Ông Nguyễn Thành Nam, Cựu Tổng giám đốc của Tập đoàn FPT. |
Ông Nam thổ lộ bản thân có chút buồn khi nghĩ đến việc tại sao những em học sinh giỏi nhất, có điểm thi đại học cao nhất cứ phải vào cả ngành y, hay phòng cháy chữa cháy. Hiện nay, xã hội còn rất nhiều lĩnh vực có nhu cầu thực sự và rất cần những người rất giỏi.
“Có một ít thành công chẳng qua bởi chúng tôi là những người chịu học, và học bất cứ cái gì mà cuộc sống đòi hỏi, yêu cầu. Cuộc đời mới là trường đại học lớn nhất, và tinh thần học hỏi đó phải giữ được không phải chỉ bây giờ mà cho đến cả khi các em bắt đầu gặp những khó khăn đầu tiên của cuộc đời” - ông Nam nói.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng kiến thức học được ở trường mới chỉ là nền tảng, và việc tự học và học tập suốt đời mới là điều quan trọng để sinh viên trưởng thành sau này.
Cùng đó, ông Tớp chỉ ra những ngộ nhận, thói quen sai lầm của hầu hết sinh viên hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến căn bệnh lười và thụ động khi tiếp nhận kiến thức.
Trước câu hỏi của một sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Kinh tế quốc dân, rằng “Học đại học có thực sự quan trọng không khi sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều tới 80%?”, ông Tớp cho rằng về số đông việc học đại học vẫn cần thiết.
Tuy nhiên, học đại học mới chỉ cung cấp kiến thức ban đầu rất nền tảng để các bạn trẻ lập nghiệp sau này.
“Cũng có nhiều sinh viên của tôi lấy các tấm gương của các tỷ phú rằng tầm bằng đại học không quan trọng và cũng đã có những sinh viên bỏ học ngang chừng và sau này mở nên những công ty lớn. Tuy nhiên, đó là những trường hợp cá biệt, tôi nghĩ đa phần chúng ta làm việc cũng cần phải qua đào tạo. Những người xuất chúng hoặc có đầu óc đặc biệt thì có thể họ không cần những cái đó còn về cơ bản học đại học là cần thiết”.
Ngoài ra, theo ông Tớp, sinh viên cũng cần phải xác định hướng đi tương lai của mình, bởi nếu học xong mà không có việc làm thì rất đáng buồn. Ông Tớp cho rằng các trường đại học cũng phải có trách nhiệm trong chuyện này.
Những điều đừng bỏ phí ở đại học
Theo ông Tớp, để quãng thời gian đại học hiệu quả, thì việc đầu tiên các sinh viên phải xác định mục tiêu là cái đích phải đến và cái đam mê mà mình cần phải có.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. |
Ông Tớp chia sẻ, trên thực tế, nhiều sinh viên vào được các trường đại học mơ ước với chất lượng đầu vào rất tốt, nhưng sau đó số bị đào thải cũng không ít bởi rất nhiều lý do.
“Môi trường đại học yêu cầu chúng ta phải tự chủ, tự giác trong học tập. Nếu không chủ động lập kế hoạch thì dễ bị lao dốc, đặc biệt với các em có tâm lý "nghỉ ngơi", cho phép mình lơ là sau 12 năm phổ thông”.
![]() |
Những sinh viên năm nhất tại sự kiện "Chào sinh viên" |
“Chính sinh viên phải tự vượt qua bản thân mình bởi không có ai giám sát, khác hẳn sự sát sao của thầy cô và cả bố mẹ nữa khi ở nhà”.
Ông Nguyễn Thành Nam thì cho rằng các bạn trẻ không nên đặt nặng chuyện thành công khi còn trên ghế giảng đường. Tuy nhiên, ở môi trường đại học có rất nhiều cái hay, không nên bỏ phí.
“Thứ nhất là kết bạn. Ở đại học là quãng thời gian tốt nhất để xây dựng cộng đồng bạn bè. Bạn ở đây có thể là cả các thầy cô chứ không chỉ gói gọn nghĩa bạn bè cùng khoa, cùng lớp. Thậm chí, các em có thể kết bạn được với đại diện của các công ty khi họ vào trường. Đó chính là các mối quan hệ. Hiện giờ, sinh viên rất ít để ý đến việc xây dựng các mối quan hệ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mà em thường chờ tới khi tốt nghiệp xong, nhưng như vậy là hơi muộn”.
Thứ hai là cần có tiếng Anh và công nghệ thông tin. Cũng nên xem vị thế của công nghệ thông tin như một thứ ngoại ngữ, chứ không phải là một ngành nghề. Đó là chưa kể, mạng internet còn là một kho tư liệu vô cùng to lớn".
Ông Nam đưa ví dụ một lần đi dự hội nghị về khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐH Ngoại thương. "Các em có rất nhiều ý tưởng hay nhưng đến khi thực hiện thì lại không làm được do không nắm được công nghệ thông tin, tức là không có ai để biến các ý tưởng đó thành sản phẩm hiện thực”.
Các bạn trẻ nên yêu để chia sẻ cảm xúc nhiều hơn là một lời khuyên khác của ông Nam.
Ông Nam cũng nhấn mạnh một vấn đề lớn của giáo dục là học sinh hiện nay không biết hỏi và không dám đặt câu hỏi.
Thanh Hùng
" alt=""/>Những điều đừng nên bỏ phí khi học đại họcTiếng Việt đứng thứ 4
Báo cáo về việc sử dụng ngôn ngữ ở Mỹ năm 2011 cho thấy số người nói tiếng Việt ở Mỹ đã tăng gấp 7 lần từ năm 1980 đến năm 2010 – tỷ lệ tăng cao nhất so với tất cả ngôn ngữ khác. (Năm 1980 có khoảng 200.000 người nói tiếng Việt).
Những khu vực tập trung đông người nói tiếng Việt nhất là: Los Angeles (233.000 người), Houston (89.000 người) và Dallas-Fort Worth (61.000 người).
Trong số những người nói tiếng Việt ở Mỹ vào năm 2011, có 40% trong số đó nói tiếng Anh thành thạo.
Nhìn chung, tỷ lệ người sống ở Mỹ nói một thứ ngôn ngữ khác ở nhà ngoài tiếng Anh tăng từ 17,9% vào năm 2000 lên 19,7% vào năm 2007, và tiếp tục tăng 20,8% vào năm 2011. Tỷ lệ người nói tiếng Anh dưới mức thành thạo tăng từ 8,1% vào năm 2000 lên 8,7% vào năm 2011.
Có tất cả 381 ngôn ngữ được sử dụng ở Mỹ. Cứ 5 người sống ở Mỹ thì có 1 người nói ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh khi ở nhà. Có 6 ngôn ngữ được sử dụng bởi ít nhất 1 triệu người ở Mỹ, đó là: tiếng Trung, tiếng Tagalog (ngôn ngữ chính ở Philippines), tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức. Trong đó, tiếng Việt đứng thứ 4 về số người sử dụng, sau tiếng Tây Ban Nha (37,6 triệu người), tiếng Trung (2,9 triệu người) và tiếng Tagalog (1,6 triệu người).
Dân nhập cư, du học sinh tăng mạnh
Từ giữa những năm 1970 tới giữa những năm 1990, dân số người Việt ở Mỹ tăng lên đáng kể, chủ yếu là do số lượng người nhập cư gia tăng. Số lượng người Việt tăng 134,8% từ năm 1980 đến năm 1990, 82,6% từ năm 1990 đến năm 2000. Từ năm 2000 trở đi, tỷ lệ tăng bắt đầu giảm dần, chỉ có 37,9% từ năm 2000 tới năm 2010.
Cụ thể, số người Việt Nam ở Mỹ năm 1980 là 261.729 người, năm 1990 là 614.547 người, năm 2000 là 1.122.528 người và lên tới 1.548.449 người vào năm 2010.
Cho tới năm 2010, California được ghi nhận là bang có số lượng người Việt sinh sống nhiều nhất nước Mỹ - 581.946 người, theo sau đó là Texas với 210.913 người, Washington 66.575 người, Florida 58.470 người và Virginia 53.529 người.
5 thành phố có số lượng người Việt sinh sống nhiều nhất vào năm 2010 là: Midway (California) – 41,4%, Westminster (California) – 40,2%, Garden Grove (California) – 27,7%, Foutain Valley (California) – 20,7% và Morrow (Georgia) – 20,3%.
Báo cáo Trao đổi giáo dục quốc tế(Open Doors) năm 2013 cho thấy số lượng sinh viên quốc tế học tập ở Mỹ tăng 7% lên con số kỷ lục 819.644 sinh viên vào năm học 2012-2013. Trong đó, số lượng sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng 3,4% lên 16.098 sinh viên trong năm học 2012-2013. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 8 trong số những quốc gia có đông sinh viên nhất theo học tại Mỹ.
Cũng theo báo cáo Open Doors 2008, năm học 2006-2007 số sinh viên Việt Nam học ở Mỹ chỉ có hơn 6.000 và năm học 2007-2008 là hơn 8.000 sinh viên.
Số liệu từ Viện Giáo dục quốc tế IIE cho thấy trong hai thập niên 80 và 90, số du học sinh Việt Nam ở Mỹ rất khiêm tốn và bắt đầu tăng dần từ cuối thập niên 90.
84 thủ khoa xuất sắc được tuyên dương năm nay đều là những sinh viên tốt nghiệp với thành tích ấn tượng về học tập, rèn luyện và công tác Đoàn – Hội. Nhiều thủ khoa xuất sắc là đảng viên, là những tấm gương vượt khó vươn lên, có công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài, sáng kiến, giải pháp thiết thực, hiệu quả được giải trong nước và quốc tế.
![]() |
Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trao bằng khen cho các thủ khoa xuất sắc năm 2017. |
Theo thông tin từ Thành Đoàn Hà Nội, trong số 84 thủ khoa xuất sắc được vinh danh trong năm 2017, có 32 nam và 52 nữ. Số lượng thủ khoa theo các khối ngành khá đều, trong đó ngành ít nhất là khối ngành sư phạm, y dược có 12 thủ khoa.
Trong số 84 thủ khoa có tới 40 thủ khoa là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, chiếm tới 47,6%.
Về thành tích học tập, 50 thủ khoa có kết quả học tập đạt loại xuất sắc. Đặc biệt, có 1 sinh viên là thủ khoa kép, vừa là thủ khoa tuyển sinh đại học, vừa là thủ khoa tốt nghiệp là bạn Nguyễn Đức Quỳnh của Trường Đại học Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng có 1 sinh viên đạt điểm học tập toàn khóa tuyệt đối 4.0/4 là bạn Ngô Thị Hương Thảo, sinh viên Học viện Tài chính. Ngoài ra có nhiều trường hợp các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên trong học tập, có thành tích học tập xuất sắc.
Phát biểu tại buổi lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2017, ông Ngô Văn Qúy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, 84 thủ khoa xuất sắc được vinh danh là nguồn nhân lực chất lượng cao, một phần nguyên khí của Thủ đô và đất nước. “Các em là đại diện tiêu biểu nhất cho một lớp trí thức trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, đam mê học tập, nghiên cứu, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng” – ông Quý nói.
Đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Nội cũng căn dặn các thủ khoa hãy coi đây là bước khởi đầu để tiếp tục trau dồi, không ngừng tiến bộ, nghiên cứu, đi đầu trong tiếp cận, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của nhân loại để khởi nghiệp, lập nghiệp.
“Trong thời đại hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, Thủ đô rất cần sự tiên phong của tầng lớp trí thức trẻ với sức sáng tạo, hoài bão, đam mê và khát khao cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp phát triển, đưa Hà Nội trở thành trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo của cả nước”.
Đây là năm thứ 15 liên tiếp, thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương các Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố.
Sau 15 năm (tính cả năm 2017), đã có 1.617 thủ khoa được vinh danh, đón nhận bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội. Nhiều trong số các bạn thủ khoa được vinh danh đã thành công trong sự nghiệp, có nhiều đóng góp cho thủ đô và đất nước.
Lê Văn - Thanh Hùng
" alt=""/>Tuyên dương 84 thủ khoa xuất sắc các trường đại học