Lê Huyền
Theo thông cáo báo chí, Google nói trung tâm dữ liệu mới sẽ phục vụ hoạt động của các ứng dụng như Tìm kiếm (Search), Bản đồ (Maps) và bộ ứng dụng văn phòng Workspace chạy tác vụ AI. Trong khi đó, trung tâm đám mây sẽ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp địa phương và các tổ chức thuộc chính phủ.
“Malaysia và Google đang hợp tác thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, từ đó mở khoá tiềm năng chuyển đổi số”, giám đốc tài chính Google Ruth Porat cho hay.
Tháng 11 năm ngoái, hai bên cũng thông báo hợp tác nhằm tăng tốc đổi mới sáng tạo nội địa. Sau đó một tháng, đơn vị tiện ích của tập đoàn YTL (Malaysia) tuyên bố hợp tác với Nvidia phát triển cơ sở hạ tầng AI trong một thoả thuận trị giá 4,3 tỷ USD.
Những gã khổng lồ công nghệ khác đang có các khoản đầu tư lớn tại Đông Nam Á bao gồm Microsoft với thoả thuận cung cấp dịch vụ đám mây trị giá 2,2 tỷ USD tại Malaysia và 1,7 tỷ USD tại Indonesia.
Trong khi đó, Amazon đã công bố kế hoạch đầu tư 9 tỷ USD vào Singapore, 5 tỷ USD vào Thái Lan và 6 tỷ USD vào Malaysia.
Hãng tin tài chính Bloomberg nhận định, sau nhiều thập kỷ đóng vai trò thứ hai sau Trung Quốc và Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á đang thu hút nhiều đầu tư công nghệ hơn bao giờ hết. Chỉ riêng đối với các trung tâm dữ liệu, các công ty lớn nhất thế giới sẽ rót khoảng 60 tỷ USD trong vài năm tới vào Đông Nam Á.
Tháng 12/2023, trong buổi tọa đàm về xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, AI và cơ hội cho Việt Nam, CEO Nvidia Jensen Huang phát biểu: “Chúng tôi cam kết biến Việt Nam thành quê hương thứ hai và thành lập pháp nhân ở Việt Nam”.
Nvidia xem Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là những địa điểm tiềm năng để đầu tư, khi Phó Chủ tịch Sáng kiến AI toàn cầu Keith Strier đã đi thăm các thành phố vào tháng trước.
Giữa tháng 4, đến lượt CEO Tim Cook bất ngờ có chuyến thăm Hà Nội và khẳng định mong muốn thúc đẩy đầu tư, mở rộng hoạt động hơn nữa tại Việt Nam, song Singapore mới là nơi “nhà táo” công bố khoản đầu tư kỷ lục và úp mở khả năng xây dựng nhà máy đầu tiên ở Indonesia - nơi đang có bốn học viện lập trình do công ty thiết lập.
Gần nhất, ngày 20/5, ông Narayana Murthy - đồng sáng lập hãng phần mềm Infosys, nhân vật có sức ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ - lần đầu tiên có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại đây, người đàn ông được mệnh danh là “Bill Gates Ấn Độ” đã có cuộc gặp gỡ giới công nghệ Việt Nam tại khu Công nghệ cao Hoà Lạc. Kết thúc chuyến thăm, chưa có thoả thuận nào được ký kết.
UBND TP. Hà Nội vừa công bố danh mục 10 dự án bất động sản lớn tại các vị trí “đất vàng”, vốn là các khu tập thể cũ của Hà Nội trước đây. Trong đó, dự án có quy mô vốn đầu tư lớn nhất là đầu tư cải tạo, xây mới Khu tập thể Ngọc Khánh (quận Ba Đình), có tổng vốn đầu tư 47.000 tỷ đồng, còn dự án có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhất là đầu tư cải tạo, xây mới Khu tập thể Khương Thượng (quận Đống Đa) có quy mô vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng. Đây là những dự án đã từng được Hà Nội kêu gọi đầu tư từ nhiều năm trước, nhưng chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện hoặc đăng ký rồi bỏ cuộc.
![]() |
Việc cải tạo các chung cư cũ HN còn gặp nhiều khó khăn |
Trao đổi với phóng viênBáo Đầu tư về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, sau Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển” vừa diễn ra, Hà Nội sẽ có các cuộc đối thoại trực tiếp với các chủ đầu tư có khả năng và mong muốn thực hiện dự án. Đây là các dự án mà Thành phố đã chủ trương xã hội hóa đầu tư từ nhiều năm, nhưng chưa thực hiện được bởi những vướng mắc trong việc tổ chức đền bù, tái định cư cho các hộ dân, cũng như đòi hỏi năng lực tài chính lớn.
“Tiếng là dự án trên “đất vàng”, nhưng việc thực hiện cũng không dễ dàng gì, vì các hộ dân đang sinh sống trong các khu nhà này đòi hỏi quyền lợi rất cao. Chúng tôi đang đề xuất Thành phố có cơ chế đặc biệt cho các chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ”, ông Tứ cho biết.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng bày tỏ quyết tâm thực hiện 10 dự án chung cư cũ xuống cấp, hư hỏng, do đây là những dự án có nguy cơ đe dọa đến an toàn tính mạng của hàng vạn hộ dân; đồng thời nâng cấp hạ tầng đô thị của Thủ đô.
“Thành phố sẽ công khai 100% quyết định, chính sách, thủ tục hành chính, các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để chủ đầu tư tính toán khả năng đầu tư dự án và đề xuất phương án mà Thành phố có thể hỗ trợ”, ông Chung cho biết.
Cải tạo, xây mới chung cư cũ là những dự án hóc búa nhất của Hà Nội, số dự án cần cải tạo là rất lớn, nhưng số dự án thực hiện thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ Dự án cải tạo, xây mới Chung cư I1, I2, I3 Thái Hà, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng cho biết, cần có cơ chế rõ ràng của Nhà nước với các hộ dân thì mới có thể tháo được nút thắt trong các dự án cải tạo chung cư cũ. Theo đơn vị này, tái định cư cho các hộ dân tầng 1 là khó khăn lớn nhất khi tiến hành cải tạo chung cư cũ. Mối lợi từ khoảng không gian tầng 1 mà các hộ dân này có được khác xa với phần còn lại, khiến việc đàm phán việc tái định cư rất khó đi đến thống nhất.
Tại Dự án cải tạo chung cư C1 Thành Công do Tổng công ty Công trình giao thông 1 (Cienco1) làm chủ đầu tư, sau 8 năm tiến hành, các bên liên quan vẫn chưa thống nhất phương án đền bù, tái định cư. Nguyên nhân cũng bởi các hộ dân không đồng tình với hệ số đền bù, tái định cư mà chủ đầu tư đưa ra là 1,4 mà muốn được áp dụng hệ số bồi thường tái định cư bằng 2.
Thực tế, sau khi thực hiện các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ như B14 Kim Liên, 51 - Huỳnh Thúc Kháng, I1, I2, I3 Thái Hà… các chủ đầu tư này đã không tiến hành thêm bất kỳ dự án nào tương tự. Việc Hà Nội kêu gọi xã hội hóa đầu tư các dự án cải tạo chung cư cũ với nguồn vốn đầu tư yêu cầu lên đến 361.000 tỷ đồng sẽ chỉ là kế hoạch trên giấy, chừng nào Thành phố không đưa ra được cơ chế cụ thể và đủ mạnh để giải bài toán đền bù, tái định cư cho các hộ dân.
Theo Báo Đầu tư
" alt=""/>Hà Nội kêu gọi 361.000 tỷ đồng cải tạo chung cư cũ: Kế hoạch mới gặp trở ngại cũ