Công an Q.Bình Tân, TP.HCM hiện đang điều tra truy xét vụ cướp táo tợn xảy ra ngay giữa ban ngày tại tiệm hớt tóc T.V ở đường Nguyễn Cửu Phú, P.Tân Tạo.
Nạn nhân D.T.L.H (SN 1983, quê Trà Vinh) khai báo, lúc 10h45 trưa 18/12 chị đang ngồi trong tiệm tóc trên thì có 2 thanh niên xộc vào. 2 người này dùng hung khí màu đen mà chị chưa rõ loại gì, chích vào lưng…
Chị H chưa kịp phản ứng thì bị chúng dùng tay kẹp cổ, nhanh tay tháo 2 bộ vòng xi-men đeo trên tay chị rồi tẩu thoát. Chị H kêu cứu nhưng gần trưa vắng vẻ và chúng tẩu thoát khá nhanh.
Trình báo với công an, chị H khai báo, 2 bộ vòng xi -men bị cướp có tổng giá trị khoảng 22 triệu đồng.
Trong một vụ khác, công an Q.7 cũng đang truy xét vụ cướp xảy ra trên địa bàn. Nạn nhân là bà L.T.D.H (SN 1973, ngụ huyện Nhà Bè).
Bà H khai, khoảng 5h sáng ngày 18/12, bà đang điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường Nguyễn Thị Thập, P.Bình Thuận, Q.7. Lúc này, bà bị 2 thanh niên đi trên 1 xe gắn máy ép sát, chặn đầu xe, dùng hung khí nhọn khống chế.
Sau đó chúng cướp xe hiệu Wave của bà rồi tẩu thoát. Trong sáng cùng ngày, bà H đã trình báo công an địa phương.
Linh An
" alt=""/>Nhiều vụ cướp táo tớn ở Sài GònTheo cảnh sát địa phương, thiếu niên bám vào đuôi xe tải tên Liu, 14 tuổi. Điều đáng nói, thiếu niên này không chỉ 1 lần mà đã nhiều lần bám tay vào đuôi xe tải, xa bồn đang chạy.
Đoạn video được cảnh sát địa phương cung cấp cho thấy, Liu vừa điều khiển xe đạp vừa bám tay vào đuôi tải. Hành động này lặp lại nhiều lần với những chiếc xe tải, xe bồn khác.
Cảnh sát địa phương đã thông báo vụ việc cho bố mẹ Liu và yêu cầu họ về giáo dục con trai để không xảy ra hành động liều lĩnh, nguy hiểm như vậy.
Hành động khó hiểu và liều lĩnh của thiếu niên trên cũng khiến nhiều người bức xúc. Việc làm này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân nam thanh niên mà còn có thể làm liên lụy các phương tiện tham gia giao thông khác.
Phương Linh (Theo Newsflare)
Bạn đã từng chứng kiến những khoảnh khắc va chạm đánh cảnh báo trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình và tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!
Chiếc xe ô tô con dừng chờ đèn đỏ bị xe ben húc mạnh văng vào xe bồn. Sau va chạm, chiếc ô tô bị bẹp rúm nhưng tài xế may mắn sống sót.
" alt=""/>Thiếu niên đi xe đạp bám vào đuôi xe tảiTrong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thể hiện quyết tâm xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030, trong đó xác định phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Theo Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, Thái Nguyên thực hiện chuyển đổi số với ba trụ cột chính: Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 vươn lên thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Nhờ triển khai đồng bộ, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, ngay từ những ngày đầu năm, Chương trình chuyển đổi số của tỉnh đã ghi nhận những kết quả khả quan.
Về chính quyền số, đến nay UBND tỉnh đã công bố 1.231 thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện thực hiện cung cấp và thực hiện mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Hệ thống Cổng thông tin điện tử, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hội nghị truyền hình trực tuyến đang vận hành tốt và phát huy hiệu quả.
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thái Nguyên tại trụ sở UBND tỉnh đã được triển khai xong phần nền tảng điều khiển và hệ thống CNTT đồng bộ, hiện đại. Ngoài ra, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành liên quan triển khai xây dựng quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh người dân; hồ sơ sức khỏe toàn dân; tích hợp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với chức năng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia…
![]() |
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thái Nguyên |
Về kinh tế số, Thái Nguyên đang thực hiện thí điểm phần mềm ứng dụng quản lý cây xanh thông minh trên bản đồ số để Hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động; đưa vào sử dụng website OCOP Thái Nguyên, website Chè Thái Nguyên, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên. Đến nay, dịch vụ cung cấp điện mới cho khách hàng được thực hiện 100% qua phương thức điện tử, sử dụng chữ ký số đối với cả bên mua và bên bán điện. Tỉnh cũng triển khai sử dụng thẻ khách hàng và thanh toán trực tuyến qua các hệ thống thanh toán trực tuyến và ngân hàng.
Trong lĩnh vực xã hội số, các ngành y tế, giáo dục, lao động…của tỉnh đang tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành trở thành dữ liệu dùng chung trong toàn tỉnh; triển khai xây dựng và khai thác các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân trên mọi mặt đời sống xã hội.
Thực hiện đồng bộ 37 nhiệm vụ, quyết tâm chuyển đổi số
Tỉnh Thái Nguyên được đánh giá là có nhiều điều kiện thực hiện chuyển đổi số. Đây là tỉnh thứ 4 trong cả nước có khu CNTT tập trung, với Khu CNTT tập trung Yên Bình. Cùng với đó, hạ tầng viễn thông của Thái Nguyên cũng được đánh giá tương đối tốt, việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính qua mạng đạt 34,87%, tỷ lệ xử lý hồ sơ điện tử đạt 65,84%. Mạng lưới cáp quang được kéo đến 98% số xóm, bản, tổ dân phố, trong đó 52% số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng, tốc độ cao.
Bởi vậy trong Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên tự tin phấn đấu đến năm 2025 có 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập, bao gồm cả thiết bị di động; 100% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
Tỉnh cũng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm trên 20% GRDP, có trên 3.000 doanh nghiệp số; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Phổ cập mạng di động 4G/5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Đặc biệt phấn đấu thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng.
![]() |
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (UBND huyện Phú Lương) được trang bị nhiều thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn |
Để đạt mục tiêu đó, Thái Nguyên đề ra 37 nhiệm vụ ở cả 3 trụ cột chính, trong đó 8 nhiệm vụ phát triển Xã hội số; 11 nhiệm vụ phát triển Kinh tế số; 13 nhiệm vụ xây dựng Chính quyền số và 5 nhiệm vụ xây dựng Hạ tầng đô thị thông minh. Kế hoạch cũng đưa ra 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số gồm: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp, du lịch.
Nói về quyết tâm chuyển đổi số, ông Trịnh Việt Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Thái Nguyên đã trở thành một trong những địa phương đầu tiên xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số; lấy ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên. Điều đó thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt thời cơ và ý chí quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng xã hội và người dân tỉnh Thái Nguyên để mở ra những cơ hội phát triển mới, chủ động đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, là bước đi phù hợp với xu thế của đất nước, khu vực và thế giới”.
Tin rằng giai đoạn 2021 - 2025 là thời điểm vàng để tỉnh tăng tốc chuyển đổi số, tạo nền tảng, động lực cho sự phát triển, để chính quyền và người dân Thái Nguyên được thụ hưởng môi trường sống thông minh rộng khắp và hiệu quả.
Lựa chọn ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số của tỉnh, Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trong cả nước có ngày chuyển đổi số. Đây là sự kiện ghi dấu ấn và là hoạt động thường niên sau này giúp tỉnh đánh giá, nhìn nhận kết quả thực hiện chuyển đổi số; tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu các giải pháp, kết nối cung, cầu chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số. |
Ngọc Hân
" alt=""/>Thái Nguyên quyết vào Top 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số