Thời gian tạm ngưng hoạt động cụ thể của các loại xe trên vào ngày 27/6 là từ 13h đến 16h30. Các ngày 28 và 29/6, thời gian tạm ngưng hoạt động là từ 6h đến 7h30, từ 9h30 đến 14h30 và từ 15h30 đến 18h.
Đối với ngày thi dự phòng (30/6), thành phố dự kiến tạm ngưng hoạt động đối với các loại xe trên từ 6h đến 7h30 và từ 9h30 đến 12h, chỉ thực hiện khi có thông báo.
Sở GTVT đề nghị Công an TP chủ trì triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian diễn ra kỳ thi…
Sở GD-ĐT và UBND huyện Hòa Vang được đề nghị thông báo đến phụ huynh, học sinh điểm Trường THPT Ông Ích Khiêm có phương án di chuyển đến trường theo hướng đi qua cống chui dân sinh trước khu vực Trường Tiểu học An Phước, hạn chế lưu thông trên Quốc lộ 14B.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP Đà Nẵng có 13.176 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp có 49 thí sinh; dự thi chỉ để xét tuyển Cao đẳng, Đại học có 447 thí sinh; dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển Cao đẳng, Đại học có 12.680 thí sinh.
Mời quý phụ huynh, học sinh tra cứu điểm thi THPT quốc gia trên VietNamNet
Pháp muốn NATO trước hết “bảo vệ hòa bình và an ninh ở châu Âu”, nhưng Mỹ muốn NATO mở rộng sự can thiệp ra ngoài lãnh địa của khối. Pháp cũng không muốn sự hiện diện của lính Mỹ và các căn cứ quân sự của NATO trên đất Pháp.
Trong tình hình đó, tháng 3/1959, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle ra lệnh rút khỏi mọi cơ cấu “có nguy cơ kéo nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mới”. Đến tháng 3/1966, ông lại gửi thư cho Tổng thống Mỹ L. Johnson thông báo chính thức việc Pháp rút khỏi Uỷ ban Hoạch định chính sách phòng thủ và Nhóm Hoạch định chính sách hạt nhân, rút những cam kết của nước Pháp về chấp hành quy định thể thức tham gia các chiến dịch quân sự của NATO.
Theo giải thích của phía Pháp, quyết định này xuất phát từ việc “nước Pháp muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của quốc gia mình, nơi mà các đơn vị LLVT NATO đang hiện diện”. Thực chất, Pháp rút khỏi NATO là hành động tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ để rảnh tay triển khai chính sách đối ngoại độc lập, xây dựng lực lượng hạt nhân riêng của họ.
Đến đầu những năm 1970, Pháp đã xây dựng được lực lượng hạt nhân của mình. Tiếp đó, xây dựng được liên minh Pháp-Đức với ý định làm nền tảng để xây dựng một châu Âu thống nhất. Pháp cũng mở rộng và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN.
Với những thành công trên, Pháp đã tạo ra những điều kiện mới để tăng cường vai trò của Pháp với Cộng đồng châu Âu, đứng vào hàng ngũ những cường quốc hạt nhân, tạo lập được vị trí xứng đáng trong trật tự hai cực, củng cố vị thế của một quốc gia là ủy viên thường trực HĐBA LHQ.
Các đơn vị quân đội Mỹ, các căn cứ quân sự, doanh trại của NATO... phải rời khỏi nước Pháp. Qua đó, giới chức Pháp đã làm hài lòng dân chúng nước này vốn luôn đề cao tinh thần độc lập tự chủ, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc bản địa. Mặt khác, nó cũng làm cho sự liên kết theo không gian của NATO bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại cho NATO trong việc triển khai lực lượng, đảm bảo hậu cần khi xảy ra tình huống “khủng hoảng”.
Việc rút khỏi hai cơ quan trọng yếu của NATO đồng nghĩa với việc giảm thiểu những đóng góp vật chất cho khối quân sự này, nhờ đó mà bức tranh kinh tế nước Pháp có phần khởi sắc hơn. Trong vòng hơn 11 năm (1961-1970), nền kinh tế Pháp tăng trưởng khá nhanh, dự trữ vàng và ngoại tệ được bổ sung đáng kể; đồng tiền nội địa Pháp được khôi phục chế độ bản vị vàng; kinh tế Pháp dần thoát khỏi lệ thuộc vào Mỹ. Đây là những yếu tố góp phần tạo điều kiện để nước Pháp bước vào Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Quay trở lại NATO
Sau bốn thập kỷ Pháp không tham gia hai cơ quan quan trọng của NATO, tình hình nước Pháp và trên thế giới đã có nhiều thay đổi.
NATO đã đề ra chiến lược mới theo hướng can dự sâu rộng hơn vào các vấn đề toàn cầu, nâng cao sức mạnh tổng hợp nhằm tăng khả năng răn đe và can dự thông qua việc kết nạp thêm các nước thành viên ở Đông Âu, chuyển mạnh từ một tổ chức phòng thủ sang một tổ chức tiến công. Trong tình hình đó, nếu Pháp vẫn giữ nguyên quan điểm cũ thì vai trò của Pháp đối với các vấn đề quốc tế sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng của Pháp bị thu hẹp, lợi ích của Pháp bị tổn thương.
Thứ hai, nếu đứng ngoài Uỷ ban Hoạch định chính sách phòng thủ và Nhóm Hoạch định chính sách thì Pháp không thể thuyết phục các thành viên NATO thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh châu Âu theo ý tưởng của Pháp. Thứ ba, đứng ngoài các cơ cấu quân sự NATO, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Pháp sẽ để tuột khỏi tay những hợp đồng quân sự mang lại nguồn lợi không nhỏ cho giới kinh doanh vũ khí Pháp, trong bối cảnh NATO đang mở rộng số lượng thành viên và hiện đại hóa vũ khí trang bị.
Thứ tư, tuy rút khỏi hai cơ quan của NATO, nhưng hoạt động của Pháp trong khuôn khổ NATO không hề suy giảm, thậm chí có nhiều mặt được tăng cường hơn trước. Trong các chiến dịch quân sự do NATO khởi xướng, Pháp luôn đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba về số lượng binh lính gửi tham gia. Thực tế này đặt ra nhu cầu về việc các sĩ quan Pháp cần được chiếm lĩnh nhiều hơn các vị trí chỉ huy trong cơ cấu quân sự NATO. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vị thế của nước Pháp được nâng lên đáng kể ở một khối quân sự lớn nhất hành tinh này.
Trong bối cảnh đó, ngày 11/3/2009, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố Pháp quay lại Bộ Chỉ huy NATO. Theo những thỏa thuận đạt được, Pháp cùng Mỹ, Anh và Đức được nắm những vị trí chủ chốt của NATO. Cụ thể, Pháp được quyền nắm giữ chức vụ chỉ huy ACT (Bộ Chỉ huy chuyển đổi liên minh), có trách nhiệm giám sát các chiến dịch tập trận của NATO; và Bộ Chỉ huy lực lượng phản ứng nhanh của NATO (NRF).
Nguyên Phong
" alt=""/>Vì sao Pháp rút khỏi rồi lại tái tham gia NATO?"Ông ấy biết làm thế nào để thể hiện tinh thần quốc gia. Không chỉ trong bài diễn văn, mà còn thông qua cách ông ấy xuất hiện, trong bối cảnh, nơi ông ấy phát biểu", chuyên gia Jonathan Eyal thuộc Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) bình luận.
Điều chỉnh các bài diễn văn cho phù hợp
Theo BBC, các bài diễn văn của ông Zelensky có một mục đích cấp bách duy nhất là thu hút sự ủng hộ của quốc tế. Ông thực hiện điều đó với một loạt thông điệp được điều chỉnh phù hợp.
Từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin tới các vụ tấn công khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9/2001, ông Zelensky đã đề cập đến những sự kiện gây chấn động, tiêu biểu ở mỗi quốc gia. Tại Paris ngày 23/3, lãnh đạo Kiev đã trích dẫn khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" của nước Pháp. Còn ở Nhật, ông nhắc đến bóng ma của thảm họa hạt nhân.
Ông Zelensky không lãng phí thời gian mà luôn đi thẳng vào vấn đề. Trong 1 - 2 phút phát biểu trước các nhà lập pháp ở London hôm 3/3, ông đã so sánh 13 ngày chiến tranh của Ukraine với trận chiến của người Anh trong Thế chiến thứ hai.
Sau khi trích lời đại thi hào Shakespeare (tồn tại hay không tồn tại), ông Zelensky dẫn lại cả phát biểu của cố Thủ tướng Winston Churchill. Ông Zelensky không nêu hẳn tên nhà lãnh đạo Anh thời chiến nhưng ý nhị thay đổi một chút bài diễn văn nổi tiếng của ông Churchill vào ngày 4/6/1940 để phù hợp với địa lý Ukraine.
"Chúng tôi sẽ chiến đấu trong rừng, trên cánh đồng, trên bờ biển, trong thành phố và làng mạc, trên đường phố, chúng tôi sẽ chiến đấu trên đồi", người đứng đầu Kiev nói. Trong bài diễn văn trước Quốc hội Anh, Tổng thống Ukraine cũng đưa vào lời lẽ cứng rắn. Ông không ngại chỉ trích phương Tây vì những gì ông coi là thất bại trong việc hỗ trợ Ukraine.
Thuật hùng biện khơi dậy nỗi xấu hổ
"Trong mỗi bài diễn văn, ông ấy nói về bạn thuộc loại người nào? Bạn là người của quốc gia nào? Nếu bạn không theo kịp thời khắc này, bạn sẽ phải xấu hổ", Nomi Claire Lazar, giáo sư về các vấn đề công và quốc tế tại Đại học Ottawa phân tích.
Trong bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ, ông Zelensky có nhắc đến các sự kiện Trân Châu Cảng, Martin Luther King và núi Rushmore, nhưng cũng trách cứ khán giả của mình bằng ngôn ngữ không theo lối ngoại giao một cách rõ ràng: "Chúng tôi yêu cầu phản ứng, phản ứng trước khủng bố. Điều này có phải là đòi hỏi quá nhiều?".
Phát biểu trước Hạ viện Italia ngày 22/3, Tổng thống Zelensky một lần nữa nhờ cậy đến cách khơi dậy nỗi xấu hổ của các khán giả khi chỉ ra rằng các thành viên trong nội các của Tổng thống Nga Putin rất thích đi nghỉ dưỡng ở quốc gia hình chiếc ủng.
"Bạn không thể đi vào các cơ quan lập pháp nước ngoài và nói họ thật đáng xấu hổ, trừ khi bạn đã tự coi mình như một quan tòa về đạo đức", giáo sư Lazar nhận xét.
Từ quan điểm độc đáo của mình, là nhà lãnh đạo của đất nước đang bị tấn công, có lẽ hiểu rằng ông Zelensky cảm thấy cần phải rũ bỏ bất kỳ dấu hiệu tự mãn nào khỏi những người đang lắng nghe ông. Chuyên gia Orysia Lutsevych thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh Chatham House tin, các bài diễn văn còn cho thấy "một chút thất vọng" ở ông Zelensky và các trợ lý.
Sự đón nhận
Với mỗi bài phát biểu, do phụ tá thân cận Dmytro Litvin cùng soạn, ông Zelensky có một lượng khán giả bất đắc dĩ. Đó là các chính trị gia bị kích thích bởi lời hùng biện không theo thông lệ và thẳng thắn của ông, cũng như cố gắng tập trung vào "sự tức giận hết sức chính nghĩa" của nhà lãnh đạo Ukraine.
Hơn thế nữa, ông Zelensky cũng đang lên tiếng vì người dân Ukraine và đang đề cập đến họ. Ông nói bằng tiếng Ukraine và tránh xa những bộ vest chau chuốt thường gắn với bối cảnh chính trị. Đó là một sự thay đổi khác thường đối với một chính trị gia từng có tỷ lệ tín nhiệm giảm trong nhiều tháng trước khi Nga phát động chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine ngày 24/2.
Cho đến trước cuộc chiến, quá khứ từng là diễn viên hài thường dường như là một trở ngại đối với Zelensky trên cương vị lãnh đạo chính phủ. Tuy nhiên, khi chiến sự nổ ra, nó đột nhiên trở thành một tài sản, giúp ông kết nối với những người lắng nghe bằng cách khiến họ phấn khích.
Các bài phát biểu của ông Zelensky, với thông điệp đơn giản và không màu mè "Hãy làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ Ukraine" nhằm hướng đến đối tượng khán giả cuối cùng là công chúng ở phương Tây. "Ông ấy đang cố gắng tạo ra loại áp lực từ bên dưới. Áp lực trong nước lên các chính phủ, điều đặc biệt quan trọng, vì những gì ông ấy đề nghị hỗ trợ thực sự rất tốn kém", giáo sư Lazar bình luận.
Sắp đặt chương trình nghị sự
Ông Zelensky không xúc tiến các chuyến công du trực tuyến đến các cơ quan lập pháp trên thế giới chỉ đơn thuần để gây thiện cảm. Thực tế giao tranh cho thấy, Ukraine không thể chống lại các lực lượng Nga nếu thiếu sự hỗ trợ quân sự to lớn và lâu dài từ các đồng minh phương Tây.
Suốt nhiều tuần, ông Zelensky đã yêu cầu NATO thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine. Theo một số nhà phân tích, lãnh đạo Kiev dường như biết rõ yêu cầu đó sẽ không được đáp ứng, nhưng ông có thể nhận được điều tốt nhất tiếp theo. "Đây có thể là chiến lược", chuyên gia Lutsevych nhận định.
Andriy Yermak, Chánh văn phòng của ông Zelensky ngày 22/3 từng đề cập đến các giải pháp thay thế cho vùng cấm bay: "Hãy thực thi vùng cấm bay hoặc cung cấp cho chúng tôi các hệ thống phòng không đáng tin cậy".
Các nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống phòng không của Ukraine đã và đang được thực hiện. Mỹ được cho là đang cân nhắc cung cấp các hệ thống cũ, có từ thời Liên Xô nhưng vẫn còn hiệu quả cho Kiev.
Một số nhà phân tích tin, cách tiếp cận không ngừng nghỉ của ông Zelensky đang phát huy hiệu quả. Việc các nhà lãnh đạo phương Tây cuối tháng 3 đã tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp bàn về căng thẳng chiến sự Nga - Ukraine cũng như đưa ra những cam kết bổ sung viện trợ quân sự cho Kiev kể từ đó đã cho thấy rõ điều này.
Tuấn Anh