Đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ 8 liên tiếp là ĐH Oxford (Anh). Những trường còn lại trong top 5 có sự thay đổi so với năm ngoái khi ĐH Stanford lên vị trí thứ 2, ĐH Harvard xuống vị trí thứ 4. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tăng hai bậc lên vị trí thứ 3, trong khi ĐH Cambridge xuống vị trí thứ 5.
Mỹ có nhiều đại diện lọt vào bảng xếp hạng nhất và có tới 7 trường lọt vào top 10. Trong khi đó, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, trở thành một trong những nước có nhiều trường lọt bảng xếp hạng thế giới.
Dù vậy, các trường của Trung Quốc đang tiến dần hơn tới top 10, gồm ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh đều tăng vài bậc, lên vị trí thứ 12 và 14.
Bảng xếp hạng năm nay được xét dựa trên 18 chỉ số, trong đó có chất lượng nghiên cứu (30%), chất lượng giảng dạy (29,5%), môi trường nghiên cứu (29%), triển vọng quốc tế (7,5%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (4%).
Lý do dẫn đến lệnh cấm của ACBS là vì phía Việt Nam tổ chức một số giải đấu billiards tại Hà Nội trong thời gian qua. Gần nhất, Việt Nam tổ chức giải Pool Hà Nội Open vào tháng 10/2023. Giải này được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho phép diễn ra, thuộc hệ thống World Nineball Tour (WNT) của Matchroom Pool.
Ngoài ra, Hà Nội cũng cấp phép tiếp tục tổ chức giải pool kể trên vào tháng 10/2024 và chặng đấu PBA (Hiệp hội Billiards chuyên nghiệp của Hàn Quốc), dự kiến trong tháng 8/2024.
Với lệnh cấm này, các cơ thủ của tuyển billiards Việt Nam không được dự Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á 6 (AIMAG 6) vào tháng 11 tới tại Thái Lan. Ngoài ra, giải Billiards Carom 3 băng vô địch cá nhân thế giới tại Bình Thuận vào tháng 9 có thể bị ảnh hưởng.
Với các VĐV, Trần Quyết Chiến, Bao Phương Vinh và nhiều cơ thủ khác sẽ bị trừ điểm và rớt hạng trên BXH thế giới, từ đó gặp rất nhiều bất lợi khi tham dự các giải đấu lớn trong tương lai.
Sau khi nhận được lệnh cấm, Chủ tịch Liên đoàn Billiards &Snooker Hà Nội Nguyễn Ngọc Hà cho biết, ACBS đã ra án phạt không đảm bảo về mặt pháp lý, không phù hợp với xu thế phát triển thực tế, không đúng với Hiến chương của Ủy ban Olympic quốc tế và châu Á.
Theo ông Hà, các giải đấu này được tổ chức hoàn toàn đúng thẩm quyền và đúng luật. Đây là giải đấu thể thao quần chúng quốc tế. Ban Tổ chức giải tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy trình, thủ tục, quy định đối với một giải thi đấu thể thao nói chung, giải thi đấu thể thao quần chúng quốc tế nói riêng.
Luật Thể dục Thể thao sửa đổi bổ sung năm 2018, quy định ở khoản 5 điều 1 có quy định: "UBND các cấp quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng của địa phương mình".
Theo Liên đoàn Billiards và Snooker Hà Nội, căn cứ các quy định xử phạt của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thể thao như Hội đồng Olympic châu Á (OCA), Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hoặc một đại hội khu vực (SEA Games), án phạt VĐV, HLV... phải được thực hiện trên từng đội, từng cá nhân dựa trên căn cứ cụ thể, không thể xử phạt tất cả VĐV nếu không có căn cứ cụ thể về việc vi phạm.
Điều đáng nói, ACBS chỉ đưa ra lệnh cấm với các VĐV Việt Nam, trong khi các quốc gia khác tổ chức những giải đấu không thuộc ACBS lại không bị "tuýt còi".
Trao đổi với VietNamNet, đại diện công an huyện Nhà Bè cho biết ngay sau khi nắm thông tin đã cử công an địa phương đến ổn định an ninh trật tự. Liên quan vấn đề trường nợ tiền phụ huynh, công an địa phương đang trong quá trình làm việc với các bên để nắm thông tin.
Trao đổi với báo chí, một phụ huynh cho biết vào tháng 2/2018, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam thông qua người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch HĐQT trường - ký hợp đồng vay vốn của anh, tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng, lãi suất 0%.
Đổi lại, hai con anh được hỗ trợ học tập, đào tạo miễn học phí trong thời gian học chính khóa tại trường. Theo hợp đồng, trường sẽ trả lại số tiền vay khi con anh kết thúc học tại trường hoặc chuyển trường.
Tuy nhiên, khi con phụ huynh này đã hoàn thành thủ tục chuyển trường từ lâu, quá thời hạn thanh toán, qua nhiều buổi làm việc với trường và cả bà Út Em, trường vẫn không hoàn trả lại khoản tiền đã vay nói trên.
Nhiều phụ huynh khác cũng cho trường vay vốn hàng tỷ đồng theo chương trình hoàn lại học phínhư vậy. Theo hợp đồng này, phụ huynh sẽ đóng một khoản tiền lớn gọi là đầu tư hoặc cho vay vốn với số tiền hàng tỷ đồng, đổi lại phụ huynh sẽ không phải đóng học phí trong quá trình con theo học tại trường. Theo hợp đồng, trường sẽ trả lại số tiền vay từ phụ huynh khi trẻ kết thúc chương trình tại trường hoặc hoàn thành thủ tục chuyển trường.
Được biết một phụ huynh khác còn cho trường vay số tiền lên đến 8 tỷ đồng thông qua nhiều hợp đồng vay. Vậy nhưng, đến nay, phụ huynh này chỉ nhận được số tiền là 250 triệu đồng, mọi cam kết hoàn trả từ bên vay đều không được thực hiện.
Còn trường hợp chị K. cho trường vay 4 tỷ đồng bằng hợp đồng vay vốn cùng cam kết hoàn trả trong vòng 60 ngày khi con chị học xong hoặc hoàn tất thủ tục chuyển trường. Đến nay, việc trả tiền theo hợp đồng này đã không được bên vay thực hiện, chị vẫn không lấy lại được tiền.
Theo các phụ huynh, gần đây mọi liên hệ qua nhiều kênh với Chủ tịch HĐQT trường và trường đều không thực hiện được. Họ nhiều lần đến tận trường, tìm đến nhà nhưng đều không thể gặp. Chưa kể, khi phụ huynh đến trường muốn gặp bà Út Em và nhà trường để trao đổi còn bị bảo vệ chặn không cho vào.
Các phụ huynh cũng đã gửi đơn tố cáo về sự việc lên Sở GD-ĐT TPHCM.
Theo tìm hiểu của VietNamNet,Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam (AISVN) có Chủ tịch Hội đồng Trường là bà Nguyễn Thị Út Em. Đây là một trong những ngôi trường có học phí cao top đầu trên địa bàn TP.HCM.
Theo giới thiệu của website trường, từ năm 1997, bà Út Em đã bắt đầu tìm hiểu mô hình giáo dục quốc tế cho học sinh Việt Nam. Bà Em thành lập AISVN vào tháng 8/2006, với tầm nhìn một trường quốc tế phổ thông liên cấp, từ cấp mẫu giáo đến lớp 12, không giới hạn về số lượng học sinh là người Việt Nam, hoạt động theo tiêu chí phi lợi nhuận.
AISVN được thiết kế trên khuôn viên rộng 6,5 hecta tại Nhà Bè và đã có gần 1.300 học sinh theo học, trong đó 90% học sinh là người Việt Nam và số còn lại thuộc 21 quốc tịch khác. Trường cũng đã có kế hoạch mở rộng khuôn viên trường thêm 7 ha.
Trước đó, theo thông tin từ Tạp chí điện tử VIETTIMES, CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS (AIE) được thành lập vào giữa tháng 10/2018, địa chỉ trụ sở đặt tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là giáo dục tiểu học.
Ngoài AIE, bà Nguyễn Thị Út Em còn đứng tên tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục khác. Theo tìm hiểu, AISVN được khởi công xây dựng vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư khoảng 90 triệu USD, chủ đầu tư thời điểm đó được xác định là Công ty TNHH Quản trị Tài nguyên Tri thức (Tài nguyên Tri thức). Đây cũng là doanh nghiệp mà bà Út Em cùng hai cổ đông họ Hồ của AIE góp vốn thành lập.
Còn theo Cổng thông tin tài chính - chứng khoán Vietstock, ngày 26/1/2022, Giáo dục quốc tế Mỹ AIS đã phát hành 250 tỷ đồng lô trái phiếu AIECH2223001 kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 26/7/2023. Lãi suất cố định 11.5%/năm. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Bảo Việt.
Tuy nhiên, đến ngày 26/7/2023, Công ty gia hạn thời gian tất toán lô trái phiếu trên thêm 6 tháng, đến 26/1/2024, đồng thời lãi suất điều chỉnh từ 11.5% lên 12%/năm. Tổng mệnh giá còn đang lưu hành là 200 tỷ đồng.
Ngoài lô trái phiếu trên, Giáo dục quốc tế Mỹ AIS còn lô AIECH2224002 phát hành ngày 8/9/2022, kỳ hạn hai năm, đáo hạn vào 8/9/2024. Tổng giá trị theo mệnh giá gần 318 tỷ đồng, lãi suất cố định 10.5%/năm.
Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS thành lập ngày 15/10/2018, ngành nghề kinh doanh chính về giáo dục tiểu học. Vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng với ba cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Thị Út Em (Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật) sở hữu 90%, ông Hồ Quang Trung sở hữu 9.9%, ông Hồ Quang Tri 0.1%.
Đáng chú ý, chỉ 10 ngày sau khi thành lập, Giáo dục quốc tế Mỹ AIS đã nâng vốn điều lệ lên tới 1 ngàn tỷ đồng, gấp 20 lần, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.