![]() |
Canon EOS 550D. |
![]() |
Canon EOS 550D. |
Hơn 15 năm về trước, chị kết hôn với một người đàn ông cùng địa phương. Nhưng bất hạnh thay, ngay khi mới xây dựng gia đình, chồng chị đã mắc bệnh phổi rất nặng phải điều trị ở bệnh viện huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) suốt 1 năm trời. Thời điểm đó, chị đang mang thai con gái đầu lòng.
Nhưng cũng chỉ được khoảng 1 năm gắng gượng, chồng chị Hoan qua đời giữa lúc con gái mới được 5 tháng tuổi. Anh chỉ kịp nhìn mặt con lần cuối cùng lời nhắn nhủ vợ cố gắng chăm sóc, nuôi dạy con nên người.
Tạm gác nỗi đau mất chồng, chị một mình chăm sóc con gái. Chồng mất sớm để lại gánh nặng đè lên vai chị. Vừa làm mẹ, vừa phải lo kinh tế cho gia đình, chị chẳng dám đi thêm bước nữa vì sợ con phải chịu khổ.
Do không biết chữ, người mẹ ấy chỉ có thể mưu sinh bằng công việc làm nương rẫy để lo cái ăn trong nhà. Biết hoàn cảnh gia đình mình, con gái chị cũng rất thương mẹ và chịu khó học hành.
Tuy nhiên, một lần nữa tai ương lại tới với mẹ con chị Hoan. Cuối năm 2020, chị xuất hiện một cục u ở vú nhưng không để ý vì không gây đau đớn. Một thời gian sau, khoảng tháng 4/2021, chị sờ vào khối u thấy đau nên đến bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên kiểm tra. Qua xét nghiệm, các bác sĩ kết luận chị Hoan mắc bệnh ung thư vú.
Căn bệnh quái ác ập đến ở độ tuổi ngoài 40 khiến chị như ngã quỵ. Khoảng thời gian đầu, chị bị sốc nặng và tuyệt vọng vô cùng, hễ nghĩ tới chuyện xấu xảy ra với mình thì con gái bơ vơ mà nước mắt chị chực tuôn.
Hai mẹ con goá phụ “ngập sâu” trong nợ nần
Được con gái động viên, chị Hoan gác lại mọi công việc để ra bệnh viện Ung bướu Hà Nội điều trị. Do khối u quá to, các bác sĩ khuyên chị phải truyền hoá chất trước khi tiến hành phẫu thuật.
Những đợt truyền hoá chất mệt nhoài, khi nhiều bệnh nhân khác được gia đình hỗ trợ thì chị chỉ có một thân một mình nơi bệnh viện, lấy y lệnh, phiếu thuốc, các loại thuốc để chờ điều dưỡng vào truyền.
Lúc quá đói mệt, chị phải lê từng bước khó nhọc một mình để kiếm chút gì bỏ bụng. Ở nơi quê nhà, con gái chưa khi nào ngừng lo cho mẹ nhưng cũng chỉ biết thường xuyên gọi điện thoại động viên. Bản thân chị cũng thấy bất an vì căn nhà dựng tạm bợ dưới quê. Mình con gái nhỏ hàng ngày sống trong cảm giác lo sợ, khi những trận mưa dông, gió mạnh như muốn đổ sập bất cứ lúc nào.
Thời điểm mới mắc bệnh ung thư vú, chị đi vay ngân hàng theo diện hộ nghèo được số tiền 100 triệu đồng. Chị dành ra phần nhỏ mua 1 con trâu, 1 con bò, số tiền còn lại để mang đến viện lo các khoản chi phí, thuốc men.
Thế nhưng, do căn bệnh của chị Hoan vào thời kỳ nặng, mỗi lần truyền hoá chất trung bình cũng hết 3 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả. Cùng với đó là khoản tiền phẫu thuật hết gần 10 triệu đồng mà có khoảng thời gian vì hết sạch tiền, chị đã từng bỏ về quê, không duy trì điều trị nữa.
Nhờ có con gái động viên mà người mẹ ấy lại tiếp tục lên Hà Nội chữa bệnh. Cho đến nay, tổng số tiền điều trị, đi lại rồi sinh hoạt, nhà trọ cho suốt khoảng thời gian ở bệnh viện đã hết sạch 100 triệu đồng đi vay. Cả trâu bò cũng phải bán đi. Chị Hoan như rơi vào cảnh cùng quẫn.
![]() |
Hoàn cảnh của chị Hoan lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Lúc này đây, chị đang bước vào quá trình xạ trị nhưng chẳng còn đồng nào. Chị chia sẻ: “Chồng tôi qua đời gần 20 năm nay, một mình vò võ nuôi con, tưởng trời cho sức khoẻ sống tiếp mà ngờ đâu lại ra cơ sự này. Thân tôi không lo nhưng con gái tôi vẫn còn ít tuổi, chưa thể đi làm kiếm tiền được, lại đang vào độ tuổi cần có mẹ bên cạnh hơn bao giờ hết.
Giờ tôi đã hết sạch tiền điều trị rồi, phải xin ở nhờ một trường mầm non của một số nhà hảo tâm. Mẹ con tôi cầu mong được các nhà hảo tâm giúp đỡ để san sẻ phần nào gánh nặng trong lúc khó khăn này”.
Theo xác nhận của Chủ tịch UBND xã Pú Hồng: Hoàn cảnh gia đình chị Quàng Thị Hoan thuộc diện hộ nghèo, chị lại đang mắc căn bệnh ung thư vú và nuôi con nhỏ. Hiện tại, kinh tế gia đinh vô cùng khó khăn nên rất cần được cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Thời điểm gay cấn nhất xảy ra vào 3 giây cuối, số tiền bước giá chênh lệch lên tới 110 triệu đồng và tài khoản "xxxNYO" đã nhanh tay mua được với thời gian chốt chênh sát nhau 0,1 giây. Kết quả cuối cùng biển 51K-979.79 có giá lên tới 1,545 tỷ đồng.
Biển số trúng giá cao thứ hai trong phiên đấu chiều nay là 30K-568.68 (Hà Nội) có giá 925 triệu đồng; đứng thứ ba là biển 30K-555.66 cũng của Hà Nội với giá 450 triệu đồng.
Các biển số khác có giá trị cao, đáng kể như: 51K-999.96 giá 485 triệu đồng; 51K-858.88 giá 355 triệu đồng; 30K-598.88 giá 320 triệu đồng; 98A-678.99 giá 220 triệu đồng;...
Ngày mai (1/2), Công ty VPA sẽ đưa lên sàn đấu giá 10.000 biển số. Trong đó, phiên đấu buổi sáng với 5.000 biển số gồm các biển đáng chú ý như: 29K-101.01; 29K-101.10; 29K-111.66; 14A-888.11; 51L-099.89; 29K-090.90; 29K-091.11; 30L-001.10; 51L-100.10; 29K-098.88;...
Phiên đấu buổi chiều có các biển đẹp đáng kể gồm: 14A-888.09; 14A-888.44; 14A-890.00; 19A-567.86; 30K-996.00; 51L-100.02; 94A-096.66; 30K-808.00; 51L-101.00; 29K-099.88; 29K-088.68; 29K-090.09;...
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chuyển đổi số là việc của chính mỗi tổ chức. Và việc này cần phải xuất phát từ nhận thức, từ quyết tâm và mức độ nắm rõ tình hình của tổ chức. Mỗi tổ chức, cá nhân là khác nhau, do đó, cần có những chiến lược khác nhau. Chiến lược chuyển đổi số không phải là một bản chiến lược ứng dụng công nghệ số. Chiến lược chuyển đổi số không phải là một bản kế hoạch ngắn hạn, cũng không phải là một bản kế hoạch dài hạn. Một bản chiến lược phù hợp thường hoạch định cho giai đoạn từ 3-5 năm.
Chiến lược chuyển đổi số do người đứng đầu chỉ đạo xây dựng và phải lan tỏa, thấm nhuần tới từng thành viên của tổ chức. Chiến lược chuyển đổi số bắt đầu từ tầm nhìn của người đứng đầu, nhưng khi thực thi cần không ngừng đo lường, kiểm nghiệm thực tế xem điều gì đang đi đúng hướng và điều gì không, sau đó nhanh chóng điều chỉnh theo thực tế.
(Theo "Cẩm nang Chuyển đổi số" - Bộ Thông tin & Truyền thông)
" alt=""/>Xây dựng chiến lược chuyển đổi số như thế nào?