Đây là sự kiện được Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức nhằm xây dựng cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Mục tiêu của diễn đàn là muốn biến các doanh nghiệp công nghệ trong nước trở thành một động lực để đột phá nền kinh tế, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển.
![]() |
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với chủ đề "Khát vọng, tầm nhìn vì một Việt Nam hùng cường". |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở trước những câu hỏi ngàn năm của dân tộc về việc tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững để thoát bẫy trung nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai các cường quốc năm châu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam với những vấn đề của mình chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp trong nước đi ra toàn cầu và giải các bài toán toàn cầu.
"Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Và cũng từ đó, Việt Nam sẽ thành một nước phát triển và hùng cường. Đây là lần đầu tiên, chúng ta tổ chức Diễn đàn ở tầm Quốc gia để tuyên bố một chiến lược quan trọng, liên quan đến tương lai, vận mệnh Việt Nam, đó là chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam."
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đây là lần đầu Việt Nam tổ chức diễn đàn công nghệ mang tầm cỡ quốc gia, bàn về tương lai phát triển của Việt Nam. Slogan "Make in Việt Nam" chính là chiến lược tạo ra điều đó. "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình."
"Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại. Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài, khi góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh."
"Diễn đàn này cũng sẽ đề cập đến hệ sinh thái sáng tạo, startup công nghệ. Việt Nam cần các khởi nghiệp công nghệ, bước đầu sử dụng công nghệ để phát triển giải pháp, từ đó tạo nên cuộc cách mạnh công nghệ toàn dân. Những khởi nghiệp công nghệ nhỏ sẽ trở thành người khổng lồ", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Lần đầu tiên, Diễn đàn sẽ đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp phát triển, đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ. Diễn đàn cũng sẽ đề xuất với Chính phủ các tiêu chuẩn cao hơn để doanh nghiệp phát triển.
"Sự chuyển đổi lớn nhất là của toàn dân, với việc ứng dụng công nghệ đầu tiên là giáo dục và các doanh nghiệp giáo dục. Đổi mới giáo dục, dạy ICT và ngoại ngữ là thiết yếu. Chúng ta cần ngôn ngữ mẹ đẻ để để duy trì văn hoá, cần tiếng Anh để hội nhập và cần ICT để giao tiếp với máy móc".
"Chúng ta đặt ra một khát vọng và một tầm nhìn, một niềm tin vào tương lai Việt Nam, niềm tin vào sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ và sự phát triển của đất nước", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
![]() |
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tham luận tại Diễn đàn về quá trình triển khai thành phố thông minh của Hà Nội. |
Theo ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, để đẩy nhanh việc số hoá và ứng dụng CNTT, Hà Nội đã chuyển đổi việc đầu tư công sang thuê dịch vụ CNTT. Tính đến nay, Hà Nội đã có 905 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 142 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Hà Nội cũng đã xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ, phần mềm dịch vụ công tích hợp liên thông, dùng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, đồng thời khai thác triệt để cơ sở dữ liệu vào việc quản lý. Trong thời gian tới Hà Nội sẽ xây dựng các dịch vụ của thành phố trên các thiết bị di động.
Về việc xây dựng đô thị thông minh, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong 63 địa phương trên cả nước xây dựng thành công cơ sở dữ liệu về dân cư cho gần 9 triệu người dùng. Hà Nội cũng đã hoàn thành việc kết nối cáp quang từ chính quyền đến tất cả các sở, ban, ngành của thành phố.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đang triển khai xây dựng trung tâm điều hành thông minh. Hệ thống camera giám sát giao thông và xử lý rác thải đang được xây dựng. Trung tâm điều hành giao thông thông minh của thành phố dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.
Hiện tại, hệ thống iParking của Hà Nội đã có 176 điểm đỗ trên toàn thành phố với gần 5.000 chỗ đỗ ô tô. Việc tuyển sinh đầu cấp đa phần được Hà Nội thực hiện thông qua hình thức trực tuyến. Hà Nội cũng đã xây dựng thành công bản đồ tra cứu việc úng ngập khi mưa bão và hệ thống quan trắc môi trường không khí.
Về lĩnh vực y tế, Hà Nội hiện có khoảng 6 triệu hồ số khám sức khoẻ điện tử. Thành phố cũng đã xây dựng được hệ thống QR về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành đến từ trường chính sách và quản lý Fullbright đặt vấn đề về việc làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?
![]() |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành trình bày tham luận tại Diễn đàn. |
Theo ông Thành, chúng ta phải dựa vào các doanh nghiệp công nghệ. Điều đó sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được rất nhiều thời gian, thay vì mất từ 20-30 năm.
Chỉ trong 10 năm qua, các doanh nghiệp công nghệ đã đóng góp từ 10-15% trong cơ cấu GDP. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ thường gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân. Các doanh nghiệp công nghệ có thể giúp các nước thu nhập trung bình gia tăng năng suất lao động từ 0.8-1.4%.
Để phát triển được các doanh nghiệp công nghệ, chính sách của các nước là hình thành các cụm ngành đổi mới, tập trung về cùng một khu vực địa lý. Vai trò của nhà nước là thúc đẩy cụm ngành này.
Dựa vào nghiên cứu gần đây nhất, các quỹ đầu tư mạo hiểm và tư nhân thích đầu tư vào Singapore nhất, sau đó là Indonesia và Việt Nam.
Các yếu tố giúp thúc đẩy đổi mới công nghệ bao gồm nguồn nhân lực (kỹ năng ICT, ngôn ngữ,...). Các trường học không nên bị gò bó về chương trình đào tạo. Hiện tại một số trường học ở Việt Nam vẫn bị ép buộc phải đào tạo chương trình Pascal theo khuôn khổ. Trong khi đó, ngôn ngữ lập trình ngày nay đã thay đổi rất nhiều.
Bên cạnh đó, phải làm sao để có thật nhiều các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân, nơi sẵn sàng cấp vốn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách ngoài việc tập trung cho nhóm start-up còn phải khuyến khích các doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh chuyển từ hoạt động kinh doanh truyền thống sang đầu tư và phát triển công nghệ.
Thay vì gán các loại hình kinh doanh mới vào mô hình quản lý của các loại hình kinh tế cũ, nhà nước nên có cái nhìn thông thoáng hơn cho nhóm doanh nghiệp này, ông Thành nói.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm quan triển lãm Make In Vietnam. |
Cần tạo ra các vườn ươm công nghệ và thu hút nhân tài về nước
Trần Việt Hùng – nhà sáng lập Got It mang đến góc nhìn mới về việc xây dựng một công ty công nghệ hướng tới thị trường toàn cầu. Got It là công ty đầu tiên trên thế giới xây dựng nền tảng chia sẻ tri thức theo yêu cầu, một dạng Uber trong giáo dục. Got It hiện là một trong những doanh nghiệp Việt mạnh nhất tại thung lũng Silicon.
![]() |
Sáng lập viên Got It Trần Việt Hùng phát biểu tham luận tại Diễn đàn. |
Theo ông Trần Việt Hùng, lợi thế của các công ty công nghệ Việt Nam nằm ở nguồn nhân lực trẻ, có tiềm năng để trở thành các kỹ sư giỏi, chi phí tại Việt Nam rât thấp so với khu vực. Việt Nam cũng có nhiều người tài nằm ở các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Điểm yếu của người Việt là chưa có đội ngũ lãnh đạo kỳ cựu, có khả năng phát triển và quản lý sản phẩm nhằm hướng tới thị trường toàn cầu. Tỷ lệ người quản lý sản phẩm trên kỹ sư thường là 1/8, Việt Nam gần như chưa có đôi ngũ này. Kỹ sư sau tốt nghiệp của Việt Nam mới chỉ làm tốt ở việc gia công phần mềm mà chưa thể có khả năng tự phát triển các sản phẩm mới.
Cơ hội của Việt Nam là nhiều quỹ đầu tư đang nhắm tới thị trường công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên nếu không nắm được cơ hội, Việt Nam có thể đánh mất lợi thế thị trường nội địa của mình vào tay các đối thủ là những công ty công nghệ xuyên biên giới, chẳng hạn như Grab.
Ông Hùng đề xuất có chính sách để xây dựng công ty theo mô hình hợp tác, một phần ở Việt Nam và một phần ở nước ngoài. Bên cạnh đó cần thu hút các công ty công nghệ của người Việt ở nước ngoài về. Bên cạnh đó cần xây dựng được các vườn ươm công nghệ.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn quốc gia phát triển Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. |
Chính phủ cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ sự ấn tượng của mình với thông điệp của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và sự lớn mạnh của các công ty công nghệ Việt Nam. Nhiều bài phát biểu đã góp ý, đề xuất cho Chính phủ nhiều ý kiến sâu sắc, góp phần giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ TT&TT phát triển Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai lộ trình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển một cách bài bản.
Việt Nam sẽ có thể theo kịp các nước phát triển nếu nắm bắt được các cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Theo Thủ tướng, Việt Nam đã có nhận thức về vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản, do vậy cần phải tìm giải pháp để chuyển từ nhận thức sang hành động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định công nghệ là nhân tố chính để phát triển kinh tế, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành một nước phát triển. Muốn thúc đẩy điều này, chúng ta phải làm chủ công nghệ, khả năng quản lý, có năng lực phát minh, đi đầu trong việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
"Việt Nam cần phải đi đầu về phát minh, sáng chế công nghệ. Đó là con đường duy nhất và tất yếu để hướng tới một quốc gia hùng cường. Dùng công nghệ nhân loại để giải quyết các bài toán Việt Nam, dùng Việt Nam làm cái nôi để đi ra toàn cầu."
Doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng về một dân tộc hoá rồng vào năm 2045. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có vai trò bản lề trong việc phát triển đất nước. Kinh tế số, kinh tế sáng tạo và kinh tế chia sẻ là xu hướng phát triển, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin rằng Việt Nam dù đi sau vẫn có thể thành công nếu nắm được cơ hội. Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là khởi đầu quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái các doanh nghiệp Việt Nam, giúp Việt Nam sớm hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước phát triển.
Thủ tướng cũng đánh giá cao những vấn đề được các diễn giả nêu ra tại diễn đàn. Đó là những thách thức cụ thể mà bản lĩnh trí tuệ Việt Nam phải giải quyết bằng những chính sách cụ thể nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghệ.
Thủ tướng yêu cầu cần phải hành động nhanh hơn và quyết liệt hơn. Chính vì vậy, cần bứt phá từ tư duy đến hành động. Những phương thức kinh doanh cũ kỹ cần phải được thay thế bằng những phương thức đổi mới sáng tạo.
“Cái chúng ta cần làm ngay là hành động, hành động, hành động và hành động kịp thời hơn nữa”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định. "Chúng ta cần xây dựng và tuyên bố một cách dứt khoát chiến lược về thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam. Make in Vietnam là tuyên bố của chúng ta tại diễn đàn năm nay".
Về thể chế chính sách, Thủ tướng cho rằng Việt Nam đang có những chính sách tốt, tuy nhiên cần phải tiếp tục hoàn thiện, cùng với đó là đẩy mạnh môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Chính phủ sẽ sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Thủ tướng đồng ý về chủ trương về việc tạo ra các khu công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng dân tộc Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chính phủ sẽ làm hết sức mình để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển thành công.
Đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Bộ TT&TT, với vai trò là Bộ về công nghệ ICT, sẽ làm hết sức mình để góp phần tạo nên các doanh nghiệp nghiệp công nghệ Việt Nam, giúp Việt Nam thịnh vượng.
Chỉ thị của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ được ban hành vào tháng 6/2019. Một chiến lược về phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về "Make in Việt Nam" sẽ sớm được hình thành.
VietNamNet
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ VN: Khát vọng, tầm nhìn vì một Việt Nam hùng cườngTheo Business Insider, người sáng tạo ra Pepsi, Caleb Davis Bradham, ban đầu muốn trở thành bác sĩ nhưng biến cố gia đình buộc ông phải nghỉ học sớm và trở thành một dược sĩ.
Đồ uống đầu tiên do ông chế ra có tên là "Brad's Drink" (thức uống của Brad), được làm từ hỗn hợp đường, nước, caramel, tinh dầu chanh và hạt nutmeg (nhục đậu khấu). Ba năm sau, Bradham đổi tên nước uống của ông thành "Pepsi-Cola", lấy ý tưởng từ chữ "dyspepsia" nghĩa là "chứng khó tiêu" do Brad tin rằng thức uống này giúp tiêu hóa tốt.
2. Google
Tên gọi Google xuất phát từ buổi họp của một nhóm sinh viên Đại học Stanford. Đồng sáng lập Google là Larry Page khi đó đang lên ý tưởng về một website cung cấp thông tin khổng lồ cùng với những sinh viên khác.
Một trong những gợi ý về tên gọi trang web là "Googolplex", thuật ngữ chỉ con số lớn nhất có thể tồn tại trong toán học. Cái tên "Google" ra đời do lỗi đánh máy của một sinh viên, nhưng cuối cùng Page đã đăng ký tên gọi này cho công ty của mình.
3. McDonald's
Raymond Kroc, người sáng lập McDonald's từng là nhân viên bán máy xay sinh tố. Kroc tình cờ gặp anh em Dick và Mac McDonald, chủ một hiệu bánh burger tại San Bernardino, California.
Anh em nhà McDonald đã mua máy xay của Kroc, và Kroc cũng rất ấn tượng với nhà hàng burger của McDonald nên đã hợp tác mở một chuỗi nhà hàng burger trên khắp nước Mỹ. Nhiều năm sau, Kroc đã mua quyền sở hữu tên gọi McDonald's.
4. Adidas
Nhiều người nghĩ rằng Adidas là tên viết tắt của "All Day I Dream About Soccer", nhưng sự thật không phải như vậy. Thực chất, tên gọi hãng thể thao này được đặt theo tên nhà sáng lập, Adolf Dassler, người bắt đầu sản xuất giày thể thao sau khi trở về từ Thế chiến I. Tên gọi Adidas kết hợp giữa biệt danh của ông, Adi, và ba chữ cái đầu trong họ, Das.
5. Rolex
Khi thành lập, Hans Wilsdorf, người sáng lập hãng đồng hồ siêu sang Rolex, muốn một cái tên mà có thể phát âm với bất cứ ngôn ngữ nào.
"Tôi đã thử kết hợp các chữ trong bảng chữ cái theo mọi cách có thể. Tôi có được hàng trăm cái tên, nhưng không có cái nào nghe ổn. Một buổi sáng, khi đang ngồi trên chiếc xe ngựa trên đường phố London, một vị thần ghé vào tai tôi rồi thì thầm 'Rolex'", Wilsdorf chia sẻ.
6. Zara
Amancio Ortega, nhà sáng lập Zara ban đầu đặt tên cho nhãn hiệu này là Zorba (lấy từ bộ phim 'Zorba the Greek' năm 1964), nhưng nó không tồn tại được lâu.
Cửa hàng đầu tiên của Zorba mở cửa vào năm 1975 tại La Coruña (Tây Ban Nha) nhưng tình cờ lại trùng tên với quán bar nằm gần đó. Người chủ quán bar từng tới gặp Ortega nói rằng sẽ rất khó cho cả hai nếu đặt tên trùng nhau.
Cuối cùng, Ortega phải sắp xếp lại các chữ cái để tạo ra tên gọi gần giống tên cũ nhất, Zara.
7. IKEA
Dù đến từ Thụy Điển nhưng IKEA lại không phải một từ trong tiếng Thụy Điển. Ingvar Kamprad, người sáng lập IKEA đã đặt tên thương hiệu bằng cách kết hợp hai chữ cái đầu trong tên gọi, IK, với chữ cái đầu trong tên nông trại và ngôi làng ông lớn lên ở miền nam Thụy Điển, Elmtaryd và Agunnaryd.
8. Starbucks
Trong một cuộc phỏng vấn với The Seattle Times, đồng sáng lập Starbucks Gordon Bowker đã chia sẻ về ý nghĩa tên gọi này. Lúc đầu, ông và các cộng sự đã xem qua rất nhiều cái tên bắt đầu bằng "St" vì cho rằng chúng mang ý nghĩa mạnh mẽ.
"Ai đó đã mang một tấm bản đồ cũ có những địa danh như núi Cascades, núi Rainier và một thị trấn khai thác mỏ tên là Starbo. Khi nhìn thấy tên Starbo, tôi nghĩ ngay đến nhân vật Starbuck trong cuốn tiểu thuyết 'Moby-Dick'".
9. Gap
Cửa hàng đầu tiên của hãng thời trang Gap khai trương vào năm 1969 với mục tiêu bán càng nhiều quần jeans càng tốt. Cái tên Gap mang ý nghĩa là khoảng cách thế hệ giữa người lớn và trẻ nhỏ.
10. Nike
Nike được thành lập năm 1964 với tên gọi Blue Ribbon Sports, mãi cho đến năm 1971 thì mới đổi thành Nike như hiện nay.
Đồng sáng lập Nike, Bill Bowerman, là một huấn luyện viên điền kinh, và Phil Knight, vấn động viên chạy bộ, ban đầu muốn đặt tên là Dimension 6, tuy nhiên quyết định chọn tên Nike sau đề xuất của một nhân viên tên là Jeff Johnson. Nike là tên vị nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp.
11. Under Armour
Trong cuộc phỏng vấn với Washington Post, CEO Kevin Plank cho biết cái tên Under Armour chỉ là sự tình cờ. Lúc đầu Plank định đặt tên công ty là Body Armor, nhưng không thể đăng ký thương hiệu cho nó. Buổi chiều sau khi biết tin đăng ký tên không được, Plank có cuộc hẹn với anh trai là Bill, khi gặp mặt, Bill nhìn xuống Plank rồi hỏi rằng "Công ty dạo này sao rồi, ờ... Under Armor?".
Vậy thì tại sao chữ Armor lại viết sai chính tả thành "Armour"?
"Đơn giản vì tôi muốn số điện thoại công ty là 888-4ARMOUR chứ không phải 888-44ARMOR. Tôi muốn nghĩ rằng đây là một chiến lược marketing bài bản nào đó, nhưng chỉ đơn giản là vậy thôi", Plank chia sẻ.
12. Amazon
Khi thành lập năm 1995, nhà sáng lập Jeff Bezos đã có nhiều ý tưởng khác nhau về tên gọi cho công ty mới thành lập, ban đầu là website bán sách.
Bezos muốn đặt tên cho hiệu sách là Cadabra. Nhưng nhân viên đầu tiên của công ty là Todd Tarbert cho rằng cái tên nghe quá giống với Cadaver (xác chết). Bezos cũng từng nghĩ đến cái tên Relentless, và hiện nếu truy cập website Relentless.com, bạn sẽ được chuyển hướng về Amazon.com, không tin thì thử đi.
Cuối cùng cái tên mà "tỷ phú tương lai" chọn là Amazon, con sông lớn nhất thế giới và đã lồng ghép hình ảnh con sông vào logo đầu tiên của công ty.
13. Verizon
Verizon là kết quả hợp nhất giữa hai hãng viễn thông Bell Atlantic và GTE. Tên gọi này là sự pha trộn giữa "Veritas" (trong tiếng Latin nghĩa là "sự thật"), và "Horizon" (chân trời), mang ý nghĩa luôn hướng về tương lai.
Phúc Thịnh
" alt=""/>Sự thật thú vị đằng sau tên các nhãn hiệu nổi tiếngTheo một thông tin được tờ ET News truyền tải thì thế hệ iPhone X trong năm nay của Apple sẽ có tai thỏ nhỏ hơn và tới 2019 thì phần tai thỏ vô duyên này sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một màn hình không viền thực sự. Do giới hạn công nghệ mà iPhone X ra mắt với một phần không gian cho cảm biến Face ID, camera ở màn hình và được gọi vui là tai thỏ. Nó tỏ ra là thiết kế tối ưu cho màn hình không viền, nhiều hãng Android cũng bắt chước kiểu thiết kế này.
ET News trích dẫn thông tin cho rằng Apple sẽ tung ra ba phiên bản khác nhau của iPhone không viền trong năm nay, bao gồm một chiếc 5"8 OLED như hiện tại và phiên bản Plus với kích thước 6"5. Ngoài ra còn một phiên bản với màn hình LCD cũ với kích thước 6"1. Cả 3 model mới đều có màn hình không viền, có Face ID và tai thỏ với kích thước nhỏ hơn tai thỏ trên iPhone X hiện tại. Rõ ràng là nhìn sang Android với Essential PH-1, ASUS ZenFone 5... thì chúng đều có thiết kế tai thỏ nhỏ hơn iPhone X rất nhiều. Ngoài ET News thì Barclays cũng đồng ý rằng iPhone năm 2018 này sẽ có tai thỏ nhỏ hơn.
![]() |
Một nguồn tin trong ngành nói thêm rằng Apple đã quyết định loại bỏ tai thỏ từ năm 2019, cho thấy chiếc iPhone X thế hệ thứ ba có thể là mẫu đầu tiên với thiết kế toàn màn hình thực sự. Nguồn tin nói rằng: "Apple đã quyết định loại bỏ thiết kế (tai thỏ) ra khỏi iPhone X vào năm 2019 và đang thảo luận với các công ty có liên quan". "Có vẻ như Apple đang lên kế hoạch triển khai toàn màn hình hoàn thiện hơn cho iPhone mới của mình".
" alt=""/>iPhone X 2018 có 'tai thỏ' nhỏ hơn, đến 2019 thì bỏ hoàn toàn