Việc gia hạn này có nghĩa sinh viên đại học theo các chương trình chọn lọc sẽ có thể ở lại và làm việc trong 4 năm thay vì 2 năm. Sinh viên thạc sĩ có thể ở lại 5 năm thay vì 3 năm. Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare khi đó lý giải chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu lực lượng lao động sau đại dịch Covid-19. Những ngành, nghề được ưu tiên chủ yếu thuộc lĩnh vực y tế, giảng dạy, kỹ thuật và nông nghiệp, với hơn 3.000 khóa học đủ điều kiện.
Tuy nhiên, do những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của đất nước và những cân nhắc về chính sách được nêu trong Chiến lược Di cư, thời gian gia hạn này sẽ không còn áp dụng kể từ giữa năm 2024. Hiện tại, thời gian đã quay trở lại thời hạn ban đầu là 2 (cử nhân) và 3 năm (thạc sĩ), theo thông báo trên website của Bộ Giáo dục Australia vào ngày 23/2/2024.
Được biết, chiến lược di cư, được đưa ra vào tháng 12/2023, tuyên bố rằng những nhượng bộ được đưa ra trong đại dịch COVID-19 đối với sinh viên quốc tế sẽ chấm dứt. Điều này bao gồm việc chấm dứt số giờ làm việc không giới hạn đối với sinh viên quốc tế.
Những thay đổi này được công bố nhằm “cải thiện tính liêm chính trong giáo dục quốc tế và hỗ trợ những sinh viên chân chính”.
Tăng yêu cầu tài chính, bài kiểm tra đầu vào, điểm IELTS
Một trong những thay đổi bao gồm việc giải quyết lỗ hổng cho phép sinh viên chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng thấp hơn. Động thái này nhằm đảm bảo rằng sinh viên được nhận nền giáo dục có chất lượng và không bị lợi dụng bởi các tổ chức không đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.
Một thay đổi khác liên quan đến việc tăng yêu cầu tài chính đối với sinh viên quốc tế xin thị thực du học. Số tiền tiết kiệm cần thiết sẽ tăng lên 24.505 đô la Úc (khoảng 392 triệu đồng), tăng 17% so với mức trước đó, theo Times Higher Education. Việc tăng yêu cầu tài chính này nhằm đảm bảo sinh viên có đủ tiền trang trải cuộc sống khi học tập tại Australia, từ đó giảm nguy cơ căng thẳng tài chính trong thời gian lưu trú.
Chính phủ cũng sẽ giới thiệu bài kiểm tra “Sinh viên chân chính” mới (Genuine Student test) dành cho tất cả sinh viên quốc tế. Bài kiểm tra này sẽ khuyến khích các sinh viên thực sự muốn học tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục Australia, thay vì những người có ưu tiên là làm việc. Bài kiểm tra này sẽ thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ. Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn.
Chính phủ Australia cũng hứa sẽ tăng cường đơn vị cấp thị thực du học để đảm bảo có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các đơn xin thị thực du học không chính đáng và xử lý tình trạng “nhảy cóc thị thực”-một hành vi trong đó một cá nhân nhảy từ thị thực này sang thị thực khác để đạt được mục đích kéo dài thời gian lưu trú tại Australia.
Trong khi đó, nước này cũng cho biết đang đơn giản hóa quy trình nộp đơn và thực hiện hành động để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi giữa thị thực sinh viên và thị thực sau đại học. Các lộ trình cấp thị thực sau đại học hiện tại sẽ được sắp xếp hợp lý, rõ ràng hơn và thời gian xử lý sẽ được cải thiện.
Mục đích của những thay đổi này cũng là để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp sẽ chuyển sang những vai trò phù hợp với trình độ kỹ năng của họ sau khi tốt nghiệp. Chiến lược nêu rõ rằng “hơn 50% người tốt nghiệp có bằng cử nhân trở lên có thị thực đang làm việc dưới mức kỹ năng của họ đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật và CNTT, mặc dù họ đang học trong các lĩnh vực mà Australia thiếu lực lượng”.
Australia cũng sẽ tăng yêu cầu tiếng Anh tối thiểu đối với thị thực sinh viên và sau đại học lên. Yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh với du học sinh theo chương trình cử nhân tăng từ 5.5 lên 6.0 IELTS, với hệ sau đại học, yêu cầu là 6.5 thay vì 6.0. Thay đổi này sẽ được áp dụng vào đầu năm 2024.
Australia hiện là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất thế giới, sau Mỹ và Canada, với khoảng 768.000 sinh viên quốc tế vào năm 2023, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam xếp thứ 6 với hơn 31.000 du học sinh.
Tử Huy
Bên cạnh phần thuyết trình, trao đổi về trí tuệ nhân tạo, sự kiện còn tổ chức lễ vinh danh Giải thưởng Trí tuệ nhân tạo 2023.
Trong khuôn khổ chương trình hành động của diễn đàn, trong năm vừa qua, cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp cả nước. Cuộc thi là sân chơi dành cho học sinh trung học Việt Nam - độ tuổi muốn khẳng định mình, mang nhiều ước mơ và hoài bão. Là thế hệ đại diện cho tương lai, những thí sinh của cuộc thi đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ cũng như quan điểm rõ ràng trước hiện tượng toàn cầu: trí tuệ nhân tạo. Đây là công cụ mạnh mẽ với nhiều ứng dụng, tác động lên đời sống. Công nghệ mới này mang trong mình tiềm năng phát triển đột phá, nhưng cũng cần có cơ chế quản lý chặt chẽ.
Đến với cuộc thi, các thí sinh trẻ tuổi thỏa sức phát huy sức sáng tạo và vốn hiểu biết cũng như vận dụng kỹ năng tìm kiếm chọn lọc thông tin. Tại vòng thi Chung kết, các bạn đã thể hiện cá tính, tư duy nhạy bén của học sinh Việt Nam trước hội đồng giáo sư, chuyên gia quốc tế. Đại diện Ban tổ chức cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 cho biết, phần thuyết trình nêu ra nhiều ý tưởng sáng tạo và được hội đồng đánh giá cao.
Nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế giáo dục của Liên Hợp Quốc (24/1), ngày 24/01/2024 Báo VietNamNet phối hợp VLAB Innovation đăng cai tổ chức lễ vinh danh và trao giải cuộc thi Trí tuệ nhân tạo - Vietnam AI Contest 2023; đồng thời tổng kết Diễn đàn Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam năm 2023.
Thế Định
" alt=""/>Ngày 24/01, Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo 2023 tại Hà NộiTại các buổi tiếp xúc và làm việc với giới chức Angola, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin về một số thành tựu nổi bật của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khẳng định Việt Nam và Angola có quan hệ hữu nghị truyền thống, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam cho rằng, mối quan hệ này cần tiếp tục được củng cố và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, y tế...
Đối với các đề xuất hỗ trợ liên quan đến đào tạo nhân lực, cung cấp chuyên gia, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị cơ quan chức năng Angola sớm tính toán để đưa ra những yêu cầu cụ thể hơn để báo cáo lãnh đạo Chính phủ Việt Nam xem xét, quyết định. Ông cũng cam kết sẽ sớm thông tin đầy đủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về cơ hội đầu tư nhiều tiềm năng tại Angola.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn đảng cầm quyền và Chính phủ Angola đã hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ chính thức với Liên minh châu Phi ở cương vị quan sát viên, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ là cầu nối giữa Angola và các nước châu Phi với các nước ASEAN.
Với tư cách làm Đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Angola, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam cũng kỳ vọng cuộc họp Ủy ban liên chính phủ diễn ra vào ngày 28/3 chính là cơ hội để hai bên thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.
Lê Anh