béo phì.
Mỗi người cần kiểm soát huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Theo dõi, kiểm soát lượng đường máu: Việc này rất cần thiết, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ và đang được điều trị.
"Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tình trạng thừa cân béo phì là các yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh đái tháo đường ngay khi được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ theo hướng dẫn", PGS Quân khuyến cáo.
Ông Quân cũng lưu ý, ai cũng có nguy cơ mắc tiểu đường, tuy nhiên nguy cơ cao hơn ở những người thừa cân, béo phì; tiền sử gia đình có người mắc bệnh; tiền sử đái tháo đường thai kỳ; tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout, người sinh con trên 3,5 kg...
Vì thế, đây là nhóm đối tượng cần lưu ý tầm soát để phát hiện bệnh sớm, nếu có. Xét nghiệm phát hiện đái tháo đường rất đơn giản, chi phí thấp.
Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường và Hội chứng chuyển hóa Hà Nội mở rộng lần thứ X năm 2024 có sự tham gia của các báo cáo viên, chủ tọa đoàn là những giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành trên cả nước đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết phức tạp.
Đây là diễn đàn trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý liên quan về nội tiết, bệnh rối loạn chuyển hóa để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.
" alt=""/>"Đại dịch" đái tháo đường trẻ hóa, BHYT Hà Nội chi 1.000 tỷ tiền điều trị