Bản đồ DSVHPVT thành phố Hà Nội phản ánh hiện trạng toàn bộ 1793 DSVHPVT đã được kiểm kê.
Ngoài lời nói đầu và phụ lục, bản đồ có kết cấu 3 phần cơ bản: Phần đầu là thể lệ Atlas trình bày tổng quan về các DSVHPVT của Hà Nội, tiêu chí để các di sản được xác định là DSVHPVT ưu tiên bảo vệ, điều kiện để các di sản được xác định là ưu tiên bảo vệ khẩn cấp...
![]() |
Phần hai là những DSVHPVT tiêu biểu của Hà Nội với các hình ảnh, điểm xuyết, chú giải cơ bản về các DSVHPVT đã được UNESCO vinh danh gồm: Hội Gióng, Ca trù, Kéo co ngồi, Kéo mỏ và một số di sản đã được đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia như: Hội làng Lệ Mật, Hội đền Hát Môn, Tri thức chữa bệnh bằng thuốc Nam của người Dao, Tiếng lóng và nghề đóng cối xay lúa, Hát Trống quân, Hát và múa Ải Lao, nghề thêu phục chế...
Phần ba là đóng góp quan trọng nhất của cuốn Atlas với những tấm bản đồ tỷ lệ 1:10000 về hiện trạng các DSVHPVT ưu tiên bảo vệ trên địa bàn TP. Hà Nội, bản đồ hiện trạng các DSVHPVT từng quận, huyện, thị xã ở thủ đô...
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát huy di sản văn hóa - đơn vị thực hiện số hóa bản đồ di sản này, thì trên thế giới đã có nhiều quốc gia làm bản đồ liên quan đến văn hóa, còn ở Việt Nam thì Hà Nội là địa phương đầu tiên. "Trước hết, bản đồ di sản văn hóa phi vật thể được lập lên dựa trên kết quả Đề án Tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện trong vòng 3 năm trở lại đây ở Thủ đô.
Bản đồ này chỉ là một nhánh của hàng trăm công việc tiếp theo để phát huy đề án đó. Có thể thiết lập nhiều loại bản đồ, atlas di sản phi vật thể cho tương lai. Nhìn vào bản đồ, người ta có thể thấy được sự thay đổi trong các di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ thông qua một mặt giấy, chúng ta có thể thấy được một cách nhanh chóng trong 1.793 di sản phi vật thể của Hà Nội có bao nhiêu làng xã thờ Hai Bà Trưng, phân bố ở đâu. Và con số cụ thể thể hiện trên bản đồ là khoảng 17 địa điểm khác nhau.
![]() |
Từ đây, chúng ta có thể biến bản đồ di sản phi vật thể thành điểm chỉ dẫn rất lý thú cho du lịch. Du khách có thể mường tượng, liên kết các điểm cùng thờ một vị thần linh. Hoặc trong bản đó cũng cho biết Hà Nội có bao nhiêu điểm và phân bố ở những đâu thờ Thánh Gióng ngoài Phù Đổng (Gia Lâm) và Sóc Sơn… Bản đồ có thể góp phần giải thích cho người ta biết lý do vì sao để có được những sự phân bố của vị thần đó.
Bởi có những vị thần được thờ cúng phân bố dọc theo các con sông, nhưng có vị thần lại gắn liền với nhiều đặc điểm địa lý, lịch sử khác. Nhìn từ loại bản đồ này sẽ phát hiện những bản sắc văn hóa phi vật thể rất riêng của Hà Nội.
Bản đồ giúp cho người ta tìm cội nguồn, mối liên kết cộng đồng và quan trọng hơn là quản lý cũng như phát huy tốt hơn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể", ông Huy cho biết.
Khánh An
" alt=""/>Lập bản đồ di sản văn hoá phi vật thểÔng đã dành cho VietNamNet vài lời chia sẻ về người con trai mà ông rất đỗi tự hào và cũng đã mất nhiều nước mắt vì con.
![]() |
Bố đẻ của nghệ sĩ Hoài Linh từ Mỹ trở về mừng cho con đã xây xong nhà thờ Tổ |
"Tôi vui lắm, vợ chồng tôi khóc suốt từ lúc Linh bắt đầu làm nhà thờ Tổ ngành sân khấu.
Khóc vì thương con, từ lúc ấp ủ cho tới lúc hoàn thành như bây giờ, Linh đâu có dám ăn tiêu gì nhiều. Hạn chế đi các sự kiện tụ tập bạn bè, chỉ đi làm từ thiện thì đi thôi. Ăn uống cũng đơn giản lắm, chỉ cần cơm với cá khô. Ngủ cũng chẳng chọn chỗ nào lịch sự cho ra dáng ngôi sao như nhiều người. Đợt đi Huế để làm lễ rước Mẫu trên điện Hòn Chén, nhiều người chọn khách sạn sang trọng, Linh cũng chỉ chọn nhà nghỉ rất bình dân.
Khóc vì nhà tôi theo đạo Thiên Chúa, Linh giờ lại theo đạo Mẫu, sắp tới Linh lại tiếp tục xây nhà thờ Mẫu. Nhưng thôi, cha mẹ sinh con trời sinh tính, biết làm sao được. Nhà Linh ở bây giờ trên cùng vẫn thờ Đấng tối cao, rồi thờ Mẫu. Tôi được biết nhà NSND Lan Hương cũng thờ Mẫu, thờ Chúa, thờ Phật. Nói chung, giờ tôi cũng nghĩ thoáng rồi, đạo nào cũng vậy thôi, quan trọng là ở cái tâm. Thời điểm Linh xây nhà thờ Tổ, mặt ai trong gia đình cũng gầy hẳn đi, có thời điểm tôi cảm giác mặt Linh chỉ còn 3 ngón tay chụm lại.
Tôi cũng khóc vì mừng. Không phải khen con nhưng tôi thấy Linh có tâm với nghề. Nhiều gia đình có tới 3,4 thế hệ theo nghiệp diễn mà chưa ai xây được nhà thờ Tổ nên tôi mừng lắm. Làm nghề gì cũng vậy phải có tâm. Nguyễn Du nói rồi: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
Thực ra, cả gia đình chưa bao giờ nghĩ rằng, Linh bây giờ lại được nhiều người yêu mến và biết đến như thế. Ngày trước nhà nghèo, thời gian tôi phải đi làm ăn xa, Linh toàn cầm đầu bọn nhỏ trong xóm bày trò chơi hát bội, lấy nồi, xoong, thùng là gõ. Mấy chị em Linh lập ban nhạc, hát hò, tụi nhỏ trong học âm nhạc nhưng các loại nhạc cụ các cậu đều chơi được.
Lúc Linh quyết định theo nghề này, gia đình cản lắm, hành trang lên đường sang California theo nghiệp diễn của Linh chỉ có 300 USD. Lúc đó Linh cực lắm, gia đình đang ở Florida, kêu Linh về hoài, tôi bảo về với ba má sướng khổ gì cũng được mà Linh không có nghe. Mấy người cũng nói là nhiều nghệ sĩ cả chục năm trời không nổi tiếng, Linh qua đó có 1 năm mà đã được diễn, được biết tới, thôi cho Linh nửa năm nữa mà không kiếm được tiền thì nói Linh về. Xong nửa năm nữa thì Linh nổi tiếng thật.
![]() |
Nụ cười hiền hậu và mãn nguyện của bố mẹ nghệ sĩ Hoài Linh khi mà anh hoàn thành tâm nguyện 16 năm của mình |
Nãy bà nhà tôi cũng có chia sẻ, Linh có ba mẹ ở đông ở tây nhiều lắm, đâu đâu ai cũng nhận là ba mẹ của Linh. Nhưng tôi mới là bố chính, bà đây mới là mẹ chính. Nhưng như thế cũng vui, vì người ta yêu mến thì mới nhận chứ. Ngay cả việc tôi về đây mà cũng nhiều bất ngờ lắm ấy, thấy mấy nhóc đứa nào cũng 'ba Linh, ba Linh'. Thật ra Linh lấy vợ từ năm 1996, có 2 con một trai một gái và chưa ai lấy vợ lấy chồng gì hết. Còn lại toàn là con nuôi với cháu nuôi của Linh không thôi.
Linh giờ xây được nhà thờ Tổ nhưng Linh cũng diễn khắp nơi. Tôi thấy ở đây không khí trong lành, nhiều khả năng tôi cũng về Việt Nam sống hẳn, trông coi cho Linh luôn. Sắp tới tôi sang Mỹ bầu cử Tổng thống và dự lễ Tạ ơn xong sẽ quyết định cho riêng mình".
Tình Lê(ghi)
" alt=""/>Nhà thờ Tổ Hoài Linh: Bố Hoài Linh khóc dòng khi anh xây nhà thờ Tổ