“Thượng đế” nắm dao đằng lưỡi
Do nhu cầu sử dụng, nhiều khách hàng vội vã giao tiền cho nhân viên đại lý xe hơi mà chẳng xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Khi sự cố xảy ra, họ mới vỡ ra rằng mình đang "nắm dao đằng lưỡi".
Không chỉ riêng anh Hợp, anh Thư hay anh Hải… như VietNamNet đã đưa tin trước đó, anh Nguyễn Ngọc Sơn (Vũng Tàu) cũng than thở anh đặt cọc 50 triệu đồng mua xe Toyota Veloz tại đại lý Toyota Vũng Tàu nhưng bị đại lý thông báo không được rút cọc.
Anh nói: "sau khi đọc xong bài viết tôi thấy giống y trường hợp của mình. Tôi cũng lần đầu mua xe, cũng phải chấp nhận đợi 4- 5 tháng mới có xe. Mới đây hỏi lại sales của Toyota Vũng Tàu thì trả lời là giá xe theo thời điểm ký hợp đồng mua bán, đợi xe về thì sales báo giá mới. Tôi cảm giác mình như bị lừa".
"Nhiều người cũng lạ. Bỏ ra gần cả tỷ đồng mà hợp đồng đặt mua xe lại không đọc kỹ để rồi rơi vào thế “bút sa gà chết”’, nắm dao đằng lưỡi. Đại lý bao giờ họ cũng thảo hợp đồng có lợi cho họ. Khi người mua đọc kỹ hợp đồng nhận thấy những điều kiện bất lợi thì nhất thiết không ký và không đặt cọc”, độc giả Văn Dũng (Đông Anh, Hà Nội) bình luận.
“Thường thì người mua xe hay tin vào lời ngon ngọt của nhân viên bán hàng mà không hiểu hết nội dung hợp đồng, nhân viên bán hàng cũng ém đi những thông tin bất lợi.
Tôi nhớ năm 2017 tôi cũng đặt cọc mua xe mazda nhưng trong hợp đồng tôi yêu cầu có điều khoản đến ngày giao xe thì giá mua bán không cao hơn giá đặt cọc và trong trường hợp xe giảm giá thì đại lý phải giảm giá cho tôi.
Đến ngày giao xe, giá xe giảm 30 triệu đồng, lúc đầu đại lý không chịu giảm, tôi lấy hợp đồng ra làm chứng cứ tranh luận, cuối cùng đại lý cũng phải giảm giá bán xe cho tôi.
Tôi kể câu chuyện của mình để mọi người lấy làm kinh nghiệm. Mình bỏ tiền ra, mình phải nắm đằng chuôi, không nên để đại lý lấn lướt”, anh Nguyễn Văn Quốc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
“Chỉ vì thích chiếc xe chất lượng không mấy tốt mà bị thiệt thòi các kiểu, chứ có ai ép mọi người phải mua đâu. Đó mới là hợp đồng đặt cọc thôi chứ chưa phải hợp đồng mua xe chính thức, đại lý hại nhau khách bằng câu chữ, thật đáng buồn”, anh Trần Quân (Hà Nội) nói.
Đại lý cài cắm hợp đồng, khách Việt kêu gọi tẩy chay
Bên cạnh việc bình luận xung quanh vấn đề hợp đồng cọc xe bất lợi cho khách hàng, nhiều người cũng bức xúc kêu gọi tẩy chay các đại lý không coi trọng khách hàng, cài cắm các điều khoản hợp đồng bất lợi để người mua chịu thiệt.
“Trường hợp đại lý Toyota Vũng Tàu, nếu xét theo hợp đồng đã ký thì đại lý làm đúng nhưng chỉ có đều không đẹp, may mà mới tăng có 10 triệu đồng chứ tăng cao hơn nữa thì nhà cung cấp không bán nhưng vẫn....lời to..”, độc giả Hoàng Triều (TP. HCM) nói.
Anh Triều cho rằng, các đại lý Toyota đang xây dựng hình ảnh xấu với khách hàng.
"Tôi cũng đặt cọc xe Veloz với hợp đồng tương tự, 4 tháng rồi vẫn chưa biết chính xác ngày nào có xe và giá cũng ghi sẽ xác định vào lúc ký hợp đồng mua bán. Một thương hiệu lớn, đại lý với nhưng lại theo đuổi chiến lược gài bẫy khách hàng. Tôi kêu gọi mọi người nên tẩy chay”, anh kể.
Độc giả Trần Minh Việt (Quảng Trị) cũng bình luận: "Tôi đến một Đại lý Toyota tại tỉnh Quảng Trị họ yêu cầu tôi phải mua thêm phụ kiện mới bán xe, phụ kiện báo giá thì trên trời mà chất lượng không rõ ràng. Làm ăn như thế khác nào lợi dụng để chặt chém khách hàng.
Thế nên tôi từ bỏ ngay và luôn thương hiệu này. Hiện nay có quá nhiều thương hiệu để mình lựa chọn. Tôi mong mọi người hãy là người tiên dùng thông thái, không nên tiếp tay cho kiểu kinh doanh chộp giật và coi thường khách hàng như thế”,
“Giờ các hãng xe chất lượng đều tương đương nhau, cứ đại lý nào có xe giao ngay thì mua sao cứ phải đặt cọc 5-6 tháng trời có khi cả năm sau mới mua được cái xe cho khổ ra. Đừng ai đặt cọc nữa thì xe sẽ chất đầy đại lý, lúc đó chỉ việc đến mà chọn xe rồi rước về thôi”, anh Việt nói thêm.
Y Nhụy
Bạn có vướng mắc gì khi mua ô tô? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải để bảo vệ quyền lợi của người dùng xe. Xin cảm ơn!
Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra những nghiên cứu, phương hướng liên quan đến việc từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch giai đoạn từ nay đến 2050 theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là các giải pháp liên quan đến chính sách, hạ tầng, thị trường,… của xe điện. Trong đó, nổi cộm là làm thế nào để người dân và doanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện và năng lượng sạch trong khoảng 20 năm tới.
Các kết quả nghiên cứu được đưa ra tại hội thảo cho thấy, ngành GTVT thế giới nói chung đang tiêu thụ trên 55% lượng nhiên liệu dầu mỏ và phát thải ra khoảng 25% tổng lượng CO2 toàn cầu. Trong đó, tỷ lệ này từ các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 17%. Do vậy, việc chuyển dịch sang xe điện là tất yếu nhằm giảm lượng khí thải có hại ra môi trường.
Thực tế, thị trường xe điện thế giới trong nhiều năm qua đã có những bước nhảy vọt. Thống kê trong năm 2021, số lượng xe ô tô điện đang là 17 triệu xe, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019.
Còn theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8/2022, cả nước có khoảng 3.000 ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có gần 1,8 triệu mô tô - xe máy điện đang hoạt động.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) Nguyễn Thị Phương Hiền cho rằng, Việt Nam có những thuận lợi nhất định khi chuyển đổi sang xe điện. Về công nghệ về chế tạo xe điện, chúng ta đã khá sẵn sàng. Do đó, việc chuyển đổi sang sản xuất xe điện có thể đáp ứng được, nhất là các dòng xe con, xe buýt và xe tải nhỏ.
“Với sự tiến bộ của KHCN, giá xe điện sẽ ngày càng rẻ. Theo chúng tôi thì vào giai đoạn khoảng 2026-2030, giá ô tô điện sẽ ngang bằng với xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Ngoài ra, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang có doanh nghiệp sản xuất xe điện, đó chính là thuận lợi lớn để chúng ta thực hiện được đúng theo đúng lộ trình đặt ra”, bà Hiền nhận định.
Xe điện đang được Chính phủ khuyến khích sử dụng
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, bà Trần Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng Chính sách thuế xuất nhập khẩu (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính) cho biết, ô tô "xanh" có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có những chính sách ưu đãi riêng. Gần đây, Nghị định 57/2020/NĐ-CP được ban hành để hỗ trợ phát triển ngành ô tô, bao gồm cả xe điện.
Trong đó quy định, các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế đáp ứng điều kiện có dây chuyền sản xuất lắp ráp xe điện và đáp ứng một sản lượng nhất định (thấp hơn so với xe xăng) sẽ được nhập khẩu linh kiện với mức thuế 0% (áp dụng với linh kiện trong nước chưa sản xuất được).
"Cơ bản trong bộ linh kiện của xe điện nhập khẩu về đều được áp mức thuế 0%, trong khi, nếu ô tô xăng nhập khẩu nguyên chiếc, mức thuế áp dụng thông thường là 70%. Như vậy, sản xuất, lắp ráp xe điện trong nước đang được khuyến khích rất nhiều", bà Ngọc phân tích.
Còn đối với xe xăng kết hợp năng lượng điện hoặc năng lượng sinh học và trong đó tỷ trọng xăng sử dụng trong tổng năng lượng tiêu thụ chiếm không quá 70% sẽ được áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bằng 70% mức thuế áp dụng cho xe chạy xăng, dầu.
Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, từ 1/3/2022 – 28/2/2027, thuế suất thuế TTĐB đối với xe chạy pin, tuỳ theo chỗ ngồi sẽ là 1 - 2 - 3% và từ năm 2027 trở đi sẽ là 4 - 7 - 11%, tương ứng với số chỗ ngồi khác nhau. Trong khi đó, xe xăng đang được áp 15-150%, cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, ô tô chạy pin cũng đang được giảm 100% lệ phí trước bạ trong vòng 3 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
"Với những chính sách trên, tôi tin rằng sẽ góp phần lớn khuyến khích người dân chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện vì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều về chính sách thuế, phí", bà Trần Thị Bích Ngọc đưa ra nhận định.
Ông Đào Công Quyết - Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đưa ra con số dự báo đến năm 2030, các xe điện hoá (bao gồm xe thuần điện, xe hybrid, xe chạy pin nhiên liệu) sẽ chiếm tới khoảng 59% lượng xe bán ra trên toàn thế giới, xe sử dụng năng lượng hoá thạch chỉ còn 41%. Trong đó, xe thuần điện (BEV) và xe hybrid sạc ngoài (PHEV) sẽ chiếm tới 30,4%.
Theo đại diện VAMA, để đón đầu và thực hiện tốt các lộ trình đã đặt ra, Chính phủ cần sớm ban hành những chính sách tác động đến phát triển ngành công nghiệp ô tô gồm: Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô & phụ trợ; hạ tầng cho xe điện; chính sách thuế, phí; chính sách bảo vệ môi trường gồm tái chế sản phẩm thải bỏ, thuế môi trường đặc biệt từ thời điểm dừng bán xe phát thải CO2; thử nghiệm và chứng nhận xe điện; các tiêu chuẩn, quy chuẩn xe điện và trạm sạc.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn
Giật mình vì bị bôi xấu, chị Thuỷ cất công tra cứu kỹ thông tin. Kết quả, nữ chủ xe phát hiện ra, hình ảnh xe Kia Morning mà tài khoản ảo trên đăng chính là chiếc xe trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngày 27/2/2016 trên phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và được nhiều báo lớn đưa tin như Tiền Phong, Lao Động, Pháp luật Việt Nam...
Trong đó, chiếc Kia Morning gặp tai nạn có màu sắc giống hệt chiếc xe của chị nhưng là mang biển số 29A 462.57.
"Xe tôi là bản nhập khẩu hàng lướt đăng ký lần đầu năm 2012 mang biển số 29A 638.31. Tôi mua lại vào tháng 8/2016 và vẫn giữ nguyên biển số cũ đến nay. Tôi khẳng định chiếc xe của mình chưa bao giờ bị tai nạn nặng như đối tượng trên mạng rêu rao", chị Thủy nói.
Qua tìm hiểu của PV VietNamNet từ cơ quan đăng kiểm, chiếc Kia Morning của chị Thủy không hề thay đổi biển số 29A 638.31 kể từ khi đăng ký lần đầu vào ngày 30/11/2012. Chiếc xe vẫn được ghi nhận lưu hành đăng kiểm.
Trong khi đó, chiếc xe Kia Morning biển số 29A 462.57 bị tai nạn được đăng ký lần đầu ngày 19/12/2011 và đến nay, đã được đổi chủ, đăng ký lại vào ngày 6/8/2020.
Như vậy, đây là 2 chiếc xe hoàn toàn khác nhau. Do cả 2 xe cùng là phiên bản sản xuất 2010 nên có ngoại thất giống nhau. Từ lịch sử đăng ký xe trên, cũng loại trừ nghi ngờ chị Thuỷ mua xe Kia Morning vào tháng 8/2016 là xe gặp tai nạn tháng 2/2016 rồi đổi biển số xe.
“Tôi bán xe đã đăng thật thà không che đậy biển số, không ngờ có người lại cố tình làm trò này để dìm hàng, để không có người mua rồi trả giá rẻ”, chị Thủy bức xúc nói.
Chiếc xe hiện nay vẫn đang được chị Thuỷ rao bán nhưng chưa có khách hỏi mua. Tài khoản ảo Dung Bui sau khi "lu loa" sai sự thật đã gỡ status và chùm ảnh "cắt ghép".
Giải mã "chiêu bẩn" dìm giá của giới buôn xe
Hiện nay, giới buôn xe cũ phần nào đã thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng khi mạng xã hội phát triển, nhiều người dân có nhu cầu bán xe đã lên mạng để rao bán. Khi tiếp cận được, dân buôn xe cũ sẽ bớt được chi phí “hoa hồng” cho người chỉ điểm, môi giới.
Thế nhưng trường hợp gặp phải như chị Thủy không phải là hiếm và đây cũng là một trong những chiêu trò mà cánh “thợ buôn” thiếu đạo đức nghề bất chấp áp dụng.
Anh Nguyễn Tuấn, người có 20 năm kinh nghiệm trong nghề bán xe, hiện là chủ một cửa hàng ô tô cũ trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) cho biết: “Dân buôn xe cũ thường căn cứ vào mức giá chung của các đời xe đang bán trên thị trường, sau đó tùy vào mức độ xuống cấp, hư hỏng để khấu trừ và đàm phán giá. Nếu giá mua được thấp hơn mặt bằng chung 10 - 20 triệu đồng thì bán sang tay mới có lãi. Gặp phải chủ xe thật thà để lộ nhiều thông tin hoặc thiếu kiến thức về xe, dân buôn sẽ tìm cách dìm hàng, thậm chí vẽ lên vài lỗi mà đối phương không nắm được rồi trả giá rẻ”.
Còn anh Đào Quốc Dương, chủ một gara sửa xe kiêm mua bán ô tô trên phố Nguyễn Phúc Lai (Hà Nội) thì cho rằng sự tiện lợi trên không gian mạng gần đây càng dễ xuất hiện hình thức dìm hàng giả mạo thông tin, đơn giản nhất là tạo các tài khoản ảo chê bai chất lượng rồi vào trả giá rẻ mạt.
“Cao tay hơn thì giả mạo biển số, gán ghép, bịa đặt các thông tin bất lợi về chiếc xe để chủ xe khó bán. Sau đó, dân buôn sẽ dùng chiến thuật "cá rỉa" để ép hạ giá chiếc xe: sử dụng các tài khoản ảo trả giá rẻ, gọi điện mặc cả, thậm chí cử người đến xem nhưng trả giá thấp. Liên tục đeo bám như vậy để cho chủ xe ngấm đòn, cảm thấy nản mà chấp nhận bán xe giá không còn cao như trước”, anh Dương chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của những người lâu năm trong nghề, các chủ sở hữu xe muốn bán xe được giá thì ngoài việc tham khảo thị trường xung quanh, cũng cần hiểu giá trị thực của chiếc xe mình đang bán.
Đơn giản nhất là người dân nên đưa xe đến một trung tâm sửa xe uy tín hoặc đại lý chính hãng để khám tổng quát, bảo dưỡng tổng thể và có giấy xác nhận tình trạng xe. Việc rao bán sẽ thuận lợi và cũng giúp đảm bảo chất lượng chiếc xe ở mức tốt nhất, tương xứng với giá khi bàn giao cho người chủ mới. Bên cạnh đó, khi muốn bán xe, chủ xe không nên để lộ công khai ngay biển số xe trên mạng xã hội. Vẻ ngoài của xe nên được tút tát lại để người mua cócảm tình, đàm phán giá sẽ dễ hơn.
Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân Như vậy, việc bịa đặt thông tin trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, với mức độ hành vi, tính chất nghiêm trọng, hành vi bịa đặt thông tin trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Người bán ô tô cũ tố chiêu trò bẩn dìm giá của dân buôn xe