CMC Telecom, là một thành viên của tập đoàn Công nghệ CMC, trong suốt 16 năm phát triển đã không ngừng nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại, rõ nét và đặc biệt luôn đề cao cơ hội phát triển của sự nghiệp cho từng cá nhân. Chính nhờ cam kết này, CMC Telecom đã trở thành điểm đến lý tưởng, nơi các nhân tài có thể cống hiến và cảm thấy được trân trọng.
Khu vực châu Á đang trên đà phát triển mạnh mẽ, dự kiến tạo ra 43% cơ hội doanh thu toàn cầu trị giá 10,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2030, thể hiện sự ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới. Sự bùng nổ mạnh mẽ này không chỉ xuất hiện ở cấp độ đất nước vĩ mô, mà còn đến từ những cá nhân nhỏ luôn cố gắng đóng góp cho sự phát triển chung của cả tổ chức, doanh nghiệp. Với gần 1.000 nhân sự CMC Telecom, doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực hạ tầng số đã trở thành ví dụ điển hình trong việc đặt con người làm trụ cột trọng tâm để thúc đẩy thành công.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với TradeFlock, đại diện CMC Telecom đã bày tỏ quan điểm về giá trị nhân sự: “Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là xây dựng một nơi làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và năng động, nơi nhân viên cảm thấy tự hào khi được trân trọng, hỗ trợ, và trao quyền. Chúng tôi tin rằng sự đầu tư vào con người sẽ cho thấy kết quả rõ ràng trong mọi khía cạnh phát triển của công ty”.
Giá trị cốt lõi định hình văn hóa doanh nghiệp
CMC Telecom xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên năm giá trị cốt lõi: Sáng tạo (Creativity), Cam kết (Commitment), Tốc độ (C-Speed), Hướng khách hàng (Customer Centric), và Chuyên nghiệp (Professionalism). Đây chính là kim chỉ nam cho cách thức làm việc và phát triển giữa những con người CMC.
Thứ nhất, “Tốc độ” giúp CMC Telecom luôn thích nghi nhanh chóng và đi đầu trước xu hướng công nghệ trên thị trường. Thứ hai, “Chuyên nghiệp” tạo ra môi trường tôn trọng và tin cậy, từ cách thể hiện bản thân đến cách tương tác với khách hàng và đồng nghiệp. Thứ ba, tinh thần “Hướng khách hàng” được thể hiện qua việc đặt khách hàng trong từng suy nghĩ và hành động, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng sâu sát nhất với nhu cầu thực tế của khách hàng, trở thành đối tác có sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc. Thứ tư, “Sáng tạo” là nguồn cảm hứng phát huy khả năng đổi mới, khuyến khích mỗi cá nhân nghĩ khác biệt và đưa ra ý tưởng đầy đột phá. Cuối cùng, “Cam kết” về chất lượng và tinh thần làm việc đội nhóm là nền tảng khiến CMC Telecom trở thành nhà cung cấp dịch vụ toàn diện hàng đầu cũng như một trong những công ty đáng làm việc nhất tại châu Á.
Trải nghiệm Nhân viên (EX) trở thành chiến lược trọng tâm
Tại CMC Telecom, Trải nghiệm Nhân viên (Employee Experience - EX) đã trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp. Thông qua các chương trình phát triển cá nhân và các hoạt động gắn kết nội bộ, CMC Telecom mang đến cho đội ngũ nhân sự cơ hội phát triển bản thân toàn diện. Sự đa dạng trong môi trường làm việc tại CMC Telecom được xây dựng từ tinh thần sáng tạo, nơi các ý tưởng độc đáo và góc nhìn mới mẻ luôn được khuyến khích. Theo chia sẻ của đại diện CMC Telecom: “Những ý tưởng lớn xuất phát từ những người dám nghĩ khác biệt, và chính sự đa dạng này đã trở thành tài sản quý giá của công ty. Một tổ chức đa dạng không chỉ giúp công nhận và phát huy thế mạnh của mỗi nhân viên mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, cải thiện hình ảnh thương hiệu, giúp công ty phát triển bền vững hơn".
TradeFlock là một tạp chí kinh doanh quốc tế nổi bật, tập trung vào việc cung cấp thông tin và tài nguyên cho các doanh nhân, nhà lãnh đạo, và chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh. Tạp chí chuyên đăng tải các bài viết liên quan đến tài chính, quản trị, khởi nghiệp, công nghệ, marketing và chiến lược quản lý, nhằm giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đạt được sự phát triển bền vững. Một điểm đặc trưng của TradeFlock là các chương trình vinh danh và xếp hạng những doanh nghiệp xuất sắc. Giải thưởng “Best Companies to Work for in Asia” (Nơi làm việc tốt nhất châu Á) được tổ chức định kỳ nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc lý tưởng và phát triển con người. Tạp chí này được biết đến rộng rãi trong khu vực châu Á và trên toàn cầu và là nguồn tài liệu quan trọng dành cho doanh nhân và lãnh đạo, hỗ trợ cập nhật xu hướng, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy phát triển bền vững. |
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC Telecom đạt danh hiệu ‘Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024’Ông Đặng Trần Phong yêu cầu hai Phòng nói trên báo cáo nội dung kiểm tra với UBND huyện trước ngày 10/11.
Trước đó, ngày 10/11/2020, bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Can Lộc gửi tờ trình tới UBND huyện xin cấp 540 triệu đồng để mua phần mềm quản lý thư viện thiết bị (TVTB) và trường học cho 34 đơn vị.
Hai ngày sau, UBND huyện ra quyết định trích 540 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 cho các trường học.
Cụ thể, huyện Can Lộc đã cấp 30 triệu đồng để triển khai phần mềm quản lý cho Phòng GD-ĐT và 510 triệu đồng cấp cho 34 trường (bao gồm 19 trường tiểu học và 15 trường THCS) để mua phần mềm này.
Cùng ngày, công ty CP Thiết bị và giải pháp phần mềm Việt Nam - QT đã gửi báo giá về cho các trường trực thuộc Phòng GD-ĐT huyện Can Lộc.
Sau đó, nhân viên thư viện các trường THCS và tiểu học được tập huấn cách sử dụng phần mềm. Mỗi trường đã dùng số tiền được cấp để mua phần mềm quản lý TVTB, giá trị 15 triệu đồng/trường.
Hiện nay, rất nhiều hiệu trưởng, nhân viên thư viện cho rằng phần mềm này dính lỗi, song vẫn chưa được khắc phục để đưa vào sử dụng.
Mặc dù UBND huyện Can Lộc cấp 540 triệu đồng cho Phòng GD-ĐT và các trường mua phần mềm nói trên, song bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng phòng GD-ĐT huyện này lại cho rằng phần mềm quản lý thiết bị thư viện được một công ty ở Hà Nội cung cấp miễn phí.
"Nhà trường và Phòng không phải bỏ bất cứ kinh phí nào. Họ cấp kinh phí trực tiếp về trường, rồi trường làm giấy thanh toán, chứ Phòng không quản lý tài chính”, bà Hường nói.
Trung Quốc ‘tỏ thái độ’
Theo quan chức tình báo cấp cao của Mỹ là James Clapper, Trung Quốc có vẻ nhưrất ‘thất vọng’ với giọng điệu hiếu chiến từ Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh vẫn muốnduy trì chế độ này như một ‘vùng đệm’ ở biên giới phía đông bắc.
Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ nói với các nhà lập pháp rằng lãnh đạo trẻ KimJong Un đang thử sức kiên nhẫn của Trung Quốc.
“Trung Quốc đang có lớp lãnh đạo mới và chúng tôi có những dấu hiệu cho thấyrằng Trung Quốc đang thực sự thất vọng với hành động và lời lẽ hiếu chiến củaKim Jong Un” – ông Clapper phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Tình báoQuốc hội.
Tuy nhiên, ông Clapper cũng nói thêm là hiện chưa rõ vị lãnh đạo trẻ củaTriều Tiên có đi theo các bước của cha mình trong cách tiếp cận với Trung Quốchay không.
“Không giống như cha ông ấy, tôi nghĩ rằng ông ấy (Kimg Jong Un) đang đánhgiá thấp sự thất vọng của Trung Quốc về chính ông ấy và sự bối rối của Bắc Kinhtrước hành động của ông” – Clapper nói thêm.
Ủy ban Tình báo của Quốc hội Mỹ cũng nhấn mạnh rằng ông Kim Jong Un vẫn làmột ẩn số thậm chí với các bộ máy tình báo mạnh nhất thế giới. Các quan chức cấpcao vẫn lên tiếng lo ngại rằng lãnh đạo Triều Tiên có thể còn khó đoán hơn cảcha, ông của ông ta trước đó.
“Không ai biết được là ông ta sẽ hành động như thế nào vì ông ấy bốc đồng” vàcó vẻ như ‘không gượng gạo như cha ông ấy mỗi khi sắp sửa có hành động gây hấn’ – Clapper nói.
“Với cha ông ấy (Kim Jong Il) thì trước tiên là rất dữ dội, sau đó lại thoáibộ. Chúng ta chưa thấy điều đó ở Kim Jong Un”.
Clapper cho rằng Kim Jong Un bị ảnh hưởng từ đường lối quân sự cứng rắn củaTriều Tiên trước khi ông ta lên tiếp quản quyền lực, nhưng người chú và cô củalãnh đạo này dường như đã đóng vai trò gây ảnh hưởng ôn hòa hơn.
“Mục tiêu chính của ông ta là củng cố và khẳng định uy quyền của mình”.
‘Tôi không nghĩ là ông ấy muốn một trận chiến cuối cùng, mà chỉ là ông ấymuốn bằng cách nào đó có được sự công nhận của thế giới, đặc biệt và quan trọngnhất là từ Mỹ, rằng Triều Tiên trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốchạt nhân.
Clapper cũng nói thêm là Bắc Kinh đang phải đối mặt với một tình thế ‘tiếnthoái lưỡng nan’ vì Triều Tiên vẫn là một bức ‘tường thành’ cho Trung Quốc, vàcác lãnh đạo Bắc Kinh không muốn có bất kỳ bước đi nào dẫn tới sự sụp đổ củaBình Nhưỡng.
Viễn cảnh tồi tệ nhất với Bắc Kinh là một cơn chấn động có thể ‘giúp thốngnhất bán đảo Triều Tiên’, vì nó sẽ khiến Mỹ áp sát ngay cửa ngõ Trung Quốc.
“Về mặt địa chính trị, Trung Quốc rất nhạy cảm khi có một vùng đệm ở TriềuTiên” – ông Clapper khẳng định.
Thực tế khó tin?
Trong một động thái liên quan, Mỹ hôm qua quả quyết rằng Triều Tiên không cócái gọi là ‘tên lửa hạt nhân’ khi các quan chức tìm cách ‘nói giảm’ về thông tintình báo rò rỉ, trong đó cảnh báo việc Bình Nhưỡng có vẻ như đã thành công khixây dựng đầu đạn nguyên tử có thể lắp đặt lên tên lửa đạn đạo.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Litte nói: ‘Sẽ là không chính xác nếu chorằng Triều Tiên đã thử nghiệm, phát triển hoặc chứng thực đầy đủ các kiểu tiềmlực hạt nhân như được nêu’ trong thông tin tình báo.
Tuyên bố trên đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà lập pháp nhận được báo cáotừ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) trong phiên điều trần sáng ngày hôm qua.Bản báo cáo này dường như đã làm thay đổi quan điểm của Washington về chươngtrình hạt nhân Triều Tiên.
Đánh giá của DIA nói rằng các nhà phân tích của Mỹ ‘tin ở mức độ chừng mựcrằng Triều Tiên hiện đang có vũ khí hạt nhân có thể được phóng đi bằng tên lửađạn đạo’ nhưng mức độ tin cậy của vũ khí này rất ‘thấp’.
Bản báo cáo này đã cho thấy lần đầu tiên chính phủ Mỹ buộc phải nghĩ đến việcTriều Tiên có thể đã thành công trong việc thu nhỏ thiết bị hạt nhân để đặt lêntên lửa.
Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng điều này không thay đổi đánh giá củaWashington rằng Bình Nhưỡng vẫn chưa tới lúc có thể bắn tên lửa đạn đạo có gắnđầu đạn hạt nhân.
“Triều Tiên chưa bao giờ chứng minh được khả năng này và chúng tôi không tinrằng họ có thể làm được điều đó vào lúc này” – vị quan chức nói.
Mỗi ngày một lời đe dọa
Cũng trong ngày hôm qua, Triều Tiên lại đưa ra một loạt đe dọa mới với tuyênbố đi kèm là họ đã có ‘các phương tiện không kích mạnh mẽ’ để dự phòng.
Lời đe dọa này ám chỉ vào vụ phóng tên lửa mà Mỹ và Hàn Quốc, Nhật đang longại.
Trong khi đó, trên các đường phố Bình Nhưỡng, người dân Triều Tiên lại chuyểnsang tập trung cho các lễ hội kỷ niệm một năm lãnh đạo Kim Jong Un đảm nhiệm vịtrí cao nhất trong đảng Lao động, và ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Nhiều lời chỉ trích cũng nhằm vào Bình Nhưỡng trong thời giannafy. Nhóm cácquốc gia G-8 đang họp tại London đã chỉ trích các ‘giọng điệu hiếu chiến’ củaTriều Tiên, cảnh báo rằng hành động và lời lẽ như vậy chỉ khiến quốc gia này bịcô lập thêm.
Còn tại Seoul, Bộ trưởng Thống nhất Ryoo Kihl-jae đã hối thúc Bình Nhưỡngtham gia đàm phán và đưa công nhân trở lại khu công nghiệp để làm việc.
“Chúng tôi thúc giục phía Triều Tiên không để cho khủng hoảng lan ra thêmtrên bán đảo Triều Tiên” – ông Ryoo nói.
Lê Thu(theo CAN/Reuters/AP)
Các tin liên quan |
Nhìn pháo Triều Tiên, chẳng ai muốn đánh Các 'lá chắn khủng' đang chờ hạ tên lửa Triều Tiên Triều Tiên di chuyển tên lửa, trêu ngươi Mỹ, Hàn? Tại sao Trung Quốc buông lỏng Triều Tiên? |