Trước những nghi vấn về tính pháp lý của Trường George Washington International School (GWIS), việc đảm bảo quyền lợi của học sinh đang theo học chương trình hợp tác với trường này là vấn đề được dư luận quan tâm.
Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 18/4, bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Phổ thông quốc tế Newton- đối tác liên kết với GWIS cho biết hiện vẫn chờ đợi để phía GWIS cung cấp các giấy tờ chứng minh tính pháp lý.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu sau 3 tháng kể từ ngày 16/4, trường GWIS không cung cấp được giấy kiểm định chất lượng thì trường Newton sẽ chấm dứt hợp đồng liên kết giữa hai bên.
Theo bà Chính, trường hợp ngừng hợp tác, nhà trường vẫn tiếp tục đảm bảo chương trình giảng dạy ba môn Toán, Khoa học và tiếng Anh theo sách giáo khoa Mỹ để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
“Như vậy nhà trường vẫn sẽ tiếp tục tổ chức dạy học chương trình Mỹ bình thường với giáo viên nước ngoài và vẫn các môn như thế. Chỉ là sẽ không lấy bảng điểm và chứng chỉ của GWIS và những chi phí trước đây vốn chuyển cho họ sẽ được gửi lại cho phụ huynh. Phải phân biệt việc liên kết để có bằng có bảng điểm với việc chương trình, nếu chương trình có lợi cho người học và người học thích thì nhà trường vẫn tiếp tục dạy. Bởi chất lượng chương trình là do trường Newton chịu trách nhiệm chứ không phải bên đối tác”.
![]() |
Buổi làm việc giữa ông Philip Nguyễn- đại diện GWIS với các phụ huynh có con theo học tại Trường Phổ thông quốc tế Newton. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trước câu hỏi đảm bảo quyền lợi cho học sinh đã từng theo học chương trình này, bà Chính cho hay nhà trường cũng đưa ra những phương án và ngày 21/4 tới đây sẽ tổ chức họp phụ huynh để thông báo việc học sinh có thể chọn các hướng đi tiếp.
“Trường hợp xấu nhất là năm học tới nhà trường ngừng hẳn liên kết với GWIS thì học sinh có thể được lựa chọn hoặc chuyển hệ Cambridge (Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho phép trường tổ chức từ năm học tới đối với từ lớp 8 trở xuống) hoặc sang học hệ bán quốc tế. Hoặc cũng có thể tiếp tục học chương trình này- chương trình Mỹ, nhưng không còn liên kết với GWIS”.
Theo bà Chính, trước mắt, trong thời gian tạm dừng liên kết để làm rõ các nghi vấn về tính pháp lý của GWIS, cụ thể với 2 tháng 4 và 5/2018, trường Newton sẽ hoàn trả cho phụ huynh phần chi phí vốn trước nay chuyển sang cho GWIS về bảng điểm.
“Cụ thể, những học sinh đang theo học hệ GWIS sẽ được giảm 20% học phí, tức vẫn học chương trình như thế, vẫn đảm bảo chất lượng, nhưng không còn bảng điểm và lấy chứng chỉ gì nữa và học chỉ để lấy kiến thức. Chúng tôi cũng đã có phương án, sang năm sau, các học sinh vẫn sẽ học chương trình với số tiết đảm bảo, giáo viên nước ngoài như thế, nhưng không lấy chứng chỉ và giảm 20% học phí so với năm nay”, bà Chính nói.
Về dài hạn, Trường Newton cũng cam kết trong thời gian sớm nhất sẽ xin tư vấn từ Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) để tìm đối tác thay thế. Khi có đối tác mới trường sẽ trao đổi với phụ huynh về phương án chuyển đổi cụ thể.
“Để học sinh vẫn có thể được nhận những chứng chỉ hoặc bảng điểm hoặc bằng của Mỹ tin cậy. Tất nhiên trường sẽ phải kết hợp với Sở GD-ĐT Hà Nội để có những bàn bạc kỹ lưỡng về những vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học”, bà Chính nói.
Theo bà Chính, thực tế sau cuộc họp phụ huynh, đại đa số các phụ huynh vẫn rất ủng hộ và muốn các con tiếp tục được học chương trình của Mỹ.
Bà Chính cho biết, hiện số lượng học sinh theo học hệ GWIS này không nhiều, thậm chí rất ít.
“Học sinh hệ này sẽ học song song 2 chương trình cả chương trình Việt Nam và cả chương trình Mỹ. Tức vẫn học chương trình Việt Nam bình thường và có thêm bảng điểm của chương trình GWIS và chỉ học 3 môn. Học sinh nào đủ 24 tín chỉ thì mới được nhận bằng. Thực ra từ trước đến nay cũng mới chỉ 6 học sinh được nhận bằng này.
Thường mỗi khối 4 lớp thì số học sinh theo hệ GWIS chỉ 1 lớp. Ví dụ như năm nay, khối 11 của nhà trường gần 120 học sinh thì chỉ hơn 20 học sinh. Khối 10 có hơn 120 học sinh cũng gần 30 học sinh. Lớp 12 cũng vậy. Nhưng ít em đủ 24 tín chỉ, bởi để đạt đủ phải theo từ lớp 9, thậm chí lớp 10 mới vào thì cũng không đủ. Và nếu không đủ tín chỉ thì xác định là cũng không có bằng, học chỉ để lấy kiến thức để sau đó thi các chứng chỉ SAT, IELTS, TOEFL,…để rồi apply học bổng du học”, bà Chính cho hay.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa có công văn đề nghị các Sở GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh/ thành phố để dừng hợp tác với Trường Quốc tế George Washington (GWIS).
" alt=""/>GWIS không chứng minh được tính pháp lý, trường Newton sẽ giảm 20% học phíBST “Anarchist” của NTK Thiên Thảo phản ánh cái nhìn của nhà thiết kế với ngành công nghiệp thời trang hiện tại. Nó không chỉ thải ra môi trường hàng tấn rác thải mà còn làm kiệt quệ sức sáng tạo của các nhà thiết kế. Bảng màu của bộ sưu tập là biến thể của đen tuyền, đỏ hồng lựu và xanh ô liu mô tả màu sắc trong một lò mổ, được làm nổi bật bởi màu đỏ tươi neon và mơ. Ý tưởng đằng sau các màu sáng này cho thấy vẫn tồn tại hy vọng sau cuộc chiến đẫm máu của ngành thời trang và các nhà thiết kế.
BST “Thị” của NTK Thái Hà xây dựng hình ảnh người phụ nữ tươi mới, mạnh mẽ, độc lập trái ngược với người phụ nữ bị áp đặt bởi những hủ tục thời xưa. BST được lấy cảm hứng từ những trang phục truyền thống với chất liệu shantung, đũi và tơ sống. Sự kết hợp nhiều lớp trong trang phục thể hiện tầng tầng lớp lớp những gian khổ mà người phụ nữ gánh chịu.
Cơ thể của phụ nữ hay những cảm xúc của họ thay đổi theo thời điểm mà bạn gặp họ. Sự thay đổi đó đã truyền cảm hứng cho BST “Imperfect" của NTK Thu Hường. Mỗi màu sắc trong thiết kế đại diện cho một tâm trạng cảm xúc khác nhau của người phụ nữ. Các chất liệu mỏng tạo sự mềm mại như đường nét trên cơ thể người phụ nữ, phom dáng to lớn thể hiện sự mạnh mẽ trong tính cách và suy nghĩ của họ.
“Year Dot” là BST kết hợp lịch sử quân sự, kỹ thuật từ thời thế chiến thứ nhất vào nghệ thuật, thời trang. NTK Hương Giang muốn gửi gắm thông điệp: thời trang không chỉ là để mặc và trang trí mà còn mang đến nhiều giá trị nghệ thuật, lịch sử ẩn chứa sau đó. Màu sắc chủ đạo như nâu, xanh lam, xám, nude, vàng mang ý nghĩa tuyệt vọng, đồng thời le lói hy vọng chữa lành trong cuộc sống. Chất liệu chính là Polyester pha len, da, cotton, kết hợp với các kỹ thuật thủ công như khâu tay phẫu thuật và bào xé vải.
Bộ sưu tập “Sự duy nhất” của NTK Nguyễn Thu Trang lấy cảm hứng từ cấu trúc của chuỗi xoắn kép DNA. Màu sắc chủ đạo trong bộ sưu tập gắn liền với quá trình trưởng thành của nhà thiết kế, hầu hết là những màu trung tính như trắng, đen hoặc be. Các thiết kế dựa trên phom dáng cơ bản, tôn lên cơ thể của người phụ nữ bên cạnh những đường cắt táo bạo. Bên cạnh đó, Thu Trang chủ sử dụng nhiều loại dây với kỹ thuật đan móc để tạo ra những bề mặt chất liệu mới.
Với bộ sưu tập “Nỗi đau", NTK Ngọc Dương mong muốn góp tiếng nói đánh thức mọi người về vấn nạn bạo hành trẻ em đồng thời nhắn nhủ tới những bậc phụ huynh hãy dành thời gian để lắng nghe và hiểu con mình hơn. Ý tưởng của bộ sưu tập là sự kết hợp giữa hai dòng cảm xúc, vừa tập trung khai thác vào những tổn thương trên cơ thể và vừa hướng đến những thứ tươi đẹp, tích cực như ước mơ, nỗi khát vọng của trẻ bị bạo hành.
BST “Sable" thể hiện những cảm xúc đan xen của NTK Hạ Lam trong suốt 3 năm theo đuổi thời trang. BST chủ yếu dùng các chất liệu vải tự nhiên thư thô đũi mang cảm giác phóng khoáng cùng những gam màu cơ bản lấy cảm hứng từ màu của cát như tone trắng, kem kết hợp tone trung tính gồm ghi, rêu.
Với “Bùa yêu", NTK Ngọc Trâm muốn truyền tải niềm tin tuyệt đối vào tình yêu. BST mang tinh thần trẻ trung thể hiện niềm hạnh phúc khi yêu với hoạ tiết trái tim được lặp lại qua nhiều cách thể hiện khác nhau. Bảng màu bao gồm những tông màu tươi sáng như xanh, hồng, tím tạo nên sự tương phản với tông màu đen.
Như một bản năng, con người luôn có xu hướng tìm kiếm và khao khát kết nối. Các kiểu kết nối có thể dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên, như giữa nấm và cây cối, các mạch máu với tế bào thần kinh hoặc quy hoạch đô thị và thiết kế đường phố. BST “Tương quan” nhằm thể hiện sự kết nối đó. Thiết kế chủ yếu sử dụng màu đen pha trộn tạo nên nhiều sắc độ đục, trầm.
BST "Giai điệu tình yêu/ Melodia D’amore" của NTK Hà Phương mang nhiều dấu ấn của thời kỳ nghệ thuật Rococo Pháp với phom dáng đặc trưng như váy ôm, áo nịt ngực, áo bèo, tay phồng. Hình trái tim - xuất hiện nhiều trong nhiều chi tiết. Màu sắc chủ yếu gồm tông màu pastel tươi sáng.
Các thiết kế của BST “Sâu bướm" mô phỏng quá trình một con sâu biến thành chú bướm xinh đẹp. Thông điệp NTK Bùi Thị Trang muốn truyền tải là mỗi con người đôi khi cũng giống như một con sâu, cần phải không ngừng thay đổi, phát triển bản thân, phá bỏ cái kén vốn là những khuôn mẫu, sự thiếu tự tin để có thể hóa thân thành một phiên bản tốt hơn.
"24" là BST của NTK Huệ Anh kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại lấy cảm hứng từ thị trấn Sapa và trang phục dân tộc H'Mông. Màu sắc được sử dụng chủ yếu gồm: đỏ, hồng, xanh, đen... Nguyên liệu chính là vải taffeta và quần áo được tái chế từ trang phục dân tộc.
Quá trình ngủ đông và tái tạo của con người. Cần rất nhiều thời gian và công sức để tạo nên những kết quả hoành tráng. “BLOOMELOU” của NTK Phượng Linh là một bức tranh của quá trình đó, quá trình của cuộc sống. Nó cũng mô phỏng quá trưởng thành của một NTK thời trang: từ lo ngại, co lại tự bảo vệ đến tự phát minh.
BST “Thiếu nữ u sầu” của NTK Yến Chi thể hiện quá trình phát triển cảm xúc của người con gái khi yêu đơn phương.
“Thức” của NTK Cát Tường đề cao tinh thần luôn học hỏi, khám phá để phát triển của con người. BST dành cho những ai quan tâm đến sự bền vững và vật liệu sinh học. Các thiết kế có phom dáng đường phố với chất liệu chính là nhựa sinh học cùng vải tái chế.
“Abyss” của NTK Thanh Hiền đến từ một trải nghiệm đặc biệt của nhà thiết kế. Đó là trạng thái tâm trí lơ lửng khi nhà thiết kế thấy một “cái tôi” khác tách ra khỏi mình với hình hài vô định. Toàn bộ concept đều hướng tới một sự rung cảm mờ ám và lập dị. Màu sắc chủ đạo của bộ sưu tập là các sắc xám và một số màu tối như màu đỏ máu, xanh lục đục, nâu đất, đen.
“Nhộng" của NTK Minh Hằng lấy cảm hứng từ sự biến hóa của một con bướm. NTK muốn tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp của một con nhộng trong giai đoạn dễ bị tổn thương để tự hào tung cánh bay trong nắng, như một phép ẩn dụ về sự bứt phá khỏi mọi rào cản của thế hệ trẻ.
BST "Chuyển động cuộc sống" của NTK Nguyễn Thị Dung lấy cảm hứng từ chuyển động cơ thể và chính những chuyển động tạo nên cuộc sống.
“Ỡm ờ" của NTK Minh Tâm lấy cảm hứng chủ yếu từ các tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng. Nhà thiết kế đã kết hợp yếu tố trào phúng, châm biếm trong đó với trang phục truyền thống như áo dài, nón lá, nón quai thao.
“Tượng kỳ ảo" của NTK Cẩm Vân lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam thời trung cổ và phong cách tương lai. NTK muốn phát triển diện mạo trang phục của các tầng lớp khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử dân tộc (vua, hoàng hậu, quan lại, thường dân, ...).
BST “Vỏ bọc" của NTK Hoàng Lâm lấy cảm hứng từ quan niệm cho rằng thể xác chỉ là một cái ‘vỏ’ và cũng là gánh nặng cho tâm hồn. Nhiều người dưới áp lực của xã hội cũng đang phải sống trong những vỏ bọc, không được là chính mình.