Sách xanh việc làm cho thấy, thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 là 5.990 NDT (khoảng 20,6 triệu đồng). Tỷ lệ những người có thu nhập dưới 6.000 NDT (20,7 triệu đồng) và thu nhập hàng tháng trên 10.000 NDT (khoảng 34,5 triệu đồng) chỉ vào khoảng 6,9%.
Thu nhập hàng tháng bao gồm tất cả thu nhập bằng tiền mặt hàng tháng như tiền lương, tiền thưởng, hoa hồng hiệu suất, trợ cấp phúc lợi bằng tiền mặt.
Nếu thu nhập hàng năm được tính bằng thu nhập một tháng × 12, thu nhập trung bình hàng năm của sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 có thể đạt 71.900 NDT (khoảng 248 triệu đồng).
Cuộc khảo sát cũng cho thấy một số ngành nghề thực sự có tính cạnh tranh cao hơn về mặt tiền lương. Đánh giá từ dữ liệu của 5 năm qua, thu nhập hàng tháng của nghề xử lý dữ liệu và máy tính, phát triển Internet và ứng dụng tiếp tục dẫn đầu, đứng trong top 2 trong nhiều năm.
Các nghề liên quan đến công nghệ thông tin có mức lương cao, với thu nhập trung bình hàng năm của sinh viên mới tốt nghiệp hơn 80.000 NDT (khoảng 276 triệu đồng).
Từ góc độ các ngành nghề khác nhau, dữ liệu từ Sách xanh việc làm cho thấy, trong số những ngành nghề chính sinh viên tốt nghiệp năm 2022 sẽ làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp, 10 ngành nghề có thu nhập hàng năm cao nhất là: Máy tính và xử lý dữ liệu, phát triển và ứng dụng Internet, quản lý kinh doanh, Điện tử (trừ máy tính), sản xuất/vận hành, vận tải/bưu chính viễn thông, tài chính (ngân hàng/quỹ/chứng khoán/tương lai/quản lý tài chính), máy móc/thiết bị, điện/năng lượng, chất lượng và an toàn công nghiệp.
Trong số đó, thu nhập trung bình hàng năm của ngành xử lý dữ liệu và máy tính, phát triển và ứng dụng Internet, quản lý kinh doanh, điện/điện tử (không bao gồm máy tính) và các nghề sản xuất/vận hành vượt quá 80.000 NDT (khoảng 276 triệu đồng).
Lý giải cho mức thu nhập này, Sách xanh việc làm cho rằng điều này có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu lớn về các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực máy tính trên thị trường việc làm và yêu cầu chuyên môn cao đối với các vị trí liên quan.
Đánh giá từ 10 ngành nghề hàng đầu có mức tăng trưởng thu nhập hàng năm nhanh nhất đối với sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022, điện/năng lượng, máy móc/thiết bị đo đạc cũng nằm trong số đó, với tốc độ tăng trưởng thu nhập hàng năm lần lượt là 12,6% và 19,4% so với sinh viên tốt nghiệp năm 2020.
5 năm sau tốt nghiệp, thu nhập nghề luật sư tăng 200%
Theo một nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp trung hạn của sinh viên tốt nghiệp của Viện nghiên cứu Max, thu nhập hàng tháng của sinh viên đại học vào năm 2017 sẽ là 10.709 NDT (khoảng 37 triệu đồng) sau 5 năm tốt nghiệp. Thu nhập trung bình hàng năm có thể đạt 128.500 NDT (khoảng 443 triệu đồng).
Mức lương của sinh viên tốt nghiệp tham gia phát triển và ứng dụng Internet, máy tính và xử lý dữ liệu vẫn dẫn đầu, với thu nhập hàng năm vượt quá 180.000 NDT (khoảng 620 triệu đồng) sau 5 năm tốt nghiệp.
“Sách xanh việc làm” cho thấy xét về tốc độ tăng trưởng thu nhập hàng năm, luật sư/điều tra viên pháp luật có mức tăng trưởng thu nhập hàng năm cao nhất. Được biết, 5 năm sau khi tốt nghiệp, thu nhập hàng năm có thể đạt 150.300 NDT (khoảng 518 triệu đồng), tăng 200% so với cùng năm tốt nghiệp.
Được biết, ngưỡng có việc làm trong các ngành nghề liên quan đến luật sư là tương đối cao và mức lương khởi điểm của những người hành nghề vừa tốt nghiệp cử nhân là tương đối thấp.
Với việc nâng cao trình độ học vấn sau đó, tăng số năm làm việc, tích lũy kinh nghiệm và có được các chứng chỉ bằng cấp liên quan, sinh viên tốt nghiệp ngành luật tại Trung Quốc cho thấy tiềm năng phát triển nghề nghiệp và lợi thế cạnh tranh rõ ràng sau 5 năm sau khi tốt nghiệp.
Tử Huy
![]() |
Thông kê về Bạo lực học đường đã đến mức báo động |
Từ những con số thống kê biết nói
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, dựa trên những thông tin được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra hàng năm, đã xảy ra khoảng 1.600 vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, tương đương khoảng 5 vụ/ngày. Theo đó, tỉ lệ xảy ra đánh nhau đối với con bạn là 1/5.200 học sinh, và tỉ lệ buộc thôi vì đánh nhau học là 1/11.000 học sinh. Nghĩa là cứ 9 trường học trong cả nước thì có một trường có xảy ra học sinh đánh nhau.
![]() |
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu nêu các nguyên nhân gây nên tình trạng đánh nhau trong trường học |
Còn nhiều trường hợp xảy ra Giáo viên đánh học sinh hay ngược lại dù số lượng không nhiều. Điều này càng đúng ở các trường có quy mô học sinh lớn, nhưng lại hiếm thấy ở các Trường học quy mô nhỏ.
Chúng ta có thể kể đến nguyên nhân từ sự tác động mạnh mẽ và thiếu kiểm soát của văn hóa bạo lực đầy rấy hiện nay như những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện. Vai trò của nhà trường, gia đình và phụ huynh đang dần giảm sút, kỷ cương quá lỏng lẻo, nhiều trường học mức độ kỷ luật không có tác dụng và có tính răn đe cao.
![]() |
Các bạn học sinh TIS nói lên suy nghĩ về bạo lực học đường |
Theo thống kê điều này lại đúng với các trường học có quy mô lớn, khi số lượng học sinh quá đông làm mất tính kỷ luật, và các trường học quy mô nhỏ lại tỏ ra vượt trội về khía cạnh này.
Con bạn có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo
Ở lứa tuổi học sinh hiếu động và luôn có những biến đổi phức tạp về tâm sinh lý thì việc va chạm, đánh nhau là không thể tránh khỏi. Hình ảnh trẻ đi học về với quần áo bị rách và dính bẩn, với những vết trầy xước có lẽ không quá xa lạ đối với nhiều phụ huynh. Và với những gì đang diễn ra thì có thể con bạn đã hoặc sắp rơi vào những trường hợp như vậy.
![]() |
Học sinh và Phụ huynh giao lưu sôi nổi với diễn giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu |
Nhưng đừng để chuyện xảy ra mới lên tiếng. Những thương tích nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tâm lý năng nề cho con trẻ về sau. Vậy làm thế nào để con không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, để con an toàn đến lớp và bố mẹ yên tâm hơn?
Vấn đề báo động bình đẳng giới và bạo lực học đường đã được đưa ra tại buổi chia sẻ tại trường Quốc Tế TIS do tiến sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu là diễn giả.
![]() |
Chuỗi hoạt động tư vấn cho Phụ huynh và Học sinh cần được xem trọng |
Buổi nói chuyện đã đưa ra các giải pháp mà điểm mấu chốt là phải rèn luyện sự bình tĩnh và khả năng kiềm chế cảm xúc của con khi nóng giận. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng có thể tránh được nhưng mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp, nhà trường và phụ huynh không thể có mặt can thiệp và bảo về các em mọi lúc.
Vì vậy, điều quan trọng là Nhà trường thì phải tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, nhiều hoạt động bổ ích còn Phụ huynh nên dành nhiều hơn thời gian cho con, chia sẻ nhiều điều để con cởi mở và giúp con gỡ bỏ những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày.
Nhiều phụ huynh có thể đẩy toàn bộ trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ con trẻ cho nhà trường nhưng việc chọn những ngôi trường phù hợp với con cần phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó phụ huynh cũng phải phối hợp để có thể luôn nắm bắt được những thay đổi tâm sinh lý và cùng với các thầy cô đưa ra những giải pháp phù hợp cho con trẻ.
Bằng những câu chuyện thực tế và gần gũi, buổi chia sẻ đã trở nên thật sinh động với sự tham gia đóng vai cũng như đặt câu hỏi đầy hào hứng của các em học sinh TIS dành cho thầy Khắc Hiếu.
Buổi chia sẻ lần này nằm trong chuỗi chương trình TIS Conference 2017 - Gieo hạt cho tương lai do Trường Quốc Tế TIS tổ chức với mục tiêu gắn kết và sẻ chia cùng Phụ huynh trong quá trình giáo dục con trẻ, nhằm đưa ra những phương pháp giáo dục tối ưu đến từng em học sinh.
Phụ huynh quan tâm có thể truy cập Website: http://tis.edu.vn/tisconference/ hoặc liên hệ đăng ký tham gia:
- Ngày 20/03/2017: Có nên đi du học?
- Ngày 10/04/2017: Con nghĩ đi - Mẹ không biết
- Ngày 08/05/2017: Chọn Học tốt hay Giỏi kỹ năng?
Địa chỉ:
- Trường Quốc Tế TIS (305 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM)
- Tel: (848) 3844.2345- 0917.545.116. Fax: (848) 38 452 678.
- Email: [email protected]
Tấn Tài" alt=""/>Thầy Khắc Hiếu chia sẻ bí quyết tránh bạo lực học đườngGiảng viên cao cấp về Tâm lý học tại Đại học Nottingham Trent, Tiến sĩ Lee Hadlington nói rằng không có gì ngạc nhiên khi mọi người bắt đầu lo lắng nhiều hơn về an ninh mạng, đặc biệt là khi làm việc từ xa. Nhiều cá nhân bị đẩy vào trạng thái ‘bình thường mới’ của công việc tại nhà khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng. Những lo ngại về an ninh mạng này có thể là triệu chứng của sự kết hợp nhiều yếu tố. Khi đi làm tại văn phòng, nhiều người thường không quá quan tâm đến vấn đề an ninh mạng, họ cho rằng đây là vấn đề thuộc về trách nghiệm của công ty. Thêm vào đó, làm việc tại nhà thường dễ bị làm phiền, đường truyền kém và khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ.
Theo báo cáo, 63% nhân viên làm việc từ xa nói rằng những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu đã thay đổi cách họ sử dụng Internet, so với 48% những người được hỏi khác. 71% nói rằng họ lo lắng các thiết bị kết nối vạn vật (IoT) mới như thiết bị đeo và thiết bị gia dụng thông minh có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư, so với 64% người làm việc không làm việc từ xa. Bên cạnh đó, 70% nhân viên làm việc từ xa ngày càng cảm thấy không thoải mái khi kết nối với WiFi công cộng do rủi ro bảo mật so với 63% những người được hỏi khác.
Nhà tư vấn bảo mật Tom Gaffney của F-Secure cho biết các bước mà mọi người có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và quyền riêng tư khi làm việc tại nhà bao gồm cập nhật phần mềm, đảm bảo thiết bị cá nhân được cài đặt phần mềm bảo mật và một số biện pháp thông tin cơ bản khác. Việc giữ cho các hoạt động động trực tuyến cá nhân và công việc tách biệt với nhau cũng đóng vai trò quan trọng. Hạn chế các hoạt động trên các thiết bị trong các quá trình đó là một cách cần thiết để giảm bớt lo lắng về kỹ thuật số.
Hương Dung (Theo Beta News)
Amazon, Intel và các hãng công nghệ khác thừa nhận nếu bác bỏ chính sách làm việc từ xa, họ sẽ mất không ít nhân tài.
" alt=""/>Nỗi lo 'số' khi làm việc trực tuyến