Ông Lê Hồng Văn, Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, hiện 3 cô giáo chủ nhiệm của lớp Nhà trẻ D2 Trường Mầm non Phù Lỗ đã bị công an huyện Sóc Sơn triệu tập để điều tra, làm rõ vụ việc.Theo ông Văn, các cô giáo này đều là những người công tác đã lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, không phải giáo viên trẻ.
Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, khoảng 8h45 phút ngày 25/11/2019, trong giờ hoạt động ngoài trời của lớp nhà trẻ D2 của trường, cháu Đ.T (sinh ngày 30/1/2017) cùng các bạn tham gia trò chơi và đã xảy ra tai nạn khi chơi nhà leo nằm ngang.
Khi cháu T. chui vào trong đường ống hình vuông đã tuột chân và người qua ô thoáng hình chữ nhật ra bên ngoài.
Do ô thoáng hẹp nên phần đầu của cháu T. bị mắc lại trong khi chân cháu không chạm đất bên ngoài nên cháu ở trong tư thế treo dẫn đến ngất xỉu.
 |
Chiếc cầu trượt tại Trường Mầm non Phù Lỗ - nơi bé Đ.T. chơi và bị kẹt (Ảnh: PNVN) |
Khi phát hiện sự việc, các cô giáo đã đưa cháu T. vào phòng y tế của trường để sơ cứu ban đầu, sau đó đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tuyến trên.
Mặc dù các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương tận tình cứu chữa nhưng đến 21h cùng ngày, cháu T. đã tử vong.
UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT, công an huyện, các cơ quan chức năng liên quan điều tra xác minh, làm rõ sự việc. Địa phương cũng tập trung làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể có liên quan.
Khi có kết luận chính thức từ công an huyện Sóc Sơn, UBND huyện sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể liên quan theo quy định của pháp luật.
Hiện, vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Thanh Hùng

Tường trình vụ bé 3 tuổi tử vong do mắc kẹt khi chơi tại trường
- Khi cùng các bạn tham gia trò chơi, cháu T. chui vào đường ống rồi tuột chân và người qua ô thoáng hình chữ nhật ra bên ngoài. Do ô thoáng hẹp, đầu bị mắc lại nhưng chân cháu không chạm đất nên ngất xỉu.
" alt=""/>Công an triệu tập 3 cô giáo vụ trẻ tử vong vì mắc kẹt ở cầu trượt

 |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Doanh nghiệp chính là trường nghề thực hành của thợ trẻ" |
Về tổ chức thực tập ở doanh nghiệp, Bộ trưởng nói nhà trường nên giảm tải thời gian học lý thuyết, tăng thêm thời lượng. Trường nghề của các nước tiên tiến dạy lý thuyết chỉ chiếm 30%, còn 70% là thực hành ở trong các doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp trở thành một trường nghề thứ hai, trường nghề đó là trường nghề thực hành.
Nói về cơ cấu nguồn nhân lực, người đứng đầu ngành lao động nêu thực tế "chúng ta đang thiếu người thực hành, thiếu cả thầy lẫn thợ": Thiếu công nhân kỹ thuật bậc cao và kỹ sư thực hành. Mô hình "đồng hồ cát" này khác biệt với mô hình đào tạo của nhiều nước là "hình củ khoai tây hay quả trứng" - nhiều công nhân kỹ thuật, kỹ sư thực hành.
Dẫn thông tin mới nhất tại Diễn đàn nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam vừa diễn ra giữa tháng 11, ông Dung động viên người học nghề "không sợ thiếu chỗ làm việc", bởi khi tiếp xúc với 28 tập đoàn lớn đang làm việc tại Việt Nam "cả 28 tập đoàn đều đặt hàng với tôi xin đề nghị nhận sinh viên các trường nghề".
Một điều đáng lưu ý nữa là khi học nghề không nên coi nhẹ học văn hóa, bởi chủ trương học văn hóa trong trường nghề là một chủ trương đúng đắn; nhà nước còn vận hành chính sách liên thông để kết nối và thúc đẩy cho những em có nhu cầu học cao lên.
Tích cực kết nối doanh nghiệp
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được Bộ LĐ-TB và XH xác định là một trong 10 trường cao đẳng nghề đầu tiên của cả nước cách đây 13 năm. Tiền thân là trường Công nghiệp kỹ thuật thuộc Ty Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Thanh Hóa.
Nhà trường hiện có hơn 85% giáo viên giảng dạy được tích hợp, 95 giáo viên đạt trình độ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3, 100% cán bộ viên chức sử dụng tin học phục vụ công tác và giảng dạy. Tổng số học sinh sinh viên là 3.500, trong đó đối tượng tham gia đào tạo theo mô hình 9+ là 1.182 học sinh. Nhà trường đã thực hiện xây dựng xong 8 chương trình cao đẳng, 14 chương trình trung cấp, 14 chương trình sơ cấp, tất cả chương trình đều có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp.
Trường luôn có mối liên hệ mật thiết với hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, năm 2019, trường đã kết nối và đưa gần 900 sinh viên nhà trường học nâng cao, thực tập, trải nghiệm và đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với mức lương hỗ trợ của doanh nghiệp từ 5 - 10 triệu đồng/tháng. Thậm chí, đã có 5 sinh viên làm việc tại Nhật Bản với mức lương 60 triệu đồng/tháng. Qua khảo sát trước khi thi tốt nghiệp, khoảng 85% sinh viên đã có địa chỉ tiếp nhận với mức lương 8-12 triệu đồng/tháng.
Trường có nguyện vọng được bổ sung vào danh sách các trường được đầu tư thành trường chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 cũng như kỳ vọng được tiếp cận, chuyển giao chương trình quốc tế để tuyển sinh đào tạo các nghề trọng điểm; xây dựng trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người học và lao động trên địa bàn tỉnh.
Quang Phương
" alt=""/>Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Doanh nghiệp chính là trường nghề thực hành của thợ trẻ'