Tháng 3 năm 2014, Cady Patterson đã vô cùng đau khổ khi người chồng của cô, Jordan Lewis, qua đời sau ba năm chiến đấu với bệnh ung thư xoang.
Cô gái Cady 24 tuổi, quản lý của một nhà thờ tại Tulsa, Oklahoma, Mỹ, khi đó đã viết trên blog của mình: "Tim tôi trĩu nặng. Giống như bị xé nát. Tôi đau lắm."
Bốn tháng sau cái chết của Jordan, Cady đã có chuyến đi cùng với những người bạn đại học của mình tới thành phố Charleston ở tiểu bang Nam Carolina để chữa lành vết thương lòng của cô. Tại đó, cô đã mời Jonathan Patterson, một người dân của thành phố Charleston và cũng chính là bạn thời thơ ấu của chồng cô, làm hướng dẫn viên.
Jonathan là người làm nhiệm vụ đón khách trong lễ cưới của Cady và Jordan, nhưng anh và Cady không thực sự quen biết nhau. Trong ba ngày, họ trở nên gắn bó khi cùng sẻ chia nỗi mất mát, và anh chàng Jonathan 28 tuổi đã đưa các cô gái đi thuyền buồm và đến những nhà hàng tốt nhất trong thành phố.
Chàng sinh viên trường dòng Jonathan nói, "Tôi không biết nhiều về Cady khi cô ấy với Jordan hẹn hò, nhưng có vẻ cô ấy là một người rất tuyệt."
Cả hai bắt đầu nói chuyện điện thoại mỗi tuần và thường xuyên nhắn tin cho nhau. Suốt một tháng với tình bạn mới, Jonathan nhận ra rằng anh có tình cảm với Cady.
![]() |
Jordan Lewis (trái) và người bạn Jonathan Patterson tại đám cưới của Jordan năm 2013 |
Kath McCormack, một tư vấn viên giúp mọi người vượt qua đau buồn, và là cố vấn của nhóm hỗ trợ góa phụ Soaring Spirits trụ sở tại California sau khi đã gặp nhiều trường hợp như vậy, cho biết: "Những góa phụ thường bị thu hút bởi gia đình hoặc bạn bè của người mà họ yêu, điều này rất dễ hiểu. Bởi họ đã trải qua nhiều điều giống nhau".
Đó chắc chắn là trường hợp của Jonathan và Cady. Khi chuyển đến Minneapolis vào tháng Tám năm 2014, Jonathan đã tham khảo ý kiến nhà thờ về việc theo đuổi mối quan hệ với người vợ góa của bạn mình.
"Tôi đã ngồi cầu nguyện về nó trong suốt một tháng," Jonathan nói.
Tháng 10 năm 2014, anh và Cady gặp nhau trong đám cưới của một người bạn ở thành phố Syracuse, bang New York. Jonathan đã thú nhận cảm xúc thật của mình. Cady nói rằng cô cũng có cảm xúc như vậy nhưng cần phải chậm lại.
Jonathan nói rằng anh sẵn lòng chờ đợi cho đến khi nào Cady sẵn sàng cho mối quan hệ.
Anh cũng nhận ra rằng mình cần phải nói chuyện với gia đình Jordan. Tháng 2 năm 2015, anh nói với cha của người bạn quá cố chuyện về anh và Cady. Người cha đau khổ yêu cầu anh đừng công khai mối quan hệ này cho tới khi cái chết của Jordan được một năm, và anh đồng ý.
"Tôi hiểu ý nghĩa của việc đi vào một mối quan hệ như thế này," Jonathan nói.
Vào tháng 4 năm 2016, Jonathan đã cầu hôn Cady. Họ làm đám cưới tại một tòa biệt thự tuyệt đẹp ở Tulsa, Oklahoma vào tháng Tám. Gia đình Jordan rất ủng hộ hai người, thậm chí chị em của Jordan còn làm phù dâu.
Nhưng những mối quan hệ như thế này cũng gây tranh cãi và căng thẳng.
![]() |
Cady và Jonathan đang rất hạnh phúc |
Jonathan nhớ lại cảm giác bị cả những người lạ mặt và người quen đánh giá.
Anh kể lại, "Tôi nhớ có một người bình luận trên blog của tôi nói rằng tôi đã lợi dụng lúc cô ấy đang đau khổ. Chắc chắn có sự hoài nghi ở đây".
Tôi đang bế tắc trong cuộc hôn nhân với người vợ quý tiền hơn tất cả.
" alt=""/>Tâm sự: Tôi kết hôn với vợ của bạn thânNhân viên bảo trì đường ray xe lửa, những người hùng thầm lặng phải tạm gác lại cái Tết của riêng mình để cần mẫn phục vụ bao người con xa quê có cái Tết đầm ấm sum vầy bên gia đình và người thân.
“Những Người Trao Tết Sum Vầy” vẫn luôn xuất hiện quanh chúng ta, ngày ngày cần mẫn góp sức mình để mang Tết đến với muôn nhà. Nhưng trái ngược với một nhịp sống ồn ào hối hả, sự hiện diện của họ thật thầm lặng tới nỗi đôi khi ta vô tình quên mất.
Đó có thể là cô công nhân chăm sóc những bồn hoa trên đường phố hay anh công an túc trực ngày đêm tại những điểm nóng giao thông. Cũng có thể đó là những người thầm lặng đến nỗi công việc của họ ta chưa từng nghe nói đến, nhưng lại góp phần to lớn vào niềm vui sum họp của mọi người. Và những nhân viên bảo trì đường ray xe lửa là một trong những người hùng thầm lặng như thế.
![]() |
Dù đêm hay ngày, dù mưa hay nắng, chỉ cần tới ca trực là những nhân viên bảo trì đường ray lại cần mẫn đi kiểm tra, rà soát thật cẩn trọng từng đoạn ray, từng con ốc để đảm bảo sẽ không có bất cứ hư hỏng hay chướng ngại vật nào cản trở chuyến hành trình của hàng trăm con người.
Không camera giám sát, không thẻ chấm công, những người nhân viên bảo trì đường ray xe lửa luôn chỉ có một mình cô độc bên những cung đường sắt dài hun hút. Khi những ngày Tết đang đến gần, họ cũng như bao người, luôn mơ về một bữa cơm chiều cuối năm đầm ấm quây quần bên gia đình nhưng trách nhiệm với công việc không cho phép họ được rời vị trí hay xao lãng công việc.Bởi lẽ, họ hiểu rằng chỉ cần một con ốc vặn lỏng hay một mối nối đứt gãy cũng có thể khiến ước mơ sum vầy ngày Tết của hàng trăm con người bị ảnh hưởng.
![]() |
Nhiệm vụ quan trọng của họ là phải đảm bảo không có bất cứ chướng ngại vật nào được xuất hiện trên đường ray, làm ảnh hưởng tới đoàn tàu
Vất vả là thế, cô đơn là thế nhưng họ luôn cần mẫn, ngày qua ngày, góp sức để biến hàng trăm hàng ngàn ước mơ sum vầy ngày Tết của mọi người thành hiện thực mà không cần bất cứ sự đền đáp nào.
Niềm vui đón Tết với họ đơn giản chỉ là mang đến sự an toàn và bình an cho tất cả những người con xa quê trên những chuyến tàu trở về sum vầy bên gia đình. Vì vậy, Tết Đinh Dậu này, hãy cùng Pepsi gửi lời cảm ơn chân thành đến những Người Trao Tết Sum Vầy nhé.
Cùng chung nỗ lực mang niềm vui sum vầy đến mọi gia đình, nhãn hàng Pepsi tiếp tục tổ chức hoạt động “Chuyến xe mùa Xuân - Tết Đinh Dậu 2017”; nhằm hiện thực hóa 5.000 ước mơ sum vầy cho những sinh viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Hãy truy cập ngay website: www.tetsumvay.vnđể đăng ký nhận vé hoặc giới thiệu bạn bè nhận vé để sum vầy ngày Tết không còn là ước mơ xa vời. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Người trao Tết sum vầy: Cho trọn vẹn niềm vui đoàn viênCặp vợ chồng Rob 49 tuổi và Sam Fatzinger 46 tuổi ở Bowie, Maryland, Mỹ đã kết hôn được 25 năm và có với nhau 13 người con. Gia đình đông con, chỉ một mình ông Rob kiếm tiền nhưng chưa bao giờ họ rơi vào cảnh nợ nần dù là nợ mua xe hay nợ học hành của các con.
Ông Rob hiện là kỹ sư phần mềm, kiếm được khoảng 110,000 đô (khoảng 2,5 tỷ đồng) một năm. Sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, phải nuôi 13 đứa con ăn học nhưng nhờ biết căn ke và chi tiêu hợp lý, gia đình ông vẫn sống thoải mái.
![]() |
Đại gia đình Fatzinger với 13 người con |
Ngay từ khi mới kết hôn, cặp vợ chồng đã muốn xây dựng một đại gia đình nên không ngừng sinh con.
Nhớ lại lời cầu hôn 25 năm trước, Rob đã hỏi Sam: “Em có muốn sống với một người đàn ông sẽ cho em 10 đứa trẻ, một ngôi nhà có hàng rào trắng và một chú cún cưng?”. Lúc đó bà Sam đã trả lời rằng bà sẽ sinh 11 đứa trẻ và đồng ý lấy ông.
Cặp đôi kết hôn năm 1989, một năm sau thì sinh con gái đầu lòng, hiện đã 24 tuổi, tốt nghiệp đại học và kết hôn ngay sau sinh nhật thứ 21. Các con của gia đình Fatzinger hiện có 4 người đang học đại học, hai người đang học cấp 3, hai người học cấp 2, hai người học cấp 1 và hai bé chuẩn bị đến tuổi đến trường. Cả 12 người con đầu của họ đều sinh tự nhiên.
Bà Sam tự dạy con tại nhà cho đến ngày con đi học đại học. Nhưng mỗi tuần họ thuê gia sư 2 ngày cho các con đang học cấp 3 để củng cố lại kiến thức mà con đã học, chi phí cho việc học của mỗi đứa trẻ vào khoảng 2,500 đô mỗi năm.
![]() |
Mặc dù sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ, gia đình chỉ có 1 người đi làm, nuôi 13 người con nhưng gia đình Fatzinger hiện không có khoản nợ nào. |
Hai vợ chồng chia sẻ rằng, họ liên tục sinh con kể từ khi kết hôn đến nay nên không kiếm được nhiều tiền thời trẻ.
“Chúng tôi kết hôn năm 1989, sinh con đầu năm 1990. Trong 10 năm từ 1990-2000 cả hai vợ chồng cùng làm việc ở tiệm sách của gia đình. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi, ngoài ra tôi phải làm các công việc lặt vặt khác để kiếm thêm thu nhập, bao gồm cả việc cắt cỏ.
Trong suốt những năm 90, thu nhập của gia đình tôi chỉ khoảng 36,000 đô một năm. Nó chỉ đủ chi tiêu chứ không có khoản tiết kiệm nào cho tuổi già”, ông Rob kể.
Năm 2000, mạng internet bắt đầu bùng nổ và lượng người mua sách điện tử ngày càng nhiều, sách in ế ẩm nên gia đình Fatzinger phải đóng cửa hàng sách vào mùa hè năm đó.
Ông Rob sau đó được một người bạn mời về làm ở công ty phần mềm máy tính. “Đó là một công việc ổn với gia đình tôi. Lúc mới làm không kiếm được nhiều lắm nhưng dần dần thu nhập đã tăng đáng kể, từ 40,000 đô một năm nay đã được 104,000 đô một năm. Ngoài ra công ty cũng có nhiều chế độ đã ngộ khác như chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm và các kỳ nghỉ”, ông Rob nói.
Ngoài làm việc ở công ty, ông Rob vẫn làm thêm một số việc lặt vặt khác, tổng thu nhập của gia đình một năm khoảng 110,000 đô.
![]() |
Các con của ông Rob và bà Sam được dạy về đồng tiền từ khi còn rất nhỏ. Chúng tự tiết kiệm tiền cho việc học đại học hoặc dành học bổng để trang trải việc học. |
Năm 2000, cặp vợ chồng đã mua được nhà riêng, đến năm 2012 thì trả hết nợ mua nhà. Từ năm 2005, cặp vợ chồng bắt đầu dành tiền tiết kiệm cho tuổi già.
Sinh hoạt trung bình của một hộ dân ở Bowie tốn khoảng 15,120 đô cho thức ăn một năm (khoảng 1,260 đô một tháng), 465 đô một tháng cho các dịch vụ, 150 đô một tháng cho tiền ga và khoảng 225 đô cho chăm sóc sức khoẻ, y tế.
Gia đình Rob còn dành 200 đô mỗi tháng cho các hoạt động vui chơi giải trí của con, bao gồm cả chơi thể thao và các chuyến đi nghỉ ngắn. Cặp vợ chồng để dành 6,000 đô cho các trường hợp khẩn cấp.
“Chúng tôi ghét nợ nần và giờ chúng tôi không nợ khoản nào hết. Ngôi nhà chúng tôi đang ở hiện có trị giá khoảng 375 - 400,000 đô”, Rob nói.
Nhưng không phải hết nợ nần mà gia đình Fatzinger tiêu xài hoang phí, mua xe mới, quần áo đắt tiền hay những chuyến đi nghỉ dưỡng đắt đỏ. Mà họ vẫn sinh hoạt bình thường và dành số tiền dư ra để tiết kiệm.
Rob cho biết, mỗi mùa hè ông kiếm thêm được khoảng 3,500 đô từ việc cắt cỏ cho hàng xóm. Ông cho số tiền này vào tài khoản tiết kiệm để lấy lãi.
“Tất cả số tiền kiếm được từ các công việc làm thêm chúng tôi đều cho vào tài khoản tiết kiệm. Vợ tôi làm thêm việc trông trẻ và gia sư cũng kiếm được khoảng 1,500 - 2000 đô một năm. Chúng tôi cũng thanh lý một số đồ đạc không dùng tới, mỗi năm cũng được thêm 500 - 2000 đô”, ông kể.
Theo tính toán của Rob, mỗi năm ông tiết kiệm được khoảng 35,000 - 40,000 đô (800 - 900 triệu đồng).
![]() |
Dù đông con, thu nhập không quá cao nhưng gia đình Fatzinger vẫn sống thoải mái, các con vẫn có hoạt động vui chơi, giải trí, đi nghỉ đều đặn. |
Không chỉ bố mẹ làm việc, tiết kiệm, các con của ông Rob và bà Sam được dạy về cách quản lý tiền từ thời thơ ấu.
“Các con tôi bắt đầu làm việc và tiết kiệm tiền từ khi chúng còn rất nhỏ. Từ năm 12 tuổi chúng đã có thể trông trẻ, cắt cỏ, dọn tuyết hoặc làm một vài việc lặt vặt khác.
Nhờ thế các con đều biết quý trọng đồng tiền, biết biết kiệm chứ không chi tiêu hoang phí. Chúng tự kiếm tiền để mua ipad, điện thoại, xe hơi, gas, bảo hiểm xe và chi phí học hành. Chúng mua xe cũ và tự trả các khoản phát sinh.
Chúng tôi thường tìm mua lại xe cũ của những người già bởi xe đó đi rất ít và được bảo dưỡng tốt. 5 người con lớn của tôi đều sở hữu xe riêng do chúng tự mua”, Rob kể.
Riêng ông và vợ hiện sở hữu 3 chiếc xe.
![]() |
Cặp vợ chồng hiện tiết kiệm được khoảng 35,000 - 40,000 đô một năm. |
Về việc đi học đại học của con, ông Rob cho biết các con phải tự trang trải bằng cách tiết kiệm cho việc học từ lúc còn nhỏ.
“Hai vợ chồng tôi khuyến khích con đi tìm hiểu 2 năm rồi hãy quyết định nên theo nghề nào. Và các con đều làm thế. Chúng tôi có một trường cao đẳng cộng đồng tốt gần nhà, các con đều học ở đó 2 năm miễn phí, sau đó mới chuyển sang học đại học hệ 4 năm. Học phí ở đây khoảng 8 - 10,000 đô một năm. Một số con tôi giành học bổng hoặc các phần thưởng là đủ trả cho học phí, một số đứa chỉ phải trả khoảng 5,000 đô một năm”, ông Rob kể.
Hầu hết sinh viên đi học đại học ở Mỹ đều phải vay tiền từ ngân hàng nhưng các con của Rob không ai phải vay.
Ông Rob hi vọng rằng 13 năm nữa khi ông 62 tuổi, ông có thể nghỉ hưu.
![]() Kiếm bộn tiền, chồng vẫn ép vợ không dùng máy giặt để... tiết kiệmNgười chồng biết tiết kiệm, cân nhắc cẩn thận trước khi chi tiêu là tốt, nhưng nếu quá mức sẽ trở thành keo kiệt, khiến vợ khổ sở và đẩy hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ. " alt=""/>Cặp vợ chồng nuôi 13 con vẫn tiết kiệm gần 1 tỷ mỗi năm
|