Tác dụng của quả đu đủ
Các nghiên cứu về dinh dưỡng của quả đu đủ đều cho thấy các chất dinh dưỡng siêu tuyệt vời từ trái cây này. Quả đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, cây đu đủ thân thảo, rỗng bên trong, cao 2 – 5 m, hình trụ, mọc thẳng, phần lớn không phân cành. Cây cho quả là cây đu đủ cái, hoa có màu vàng nhạt, hoặc xanh trắng, mọc ở kẽ lá, thành hai ba hoa, cuống dái 2 – 7 c.
Quả đu đủ hình trứng to, nhiều hạt bám vào thành quả bên trong, hạt đen bọc dưới lớp nhày.
Cây đu đủ được trồng ở nước ta rất nhiều và ngoài tác dụng lấy quả ăn, rễ, lá và nhựa của cây đu đủ còn làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
Hoa của đu đủ có vị đắng tính bình chữa hen, ho kéo dài, giải độc.
Một số bài thuốc từ đu đủ
Tác dụng chữa táo bón, theo lương y Trung có hai bài thuốc có thể áp dụng đó là: Đu đủ chín 300 gram, đường đỏ 50 gram. Lấy đu đủ chín bỏ vỏ, bỏ hạt vào bát cùng đường đổ hấp chín cho bệnh nhân ăn ngày 2 lần trước khi ăn cơm. Cần ăn 3 đến 5 ngày sẽ hết táo bón.
Cách thứ hai lấy đu đủ chín 300 gram, đường đỏ 50 gram, vừng đen 100 gram nấu chè cho bệnh nhân ăn.
Ngoài trị táo bón, đu đủ còn chữa bệnh cho những người tiêu hóa kém. Lấy đu đủ xanh 200 gram, thịt lợn 3 chỉ khoảng 100 gram và mắm muối nêm vừa đủ. Sau đó ninh nhừ cùng với thịt lợn và bệnh nhân ăn thay cơm từ 2 đến 4 ngày sẽ chấm dứt tình trạng chán ăn, bụng đầy ấm ách khó chịu.
Những người đang mang thai không được ăn nhiều đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, khi mang thai có thể gây bất thường và sảy thai không mong muốn. Đu đủ xanh chứa nhiều nhựa, được biết là gây ra các cơn co tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy nên tránh ăn đu đủ khi mang thai.
Ngoài ra những người bị viêm đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột thì cũng không nên ăn. Người bị sỏi thận, ăn nhiều đu đủ có thể dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận.
K.Chi
Quả hồng từ lâu được coi là loại quả tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn nên biết những người không nên ăn hồng và những thực phẩm không nên kết hợp với hồng để tránh gặp nguy hiểm.
" alt=""/>Công dụng thần kỳ ít người biết của đu đủ xanhNền tảng NDXP cũng là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia được ưu tiên tập trung phát triển phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Có cơ quan chủ quản là Bộ TT&TT, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức.
Nền tảng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả của việc quản lý, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số thống nhất, tin cậy; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trên quy mô toàn quốc; đồng thời mở ra cơ hội cho khu vực tư có thể khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước để tạo ra giá trị mới.
Trong kế hoạch năm 2022 triển khai các nền tảng chuyển đổi số quốc gia do Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng và thúc đẩy, với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định rõ mục tiêu xây dựng nền tảng đáp ứng toàn bộ các nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước.
Một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là kết nối giữa hệ thống thông tin đất đai của địa phương với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương, cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT).
Chỉ tiêu cần đạt vào tháng 6/2022 là 30 địa phương đưa vào sử dụng kết nối giữa hệ thống thông tin đất đai của địa phương với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương, cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng cục Quản lý đất đai; qua đó giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai có thể nộp hồ sơ, tra cứu trạng thái xử lý, trả kết quả tại một nơi được kịp thời, chính xác; đồng thời giúp cán bộ xử lý hồ sơ không phải nhập dữ liệu trên các phần mềm khác nhau. Tổng cục Quản lý đất đai có thể quản lý tập trung, thống nhất thông tin biên nhận hồ sơ, giao dịch đất đai và kết quả xử lý hồ sơ trên cả nước.
Về lộ trình, dự kiến từ đầu tháng 3 đến hết tháng 6/2022 sẽ hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng chính thức tối thiểu 8 địa phương/tháng. Bên cạnh đó, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ được trình vào cuối tháng 5.
Trước đó, vào đầu tháng 3, để thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan nhà nước, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cách thức kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng NDXP. Hướng dẫn này nhằm giúp cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được thống nhất, tối ưu, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin mạng các kết nối trên quy mô toàn quốc.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến cuối năm 2020, đã có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hệ thống đã kết nối với NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị, trong đó có 85 LGSP của bộ, ngành, địa phương, 7 cở dữ liệu và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương.
Tính đến ngày 23/3, tổng số giao dịch thực hiện qua nền tảng NDXP trong tháng 3 đã là gần 48 triệu, tăng hơn 18 lần so với cùng kỳ tháng 3 năm ngoái; tổng số giao dịch qua NDXP trong quý I/2022 là trên 134,5 triệu, tăng 24 lần so với quý I/2021; trung bình hàng ngày có hơn 1,5 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng này.
Vân Anh
Trong tháng 2, số giao dịch được thực hiện qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) là hơn 18,2 triệu, tăng hơn 22 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trung bình hàng ngày có khoảng 758.577 giao dịch thực hiện qua nền tảng này.
" alt=""/>Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ đạt tối thiểu 150 triệu giao dịch vào 2025Tại buổi giao lưu, hai bệnh viện đã ký kết các nội dung hợp tác về các vấn đề y tế như: Luân phiên tổ chức hoạt động giao lưu hợp tác, phát triển bệnh viện hằng năm giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Châu Hồng Hà (Trung Quốc); Mời cán bộ y tế, chuyên gia của hai bên tham gia các hoạt động giao lưu học hỏi kiến thức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; mời chuyên gia tham gia các hoạt động trao đổi học thuật mang tính quốc tế về y tế và sức khỏe; nghiên cứu, thống nhất việc triển khai trao đổi hợp tác về cấp cứu khẩn cấp, mở ra “Con đường cứu hộ xanh”, phục vụ tốt cho Nhân dân sinh sống tại biên giới Việt – Trung; tăng cường hợp tác và trao đổi dịch vụ Đông y và các lĩnh vực y tế khác.
Hai bên cũng thống nhất giao Bệnh viện Nhân dân huyện Hà Khẩu và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai làm đầu mối kết nối giao lưu, hợp tác giữa các đơn vị y tế của Châu Hồng Hà (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai (Việt Nam).
Trước đó, hồi tháng 5, tại thành phố Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai, Việt Nam và Chính quyền nhân dân châu Hồng Hà, cũng đã hội đàm nhằm đánh giá các nội dung hợp tác trong thời gian qua và đề xuất các nội dung hợp thời gian tới.
Triển khai thực hiện Biên bản thoả thuận giữa UBND tỉnh Lào Cai và CQND châu Hồng Hà, các cơ quan, đơn vị chức năng và địa phương biên giới hai bên đã tích cực phối hợp triển khai thực hiện tốt nội dung 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam ‑ Trung Quốc và các thoả thuận song phương nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt Nam ‑ Trung Quốc hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Thời gian qua, việc hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch; giao thông vận tải; quản lý lao động qua biên giới; giáo dục, bảo vệ môi trường và y tế cũng đạt nhiều kết quả quan trọng.
PV
" alt=""/>Lào Cai kết nối hợp tác y tế với châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc