-Một nửa số phim được trình chiếu tạiLHP Đức năm 2014 cấm khán giả dưới 16 tuổi.
-Một nửa số phim được trình chiếu tạiLHP Đức năm 2014 cấm khán giả dưới 16 tuổi.
Broadcom, công ty gần đây đã mua lại VMware thông qua một thương vụ ‘khủng’ nhất trong ngành công nghệ trị giá 69 tỷ USD, đã công bố chính thức về những thay đổi sâu rộng đối với chương trình đối tác của công ty mới được sáp nhập vào hệ sinh thái.
Sau khi xem xét lại mô hình cấp phép của mình, Broadcom đang chuẩn bị chấm dứt các hợp đồng hiện có với các đối tác bán hàng và dịch vụ đã từng hợp tác với VMware. Các đối tác sẽ nhận được thông báo kết thúc hợp tác trước ngày 04/02/2024.
Broadcom có kế hoạch giới thiệu một hệ thống đối tác mang tên ‘Chương trình đối tác lợi thế của Broadcom’. Công ty cho biết mô hình này sẽ đơn giản hóa danh mục sản phẩm của mình, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho đối tác và giúp gia tăng doanh thu.
Quyết định của Broadcom đã gây ra những ý kiến trái chiều trong ngành công nghiệp dịch vụ đám mây. Một số đối tác coi hệ thống đối tác mới sẽ thực sự là cơ hội để tăng doanh số bán hàng, trong khi những đối tác khác bày tỏ sự quan ngại về những thay đổi có thể xảy ra đối với hợp đồng hợp tác truyền thống.
Broadcom coi động thái này là bước đầu tiên trong việc tạo ra một chương trình đối tác hiệu quả và hy vọng sẽ thu hút được nhiều đối tác bằng cách tạo ra trải nghiệm năng động hơn.
Ngành công nghiệp dịch vụ đám mây đang theo dõi những thay đổi một cách chặt chẽ và chờ đợi cách Broadcom tiếp tục cải tổ hệ sinh thái đối tác của VMware.
(theo OL)
Russell có lẽ là đại biểu duy nhất học lớp 6. Sau khi chiến thắng một cuộc thi viết luận cấp quốc gia dành cho những học sinh tham gia Trò chơi Thị trường chứng khoán của Hiệp hội này, Russell được mời tới phát biểu tại sự kiện.
Để giành chiến thắng, Russell đã phải vượt qua 200 đối thủ. Hiện cô bé đang nắm giữ các cổ phiếu ảo của Chipotle, Apple, Google và Yahoo. Russell cho biết em sẽ đầu tư vào những lĩnh vực mà em hiểu – một chiến lược giống như Warren Buffett – thần tượng của em.
Trò chơi Thị trường chứng khoán là một cách thú vị để học sinh học về tài chính, nhưng cuộc thi cũng rất cạnh tranh.
Chủ tịch SIFMA – bà Melanie Mortimer cho biết: “Bắt đầu từ sớm sẽ tạo nên sự khác biệt. Điều mà chúng tôi mong muốn khi giới thiệu trò chơi này cho học sinh lớp 4 là đã đến lúc đầu óc các em phải cởi mở. Nó giúp các em thay đổi thế giới bằng những quan điểm mới”.
Trò chơi này cũng có những tác động cụ thể tới người trẻ, ngay cả với những người không làm việc trong lĩnh vực tài chính. Họ nhận thức rõ hơn về tiền bạc và cách quản lý tiền bạc.
"Tôi tự lập nên cũng dạy con tự lập"
Được sự giới thiệu của ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tôi tìm tới nhà ông Lý Vĩnh Bê. Ông Bê nay đã ngoài 70 tuổi, quê gốc Bình Định, nhưng vào Sài Gòn từ năm 1959 nên tự nhận mình là người sống qua hai thời kỳ ở miền Nam và khá hiểu cuộc sống ở đây.
Ông Bê kể, những người như ông có cơ hội tiếp cận cuộc sống "hào sảng" của người miền Nam từ sớm. "Họ có cuộc sống khá mộc mạc. Trong gia đình, bố mẹ tôn trọng sự tự do của con cái và muốn con phải tự lập để có cuộc sống riêng. Hơn nữa, cách dạy con của họ cũng có phần dễ hơn. Quan niệm dạy con cũng có nhiều điều mới mẻ".
![]() |
Ông Lý Vĩnh Bê, cháu đích tôn đời thứ 10 của dòng họ Lý nhưng chỉ sinh hai con gái |
"Ngày ở Bình Định, gia đình tôi hay định hướng cho con là phải làm cái này hay cái khác, nhưng sau này tôi không ép buộc con mình chuyện gì. Từ chuyện thích ngành nào, trường gì, làm nghề gì... vợ chồng tôi để con tự chọn. Trừ khi con lựa chọn sai đường thì chúng tôi sẽ nhận định và đánh giá theo hậu quả để khuyên con nhìn nhận lại. Chúng tôi tôn trọng tự do cá nhân của các con lắm" - ông Bê nói.
Ông Bê kể, khi ở Bình Định, gia đình khó khăn, nhiều người khuyên ông nên chọn lấy một cái nghề, đi làm, kiếm tiền thay vào đi học.
Thế nhưng năm 1959, ông Bê vào Sài Gòn rồi tự thi và đỗ vào Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong). Việc ông tự học và thi đỗ vào học ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn bấy giờ khiến nhiều người ngạc nhiên. Hết trung học, ông Bê chuyển qua học bách khoa. Khi Nhà nước tạo điều kiện cho đi học tiến sĩ về giáo dục, ông lại từ chối để học chuyên ngành Vật lý.
"Từ nhỏ, tôi đã hình thành tính tự lập. Vì vậy, con tôi cũng phải tự lập. Là nhà giáo, tôi không muốn con theo nghề mình vì khá vất vả. Con phải dùng trí thức, trí tuệ để đạt được những thành quả mà các con xứng đáng nhận được" - ông nói.
Ông Bê cũng cho hay dù ông là người khá gia trưởng nhưng luôn giao quyền tự chủ cho các con. Khi con gái út Lý Mai Phương từ bỏ công việc có mức thu nhập 2.000 USD để đi học tiếp, ông vẫn đồng ý. Theo ông Bê, con hơn cha là nhà có phúc, vì vậy, con hãy cứ tiến về phía trước.
"Có con gái và một chàng rể đang hoàng thì cũng như có con trai thôi"
Ông Lý Vĩnh Bê là cháu đích tôn đời thứ 10 dòng họ Lý ở Việt Nam. Thế nhưng, gia đình ông chỉ sinh hai con gái là Lý Uyên Phương và Lý Mai Phương. Hiện tại, các con ông đều đã trưởng thành.
"Ở vị trí của tôi, nhiều người sẽ phải sinh con trai để nối dõi tông đường, nhưng tôi quan niệm ngược lại, trai hay gái cũng nối dõi được. Dĩ nhiên, theo truyền thống thì con gái vẫn phải nền nếp, biết tề gia nội trợ" - ông khẳng định.
Vào những năm 1980, ông Bê đã thực hiện theo sự khuyến khích của Nhà nước là mỗi gia đình chỉ sinh một đến hai con, cách nhau 3-5 năm. Hai con gái ông ra đời cách nhau 5 năm.
Theo ông Bê, nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Bản thân ông cũng từng gặp chuyện này nhưng chỉ cười cho qua trước suy nghĩ của họ.
"Khi gặp tôi nhiều người hỏi rằng "Tại sao mày không sinh con trai?". Những lúc ấy, tôi chỉ cười, bởi tranh luận không để làm gì. Tôi cảm thấy con gái chăm lo bố mẹ còn chu đáo hơn. Nhiều gia đình Nam bộ hiện nay cũng giữ tư tưởng như tôi, chúng tôi lập "hội ông ngoại". Nếu mình có con gái và một chàng rể đang hoàng thì cũng như có con trai thôi" - ông nói.
Tuy nhiên, cháu đích tôn dòng họ Lý cho hay, ở tuổi này của ông nếu nhìn lại thì "Nếu biết trước kinh tế khá giả như bây giờ thì tôi sẽ sinh thêm nữa. Tới giai đoạn này, tôi nghĩ nếu có nhiều con sẽ tốt hơn, đặc biệt hai đứa cách nhau nhiều tuổi quá cũng không tốt cho chúng".
Điều ông Bê muốn các con hiểu là mọi việc trên đời đều rất công bằng, có qua có lại. "Các con đừng nghĩ chỉ nhận của người khác. Một người nào đó bao mình bữa ăn, cho mình ly nước thì mình phải tìm cách trả lại cho họ hoặc cho người khác. Chơi với bạn bè phải thành thật. Trong công việc cũng đừng chỉ nhận mà không cho đi" - ông nói.
Điều hạnh phúc nhất của ông Bê hiện nay là cả hai con đã trưởng thành. Với Lý Uyên Phương, thời niên thiếu tuy có rụt rè nhưng đã hòa đồng tự lập. Sau thời gian đi học ở Trung Quốc, nay cô có cuộc sống ổn định. Còn con gái út Lý Mai Phương có suy nghĩ hiện đại, dám từ bỏ công việc có mức thu nhập 2.000 USD để đi học tiếp. "Con nói mới tối nghiệp đại học, nếu đi làm lương cao nhưng bằng cấp chỉ tới đó. Nếu có bằng cấp cao thì sẽ làm được mức thu nhập cao hơn. Nhiều người nói như vậy là sính bằng cấp, nhưng con tôi chỉ có nguyện vọng học cao hơn" - ông kể.
Hiện tại, Mai Phương đang đi học ở Đức. Hàng đêm bố con ông Bê vẫn bật máy tính, mở camera để trò chuyện với nhau. "Con nói với tôi đủ thứ chuyện, từ chuyện bạn bè đến nấu ăn ra sao, nấu món gì, không thích món gì. Dù không được gần gũi con nhiều nhưng tôi có cảm cảm giác hai con gái thương tôi còn nhiều hơn mẹ của chúng, bởi bà ấy thì hơi khắt khe" - ông Bê bật cười nói lớn.
Lê Huyền
Di sản tinh thần quý báu của gia đình ông là 500 bức thư, chan chứ tính yêu thương vợ chồng và cách nuôi dạy con cái.
" alt=""/>Cách dạy hai con gái của đích tôn dòng họ Lý