Trong câu chuyện phiếm, M. bảo nếu sau này giàu sẽ không quên tôi. Cô ấy hứa sẽ tặng tôi một sợi dây chuyền tuyệt đẹp vào ngày cưới của tôi.
Quá cảm động, tôi cũng hứa sẽ tặng cho bạn thân một chiếc nhẫn vàng được thiết kế thật đặc biệt.
Tốt nghiệp, M. nhanh chóng có được việc làm ở một tập đoàn lớn, còn tôi bắt đầu ở một công ty tư nhân. Dù công việc bận rộn, chúng tôi vẫn thường hẹn nhau đi cà phê, ăn uống vào dịp cuối tuần.
M. ngày càng xinh đẹp, mặc quần áo sang trọng, đeo túi hàng hiệu. Tôi thấy mà mừng cho bạn.
Chỉ nửa năm sau ngày tốt nghiệp, M. thăng tiến trong công việc và trong mối quan hệ yêu đương với giám đốc nhân sự của tập đoàn. Ba tháng sau đó, M. đi lấy chồng. Hẳn nhiên, chồng của M. chính là anh chàng giám đốc nhân sự đẹp trai, giàu có.
M. nói cô có thai nên phải làm đám cưới gấp. Tuy nhiên, với gia thế nhà chồng, lễ cưới không thể qua loa.
Nghe tin bạn thân cưới, tôi rất lo lắng. Mức lương thời điểm đó của tôi quả thật khó mà mua được một chiếc nhẫn vàng với thiết kế riêng.
Để giữ đúng lời hứa, tôi vay tiền của mẹ đặt nhẫn tặng bạn. Một chiếc nhẫn vàng đính viên đá màu xanh nước biển – màu M. thích nhất.
Ngày cưới của M., tôi xin nghỉ làm tận 3 ngày để về quê giúp bạn. Tôi chở M. đi trang điểm, lấy hoa, váy cưới...
Trong lễ vu quy của bạn thân, tôi lấy chiếc nhẫn đã chuẩn bị sẵn đeo lên tay và chúc phúc cho bạn.
M. xúc động, cảm ơn tôi đã luôn bên cạnh. Cô ấy nói ngày cưới của tôi cũng sẽ tặng đúng món quà đã hứa năm xưa.
Thấm thoát 3 năm trôi qua, tôi cũng chuẩn bị kết hôn với anh chàng cùng quê. Tôi báo tin vui cho M. và không quên nhắn trước thời gian diễn ra lễ cưới để bạn thân sắp xếp công việc.
M. tỏ ra vui vẻ và hứa sẽ đến dù công việc rất nhiều.
Trước ngày cưới, tôi về quê mà không có bạn thân bên cạnh. M. bận tiếp đối tác nước ngoài. Cô ấy không thể về sớm để cùng tôi chuẩn bị mọi thứ.
Tôi thông cảm và hy vọng ngày vu quy của mình sẽ có bạn để chia vui.
Thế nhưng, cả ngày hôm đó, tôi không thấy bóng dáng của bạn thân. Tôi gọi điện nhưng không ai bắt máy. Tôi lo bạn gặp chuyện không may trên đường về quê dự cưới của mình. Vừa đãi khách, tôi vừa dùng điện thoại lên mạng xã hội để xem hoạt động của bạn thân.
Đập vào mắt tôi, bức ảnh M. đang vi vu ở Hàn Quốc cùng chồng. Một cảm giác ê chề dâng lên trong lòng tôi. Quá bẽ bàng cho một tình bạn chân thành.
Tôi thả tim vào bức ảnh của bạn thân, rồi tắt điện thoại, dành hết tâm trí cho lễ cưới.
Tối đó, khi mở điện thoại, tôi nhận được tin nhắn: “Chúc mày hạnh phúc nha!”. Đó là tin nhắn của M., không một lời xin lỗi, không có một lý do chính đáng, chỉ một câu chúc sáo rỗng.
Một tin nhắn thiếu chân thành đã chấm hết cho tình bạn hơn 10 năm. Và, tôi chưa bao giờ cảm thấy tiếc…
Độc giả P.T
Mời độc giả chia sẻ những kỉ niệm về chuyện mừng cưới theo mẫu bình luận phía cuối bài hoặc địa chỉ email: [email protected]. |
Series cũng kể về cơn bão Yagi từ góc nhìn của "người nghệ sĩ đã làm phụ huynh, có sự trải nghiệm". Hồng Nhung đề cập đến buổi lễ "gặp mặt con nuôi" - nơi 17 trẻ em mồ côi sau bão lũ được Công an tỉnh Thái Nguyên nhận nuôi; cuộc hội ngộ sau 40 năm với họa sĩ Trần Nhật Thăng; cơ duyên kết hợp với những người trẻ để sáng tạo nghệ thuật...
Hồng Nhung kể về buổi lễ do Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức cho các trẻ em mồ côi:
Video: Thanh Phi
Hồng Nhung ấp ủ sản xuất talkshow từ 15 năm trước, từng học về sản xuất và storytelling (kể chuyện - PV)ở Mỹ, nhưng giờ mới "đủ duyên" để thực hiện dự án này. Cô mong series sẽ mang đến năng lượng tích cực cho khán giả, thể hiện bản năng sinh tồn mạnh mẽ và sự đùm bọc lẫn nhau của người Việt trong khó khăn.
Dự án thứ hai là live concert Hồng Nhung hát về Hà Nội,diễn ra vào ngày 30/11 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là lần đầu Hồng Nhung tổ chức một đêm nhạc về Hà Nội, trình diễn những ca khúc nổi tiếng cùng các sáng tác mới nhất của cô. Nghệ sĩ múa Linh Nga là khách mời đầu tiên, còn nhạc sĩ Hoài Sa là Giám đốc âm nhạc.
Hồng Nhung xem đây là "chương mới" trong sự nghiệp, khi chuyển từ hình tượng ca sĩ sang nghệ sĩ. Trong live concert, cô không chỉ hát mà còn biểu diễn bằng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Mục đích hiện tại của "chị đẹp" không còn là mưu sinh, mà là thực hiện sứ mệnh của nghệ sĩ.
“Dù vẫn cần thu nhập để sống và nuôi con, nhưng mưu sinh không còn là ưu tiên hàng đầu của tôi. Trong 'chương mới' này, tôi muốn cùng bạn bè, nghệ sĩ cùng chí hướng làm những điều có ích cho xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực,” Hồng Nhung chia sẻ.
Một trong những chủ đề cô quan tâm là môi trường. Sắp tới, cô sẽ đến Côn Đảo tham gia hội thảo bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, cũng như biểu diễn giữa biển cùng biên đạo múa Tấn Lộc. Trước Tết, Hồng Nhung dự kiến phát hành album gồm 8 bài hát xoay quanh các vấn đề xã hội, trong đó có 3 bài về môi trường.
Tổng cục Môi trường và Báo Sinh Viên Việt Nam vừa công bố các thí sinh đạt giải cuộc thi hùng biện online “Mục tiêu phát triển bền vững về đa dạng sinh học và nguồn tài chính cho đa dạng sinh học ở Việt Nam.” Các thí sinh dự thi là các sinh viên và thanh niên Việt Nam đến từ các trường đại học, học viện trên cả nước.
Cuộc thi đã được công bố nhân ngày Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, 22/5/2018, nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên, sinh viên Việt Nam về đa dạng sinh học, các cơ chế tài chính bền vững cho đa dạng sinh học và tạo sân chơi bổ ích, giúp tăng khả năng sáng tạo, trang bị kỹ năng thuyết trình, phân tích và tổng hợp cho sinh viên.
![]() |
Các sinh viên đạt giải trong cuộc thi |
Giải nhất của cuộc thi được trao cho Lê Thị Hồng Nhung, Học viện Tài chính. Giải nhì thuộc về Đào Mai Linh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, giải ba thuộc về Bùi Thị Phương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các giải tập thể gồm Giải nhất thuộc về Lê Phương Hà, Trần Phương Ngọc và Nguyễn Thị Thanh Hoa, Đại học Ngoại Thương Hà Nội; giải nhì thuộc về Trần Bình Minh (Đại học RMIT) và Trần Cao Vũ (Đại học Ngoại Thương Hà Nội). Ngoài ra, Vũ Thị Ngọc Anh và Bùi Minh Đức, Đại học Sư phạm Hà Nội đạt giải ba tập thể.
“Qua 02 tháng phát động cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 72 clip là các tác phẩm dự thi đến từ các bạn là sinh viên của các trường đại học trong cả nước. Số lượng tác phẩm dự thi đông đảo cho thấy các bạn sinh viên Việt Nam rất năng động, nhiệt huyết yêu thích thử thách bản thân, khám phá các chủ đề mới”, Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường cho biết.
Tham dự lễ trao giải, Bà Akiko Fujii, Phó Giám đốc quốc gia UNDP cho biết “Tôi đặc biệt ấn tượng với các bài dự thi của các bạn sinh viên Việt Nam. Các bài dự thi đều thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng về các Mục tiêu Phát triển bền vững và tầm quan trọng của các loài động thực vật trên cạn và dưới nước.”
![]() |
“Tài chính cho đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng. Tại Việt Nam, UNDP đang thử nghiệm các cơ chế tài chính như thu phí vào cửa các bảo tàng thiên nhiên và lập ngân sách dựa trên kết quả. Ví dụ nếu một nửa số khách du lịch đến Vườn Quốc gia Cúc Phương chi trả phí tham quan bảo tàng, ước tính sẽ có thêm khoảng $70.000 đến $100.000 hàng năm cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia này” bà Akiko nói.
Sáng kiến Tài chính cho đa dạng sinh học (gọi tắt là BIOFIN) là một sáng kiến của UNDP toàn cầu nhằm khuyến khích các quốc gia tham gia vào quá trình chuyển đổi, nghĩa là lượng hóa và giảm chi phí quản lý đa dạng sinh học và sắp xếp, huy động các nguồn lực cần thiết để bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học, góp phần đạt được các mục tiêu Aichi về đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong số quốc gia tham gia tích cực và hiệu quả trong sang kiến toàn cầu này của UNDP.
Trần Thăng
" alt=""/>Trao giải cuộc thi hùng biện online về đa dạng sinh học ở Việt Nam