![]() |
Số tiền 107.595.000 đồng, tấm lòng của bạn đọc được phóng viên báo VietNamNet trao đến tận tay gia đình em Ninh Gia Bảo |
Nhắc đến hoàn cảnh éo le của gia đình chị Chu Thị Kim Anh ở thôn Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, ai cũng xót xa, thương cảm. Sau khi con đầu lòng mất sớm vì bệnh tim bẩm sinh, chị Kim Anh lại một lần nữa nhận tin dữ khi con thứ hai mắc bệnh ung thư hiểm nghèo.
Liên tiếp trải qua những biến cố, ngày nhận được kết quả con mắc bệnh ung thư máu, chị Kim Anh ngã khuỵu xuống giữa hành lang bệnh viện. Không buông bỏ hy vọng, chị bồng bế con đi khắp các bệnh viện, thầy lang tìm hy vọng sự sống cho con
Khác với phần lớn bệnh nhi ung thư, cháu Ninh Gia Bảo ngay từ lúc mới nhập viện đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Sau ca phẫu thuật, cháu bị chảy máu không ngừng đến mức không thể cầm được. Gia Bảo được chuyển tới Bệnh viện E rồi Viện Huyết học truyền máu Trung ương để xử lý những biến chứng hậu phẫu. Chưa hết, cháu còn phải vào Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị viêm phổi một thời gian.
Con mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh vợ chồng chị Kim Anh lại gặp nhiều khó khăn. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào những đồng lương công nhân còm cõi của bố Bảo. Vừa qua dịch Covid khiến công việc thất thường, công ty cắt giảm nhân viên nên anh phải ở nhà, không đi làm, thu nhập giảm sút.
Thế nên, để có tiền cho con chữa bệnh, chị Kim Anh phải đi khắp nơi hỏi mượn 80 triệu đồng. Nợ nần chồng chất, chưa kể chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở bệnh viện khiến gia đình nghèo lao đao.
Trong lúc gia đình gặp khó khăn nhất thì may mắn được bạn đọc báo VietNam chung tay giúp đỡ, động viên vợ chồng chị có thêm động lực chữa bệnh cho con
Chị Kim Anh cho biết, hiện Gia Bảo vẫn đang điều trị theo phác đồ. “Vợ chồng tôi chỉ có mong ước duy nhất là con khỏe mạnh trở lại. Nhìn con đau đớn chúng tôi xót xa lắm. Ngày trước con bị bệnh, gia đình đều phải vay mượn để điều trị, may có các nhà hảo tâm ủng hộ mới có tiền thuốc thang, đưa con đi viện và trả các khoản vay trước đó. Vợ chồng tôi kính mong báo gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm đã ủng hộ, giúp đỡ cháu có thêm cơ hội được điều trị bệnh”, chị Kim Anh chia sẻ.
Phạm Bắc
Sau những ca phẫu thuật, bàn chân con cụt dần chỉ còn 1 ngón. Những vết sẹo dài chằng chịt khắp cơ thể khiến con càng tự ti, thu mình trong "vỏ ốc".
" alt=""/>Trao hơn 107 triệu đồng đến em Ninh Gia Bảo mắc bệnh ung thư máuPhát biểu tại chương trình, ông Phạm Tiến Chung - Giám đốc Công ty TNHH đồ chơi công nghệ và phụ kiện điện thoại Earldom Việt Nam cho biết, chương trình "Tiếp sức em đến trường" được tổ chức trên toàn quốc với mong muốn động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Nhân dịp Tết Trung thu, ông Chung gửi lời chúc đến tất cả các em nhỏ có một mùa Trung thu vui vẻ, ấm áp bên gia đình và những người thân yêu.
![]() |
Chương trình "Tiếp bước em đến trường" chào đón Tết Trung thu năm 2020 do Công ty TNHH đồ chơi công nghệ và phụ kiện điện thoại Earldom Việt Nam phối hợp với UBND xã Phú Xuân, Đoàn TNCS HCM xã Phú Xuân tổ chức.
Em Phạm Trần Phương Linh (học sinh lớp 6A2, Trường THCS Phú Xuân) chia sẻ: "Em cảm thấy rất vui khi nhận được món quà này. Đây là động lực lớn để em và các bạn cố gắng hơn nữa trong học tập. Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH đồ chơi công nghệ và phụ kiện điện thoại Earldom Việt Nam đã tạo cơ hội để những học sinh có hoàn cảnh như chúng em được tiếp bước đến trường.”
![]() |
Các bậc phụ huynh và các em học sinh nở nụ cười rạng rỡ khi nhận quà |
Được biết, trong thời gian tới, Earldom Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tặng xe đạp cho trẻ em nghèo vượt khó ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Ngọc Minh
" alt=""/>Tặng 36 xe đạp cho trẻ nghèo Phú XuânNhấp chén nước chè, anh chậm rãi kể về cuộc đời và mối lương duyên của mình như một câu chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Với anh, cuộc đời tưởng chừng "chết rồi" của mình đã sống lại khi gặp được người vợ bây giờ.
![]() |
Anh Tăng nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt chỉ chông chờ vào người vợ |
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, lúc chào đời, anh Tăng cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Cho đến năm 16 tuổi, đang là cậu thanh niên khỏe mạnh, đôi chân anh bỗng đau nhức khác thường, các khớp chân tê buốt.
Gia đình anh đi lấy thuốc lá về đắp cho con mà tình trạng không thuyên giảm. Bốn năm sau, đôi chân anh Tăng co rút đến độ không thể đi lại được nữa, phải nằm liệt một chỗ.
Từ ngày mắc bệnh, cuộc sống của anh trở nên vô nghĩa, gói gọn trong không gian chật hẹp. Mọi ăn uống, sinh hoạt phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Đến nay anh Tăng đã làm bạn với chiếc giường và 4 bức tường hơn 20 năm.
“Cuộc đời tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có vợ, chỉ mong sao sống yên ổn nốt phần đời còn lại là vui rồi. Vậy mà phép màu đã thực sự đến với tôi, đến giờ tôi vẫn không thể tin đó là sự thật”, anh Tăng tâm sự.
![]() |
Chị Sim cao 1m nên không thể làm được công việc gì |
Phép màu được anh nhắc đến là vào đầu năm 2013, một người cháu họ đi làm ăn xa về, thấy anh nằm một chỗ buồn tẻ đã tặng anh 1 chiếc điện thoại cũ, để anh vào mạng tìm kiếm thông tin giải trí cho đỡ buồn.
“Nhờ có chiếc điện thoại đó tôi đã vào "Google" tìm kiếm thông tin và bất ngờ kết nối được với Sim, để rồi sau đó, qua những câu chuyện hai người hiểu về nhau hơn và đồng ý về chung một nhà”, anh Tăng kể.
Ước mơ có một cái nhà tắm
Chị Sim, người con gái mà anh quen khi ấy và là vợ anh bây giờ quê ở xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cũng là một mảnh đời bất hạnh. Cao vỏn vẹn 1,1m, nặng 25kg, chị từng sinh một bé gái với một người cùng cảnh ngộ. Bị chồng ruồng bỏ, không đủ sức chăm con, chị nén lòng gửi con lại một trung tâm ở Hà Nội. Sau này chị được biết con gái mình đã được cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi, đến nay cháu cũng đã 10 tuổi.
“Ngày mới quen, anh Tăng không hề giấu diếm bệnh tật của mình. Ban đầu anh cũng chỉ kể những câu chuyện cuộc sống cho vui. Từ sự chân thật cộng với quan tâm của anh ấy khiến cả hai có một sự đồng cảm”, chị Sim nhớ lại.
![]() |
Anh Tăng đang sửa đèn pin cho khách |
Ngày anh chị về chung một nhà diễn ra chóng vánh. Đám cưới không có chú rể đi đón dâu, chỉ có 2 chú cháu là người thân của anh Tăng từ nhà ra tận Thái Nguyên xin dâu. Hai bên nội ngoại cũng chỉ làm vài mâm cơm bình dị để thông báo và ra mắt họ hàng, xóm giềng.
“Có em, tôi như sống lại lần thứ 2. Bởi với con người tật nguyền như tôi bản thân mình còn chẳng lo được thì làm sao lo toan được cuộc sống gia đình. Vợ tôi mặc dù chỉ cao 1m nhưng chăm cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, tắm rửa”, anh Tăng xúc động.
![]() |
Chị Sim bên ngôi nhà tình nghĩa |
Cưới nhau 1 năm, niềm vui lớn nhất của anh chị là sinh được một cháu trai kháu khỉnh, năm nay cháu 4 tuổi. Mặc dù vậy, anh chị vẫn hết sức lo lắng vì không biết sẽ lo cho tương lai con thế nào.
Hai vợ chồng không có khả năng lao động, kiếm thêm thu nhập. Mọi chi phí sinh hoạt chỉ trông chờ vào mấy trăm nghìn tiền trợ cấp xã hội, lâu lâu người dân bị hỏng đèn pin mang đến nhờ sửa anh, kiếm 10-20 nghìn.
“Hiện tại cả nhà đang sống trong ngôi nhà tình nghĩa khoảng 20m2. Nhà vệ sinh, nhà tắm không có nên mỗi lần vợ tôi tắm rửa cho tôi rất khó khăn, nước chảy lênh láng nhà. Tôi bây giờ chỉ ao ước có một cái nhà tắm đàng hoàng để vợ con đỡ khổ”, anh Tăng ao ước.
Ước mơ giản dị của người đàn ông nghèo mang số phận bất hạnh không khỏi khiến người nghe thương cảm. Càng lo hơn khi với bố mẹ thế này, con trai anh chị sẽ lớn lên ra sao. Tình yêu thương đong đầy của cha mẹ rất nhiều nhưng đứa trẻ vẫn cần được đến trường, được trưởng thành trong môi trường đầy đủ hơn. Rất mong hoàn cảnh của gia đình anh chị nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng.
Lê Dương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Bùi Văn Tăng/ Chị Nguyễn Thị Sim, làng Ấm, xã Lương Nội, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. SĐT anh Tăng: 0385543188 |
Kể từ ngày mắc bệnh ung thư xương hàm, em Nguyễn Thị Kiều Trang luôn sống trong nỗi sợ hãi, thậm chí rơi vào trầm cảm. Giờ đây, căn nhà là nơi trú ngụ duy nhất của gia đình em cũng đang đứng trước nguy cơ bị "siết nợ".
" alt=""/>Ước mơ kỳ lạ của đôi vợ chồng có tình yêu 'cổ tích'