Tại triển lãm di động toàn cầu MWC 2017, HMD từng gây chú ý khi hồi sinh điện thoại "cục gạch" Nokia 3310 cũng như giới thiệu một dòng thiết bị Android tầm trung, mang tên Nokia.
Theo một thông tin mới từ Trung Quốc, HMD dường như đang phát triển thêm 2 mẫu điện thoại flagship sử dụng vi xử lý tối tân của Qualcomm - Snapdragon 835, tương tự như Samsung Galaxy S8. Một trong 2 thiết bị Nokia cao cấp này được mô tả là mẫu smartphone có lớp vỏ toàn bằng kim loại, được trang bị camera kép và màn hình lớn.
Tất cả những đặc điểm đã nêu khiến mẫu máy đồn đoán trên khá giống dòng điện thoại flagship sắp ra mắt của Samsung và về cơ bản tương tự bất kỳ mẫu điện thoại flagship nào chạy hệ điều hành Android sẽ trình làng trong năm nay.
Giới quan sát nhận định, việc tạo nên sự khác biệt cho smartphone Nokia hiện đặc biệt khó, do HMD không thể sử dụng công nghệ camera PureView nổi tiếng trước đây của Nokia. Một trong những lí do khiến người dùng từng chọn mua các điện thoại Lumia của Nokia là camera, nhưng hãng hiện đã chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ này cho Microsoft. Vì vậy, hiện vẫn chưa rõ công ty nào sẽ sản xuất các ống kính và cảm biến dành cho những smartphone Nokia đời mới.
Ngoài "siêu phẩm" nói trên, HMD cũng được tin đang phát triển một thiết bị flaship thứ hai với màn hình nhỏ hơn, nhưng được trang bị cấu hình có thể không thua kém "người anh em" này. Thiết bị dự kiến cũng sẽ sử dụng cùng loại vi xử lý Snapdragon, sở hữu RAM tới 6GB và camera cho chất lượng chụp hình tốt.
Nếu các đồn đoán trên là chính xác, thị trường smartphone sẽ có thêm lựa chọn hấp dẫn, khi các smartphone đối thủ Galaxy S8 và iPhone 8 dường như đều đang theo đuổi xu hướng gia tăng kích cỡ màn hình máy.
Tuấn Anh(theo BGR)
" alt=""/>Nokia phát triển 'siêu phẩm' Android cạnh tranh trực tiếp với Galaxy S8Doanh nghiệp Việt Nam cần được kết nối có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh Internet.
Trao đổi tại hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua mang hình hài của quả mít, rất nhiều mũi nhọn như nhau nên không biết được đâu là ưu tiên, đâu là đột phá. Giờ, điều này đến lúc buộc phải thay đổi.
Đồng quan điểm, giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản) cho rằng Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa vừa theo diện rộng vừa tiến sâu vào chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp, cần có chính sách khôn ngoan chọn lựa doanh nghiệp FDI và nuôi dưỡng các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam kết nối có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước tạo lập được thương hiệu riêng.
Giáo sư Trần Văn Thọ cũng cho rằng, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định vì tình hình thay đổi thì chiến lược, chính sách cũng phải khác.
“Việt Nam chậm đưa ra các chính sách thích hợp và thiếu nỗ lực cải cách hệ thống quản lý hành chính, thiếu cán bộ quản lý có năng lực và trách nhiệm nên đã không thu hút được nhiều FDI trong các ngành liên quan các loại máy móc. Chiến lược quan trọng để phát triển các ngành liên quan đến máy móc là phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng rất tiếc hiện nay các ngành này ở Việt Nam còn rất yếu”, giáo sư Trần Văn Thọ lưu ý.
Tại hội thảo, giáo sư David Dapice (Đại học Havard, Mỹ) đặt vấn đề: Đến năm 2025 Việt Nam cần thay đổi những gì để tăng năng suất? Vị giáo sư Đại học Havard cho rằng, vấn đề thấy được ở đây là giá trị gia tăng thấp trong nhiều ngành xuất khẩu sản xuất. Hầu hết phụ kiện phải nhập khẩu và thậm chí sau một thập kỉ thì cũng rất hiếm có công ty sản xuất phụ tùng nhỏ nào của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng tại Đài Loan, Trung Quốc hay Hàn Quốc, cẩn phải giảm các khoản chi, nhất là các chi phí không chính thức là một vấn đề không chỉ giải quyết vấn đề tăng trường chậm hay nhanh mà còn là vì sự ổn định xã hội và chính trị.
Cũng theo các chuyên gia tại hội thảo, Việt Nam cần học hỏi, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp của các quốc gia trên thế giới có nhiều thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…, đồng thời nhận diện những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với phát triển công nghiệp đất nước trong thời gian tới.
Quá trình phát triển công nghiệp của các nước đều theo các giai đoạn tuần tự, phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, trong đó ngành cơ khí chính xác có vai trò quan trọng đối với mọi nền công nghiệp.
" alt=""/>Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không thể mang dáng hình'quả mít'