Chiều 21/4, Thành uỷ TP.HCM vừa tổ chức hội nghị kết quả thực hiện Chỉ thị 23 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.Theo ông Lê Hoà Bình - Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, từ 15/12/2019 đến ngày 15/3/2020, sở tiếp nhận 8.356 trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng (GPXD), giảm 116 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra Sở Xây dựng đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện 21.850 lượt kiểm tra, phát hiện 179 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, có 99 trường hợp xây dựng sai phép và 80 trường hợp xây dựng không phép.
Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố tiếp tục được kéo giảm, giảm 6,5 vụ/ngày so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị 23, tỷ lệ giảm là 76,65%.
 |
Công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Picity High Park tại quận 12. |
Về tình hình kiểm soát vi phạm trật tự xây dựng tại các quận huyện, ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè kiến nghị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng theo hướng cho phép xử lý vi phạm ngay từ đầu như lập biên bản, ngừng thi công và buộc tháo dỡ hạng mục vi phạm.
Bởi theo Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, quy định hiện hành cho phép tổ chức, cá nhân có 60 ngày để hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về xây dựng. Tuy nhiên thực tế tại huyện cho thấy, trong 60 ngày thì các chủ đầu tư thường xây thêm hoặc cố tình vi phạm thêm chứ không dừng thi công.
Với huyện Bình Chánh, là điểm “nóng” về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng thời gian qua, ông Nguyễn Văn Tài – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, vi phạm xây dựng tại địa phương đã giảm nhưng còn đó nhiều vướng mắc về quy hoạch.
Cụ thể, nhiệm vụ quy hoạch huyện Bình Chánh được lập năm 2008 nhưng đến năm 2012 mới được phê duyệt, đến nay nhiều tiêu chí không còn phù hợp. Như dân số hàng năm của huyện tăng trên 40.000 dân nhưng các đồ án, dự án triển khai ít và quỹ đất ở hạn chế.
Ngoài ra, quy hoạch chung được duyệt năm 2012 và quy hoạch sử dụng đất có sự chênh lệch đến 1.800ha, do đó việc giải quyết hồ sơ đất đai cho người dân gặp khó khăn. Phó Chủ tịch Bình Chánh kiến nghị, trong thời gian chưa điều chỉnh quy hoạch chung cho phép áp dụng một số cơ chế để giải quyết nhu cầu về sử dụng đất và xin cấp phép xây dựng cho người dân, hạn chế tình trạng vi phạm xây dựng.
Là địa phương được phát hiện có những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng quy mô lớn thời quan qua, ông Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Quận uỷ Thủ Đức kiến nghị Thành phố có cơ chế tăng cường cán bộ, công chức quản lý trật tự đô thị cho các địa bàn có nguy cơ cao có vi phạm. Đồng thời có phương án điều chỉnh quy hoạch đối với các khu vực quy hoạch “treo” trên địa bàn Thành phố.
Về giải pháp trong thời gian tới, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết Thành phố sẽ thường xuyên tăng cường quản lý trật tự xây dựng và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Từng bước đưa vào quản lý chặt chẽ với phương châm “phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời, xử lý nhanh, kiên quyết và theo quy định pháp luật”.
Ngoài ra, Thành phố còn tập trung hướng dẫn các quận huyện rà soát quy hoạch từng địa bàn và xác định một số nơi trọng điểm để đề xuất điều chỉnh quy hoạch. Tiếp tục hoàn thiện quy định, quy trình cấp giấy chứng nhận và cấp phép xây dựng theo hướng rõ ràng, đơn giản, rút gọn; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan xử lý vi phạm.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Trần Lưu Quang cho rằng, Thành phố sẽ xử lý nghiêm minh, quyết liệt các đầu nậu, doanh nghiệp cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, xử lý nhanh các vi phạm. Đồng thời xem xét có tình, có lý với những người dân đang có nhu cầu lớn về nhà ở.
Đối với những vụ việc vi phạm đã được chuyển sang cơ quan tố tụng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM cho biết Thành phố sẽ yêu cầu cơ quan tố tụng ưu tiên xem xét xử lý sớm những trường hợp này để tạo tính răn đe.

TP.HCM tồn đọng hơn 4.400 vụ vi phạm xây dựng chưa xử lí dứt điểm
- Trong năm 2019, cơ quan chức năng TP.HCM đã ban hành 2.262 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, có đến 1.330 quyết định chưa thực hiện xong.
" alt=""/>Bị xử lý vi phạm xây dựng, chủ đầu tư vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công
Người Hà Nội dịch chuyển về những khu đô thị xanh |
Hà Nội ô nhiễm, thị trường xuất hiện làn sóng dịch chuyển về các đại đô thị xanh phía Đông (nguồn: internet) |
Chị Phương Vy - Giám đốc marketing một tập đoàn BĐS lớn phía Bắc, sống 8 năm trong khu đô thị lớn tại trung tâm Hà Nội.
Từ sau Tết, khi thành phố bước vào mùa dịch, cậu con trai duy nhất của chị không đến trường, mà chỉ quanh quẩn ở nhà với bà ngoại. 3 tuần nay, thấy con trai ít nói, lầm lũi hơn. Sau khi tham khảo nhiều ý kiến, chị Linh quyết định rao bán căn hộ trong khu đô thị tiện nghi của mình để chuyển về Ecopark - quyết định mà chị cân nhắc gần 2 năm nay.
“Năm trước, Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng, năm nay lại có nguy cơ dịch bệnh nên bé nhà mình thường bị nhốt trong nhà, chẳng dám cho đi đâu. Lâu lâu, nhìn con thui thủi một mình với máy tính bảng và tivi mình cũng lo lắm, nhưng rồi cứ tặc lưỡi vì đây là tình trạng chung, nhà ai cũng thế.
Tuy nhiên, đến khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm thì mình quyết định dọn nhà về thành phố xanh Ecopark ngay lập tức. Về đây, bé nhà mình sẽ có không gian để phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, sự sáng tạo và cả về khả năng phát triển cảm xúc. Đặc biệt, không gian sống tốt cho sức khoẻ cả gia đình mình, khiến mình thấy yên tâm hơn”, chị Linh chia sẻ.
 |
Ecopark - điểm đến ước mơ của người dân Hà Nội giữa mùa ô nhiễm (nguồn: Ecopark community) |
Chị Phương Vy không phải là trường hợp cá biệt. Trong 1 tháng qua, thị trường BĐSHà Nội đã bắt đầu chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của cư dân trung tâm thành phố về những khu đại đô thị xanh như Ecopark.
Chị Phương Dung - Sàn bất động sản Titan cho biết: Bước vào mùa dịch, toàn bộ thị trường bất động sản gần như đóng băng. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm xanh và phù hợp với nhu cầu ở thực như Ecopark thì lượng khách quan tâm lại tăng đột biến, giao dịch tốt hơn cả thời điểm chưa có dịch.”
3 diễn biến chính của thị trường BĐS Hà Nội trong mùa dịch
Nhìn từ hiện tượng Ecopark, TS. Trần Nguyễn Minh Hải- chuyên gia địa ốc của Trường đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết: “Đợt dịch Covid này sẽ là một bước ngoặt, để thị trường bất động sản tái cơ cấu lại toàn bộ, phát triển bền vững hơn”. Cụ thể:
Thứ nhất, sau đợt dịch, mối quan tâm lớn nhất của người dân là sức khoẻ. Vì vậy thị trường sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các phân khúc bất động sản chăm sóc sức khoẻ (Wellness) với mô hình kiểu mẫu như đại công viên xanh Ecopark.
Đặc trưng của các khu đại đô thị Wellness này là sở hữu không gian cây xanh, mặt nước khổng lồ lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ha, mật độ xây dựng thấp, lượng cây xanh khổng lồ có thể thanh lọc được không khí ô nhiễm với bầu không khí luôn mát mẻ.
Thứ hai, đợt ô nhiễm nghiêm trọng trong năm 2019 cùng đợt dịch sẽ khiến thị trường BĐS Hà Nội dịch chuyển mạnh mẽ về phía Đông vì đây là khu vực trong lành nhất của thành phố. Theo TS. Hải, phía Đông Hà Nội là khu vực đầu tiên đón làn gió biển thổi vào, sau đó gió biển mới về trung tâm và phía Tây của thành phố.
Đây là nguyên nhân chính, khiến các tập đoàn bất động sản lớn liên tục tung ra ra các dự án bất động sản xanh ở khu vực này. Đặc biệt, trong năm 2020, Tập đoàn Ecopark sẽ giới thiệu ra thị trường gần mười dự án thành phần trong đại đô thị Ecopark. Các dự án này được kỳ vọng ngay khi tung ra sẽ tạo nên cơn sốt của thị trường.
 |
Sky Oasis - dòng sản phẩm xanh, vừa túi tiền của Ecopark nóng trong cả mùa dịch (hình phối cảnh dự án) |
Đầu tháng 4/2020 Ecopark lên kế hoạch giới thiệu ra thị trường toà tháp cao cấp nhất nằm trong khuôn viên Ecopark cao tới 41 tầng với quy mô 1,256 căn trong khu biệt thự đảo. Đây là toà tháp cao cấp nhất của Ecopark với nhiều tiện ích độc đáo như: hồ bơi kính trên tầng 41, hồ bơi resort, sky garden.
Dự án này không chỉ sở hữu không gian xanh, trong lành và thanh khiết đặc trưng của Ecopark, mà còn được đầu tư một tuyến phố đi bộ sầm uất dài 2.5 km với các phân khu: Tuyến phố ẩm thực, tuyến phố shopping, tuyến phố check-in, tuyến phố fantasy cho trẻ nhỏ, …Khi hoàn thành, phân khu này được kỳ vọng sẽ biển Ecopark trở thành một tổ hợp “xanh hơn resort và vui hơn phố”.
Ngoài xu hướng dịch chuyển về phía đông, phát triển dòng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, thị trường Hà Nội còn chứng kiến sự lên ngôi của dòng sản phẩm vừa túi tiền, phù hợp với nhu cầu ở thực. Theo TS. Hải, kinh tế khó khăn trong và sau mùa dịch, sẽ khiến nhu cầu sở hữu bất động sản đầu tư hoặc lướt sóng sụt giảm nghiêm trọng, chỉ có nhu cầu ở thực với dòng sản phẩm vừa túi tiền là không bị đảm bảo, thậm chí còn nóng hơn mùa dịch.
Phương Vy
" alt=""/>Dịch Covid