Những chuyện không may xảy ra trong nhà trường thì hiệu trưởng dù tài giỏi đến mấy cũng khó mà ngăn chặn hết được.
![]() |
Vụ tai nạn của cháu Kiên cho tới nay vẫn chưa tìm ra chân tướng sự thật |
Học sinh, thầy cô, phụ huynh thì thật đa dạng với những bộc lộ ra bên ngoài, những “ngóc ngách” trong tâm tính... Dạy học và giáo dục có quy chuẩn, còn xử lý các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình đó thì hiệu trưởng nào rồi cũng phải suốt ngày lo liệu.
Dư luận đang mong sớm công bố nguyên nhân dẫn đến tai nạn của cháu Trần Chí Kiên. Nhìn khuôn mặt cháu như đang còn thất thần, một chân bó bột, những vết khâu... ai cũng thấy đau nhói. Chuyện không may lúc trẻ nô đùa tại trường sẽ dễ được thông cảm, chỉ tiếc là “cái hậu” của câu chuyện ấy lại chẳng bình thường chút nào.
Những gì cô hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên thông tin với báo chí, tường trình với cấp trên, làm giáo giới chúng tôi từ bàng hoàng đến bức xúc rồi... phẫn nộ!
Bàng hoàng vì cách giải quyết của cô hiệu trưởng tại thời điểm xảy ra tai nạn với cháu Kiên, bức xúc vì kiểu phát phiếu khảo sát (trong giáo viên, nhân viên, học sinh của trường), và phẫn nộ bởi kiểu phân bua “tiền hậu bất nhất”. Chuyện rõ vậy, ai cũng biết, chỉ một người quanh co mà thôi!
Đâu rồi trách nhiệm, đâu rồi phẩm cách trung thực của một giáo viên và hơn thế là một người đứng đầu nhà trường?
Nhận lỗi khó đến thế sao?
Có lẽ lúc này cần lắm sự tĩnh tâm của người trong cuộc. Hãy dành những lời trần tình trung thực gửi đến giáo viên và học sinh toàn trường! “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” - nếu họ có lời nói cùng việc làm thẳng thắn, dũng cảm nhận trách nhiệm.
Một người cô, người mẹ, người vợ... trong ngần ấy vai trò nếu không được thể hiện chuẩn mực sẽ làm cho nhiều người đau đáu, tổn thương. Sự bàn tán cùng với những ánh mắt, thái độ trách móc, lên án... làm đau lòng nhiều người lắm cô hiệu trưởng ơi. Tất cả như phụ thuộc vào một quyết định cuối cùng....
Bài học cho cô, cho tôi và chắc là cho nhiều hiệu trưởng như tôi nữa: Dù thế nào đi nữa, hiệu trưởng hãy sống gương mẫu, trách nhiệm, trung thực.
Thầy giáoNguyễn Hoàng Chương (Lâm Đồng)
Hai cô hiệu trưởng và một lời của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thẳng thắn yêu cầu ngành giáo dục “ tăng cường kỷ cương” trước khi bàn về các nhiệm vụ căn cốt khác.
" alt=""/>Dư luận mong sớm công bố nguyên nhân học sinh Nam Trung Yên gãy chân
Suốt nhiều năm bà Lan hận chồng mình ngoại tình, hận con gái vì đã can ngăn mình trong lúc đi đánh ghen. Bà Lan bị liệt một bên chân, không thể làm diễn viên múa sau khi ngã cầu thang lúc đi đánh ghen mà lỗi không phải do Hà. Nhưng bà cứ bám vào đó để trút giận lên con gái, bao năm vẫn không nguôi cơn giận. Tình tiết này khi xem phim thực sự gây ức chế. Dường như biên kịch đang đi quá xa và cố tình đẩy mâu thuẫn giữa bà Lan và Hà lên đến đỉnh điểm một cách thiếu thuyết phục.
Trên đời này chẳng có bà mẹ nào phản ứng vô lý như bà Lan khi dùng tay hất bát gà hầm xuống đất chỉ vì phát hiện ra người làm món ăn đó cho mình là con gái. Cũng không có người vợ nào hận chồng tới xương tủy vì ngoại tình và dẫn đến tai nạn của mình nhưng vẫn không ly hôn mà sống chung 1 mái nhà cho tiện bề... đay nghiến như thế. Tôi nghĩ chắc có lẽ chỉ trên phim mới tồn tại kiểu phụ nữ tự tạo ra địa ngục trong nhà mình và coi chồng con như kẻ thù.
Cặp nhân vật khác tôi cũng thấy ghê sợ không kém bà Lan là Nghĩa và An Nhiên. Chưa rõ nguyên nhân tại sao họ lại lên kế hoạch trả thù một cách vô đạo đức như vậy nhưng rõ ràng Nghĩa và An Nhiên là những kẻ hai mặt đáng sợ, biếnTrạm cứu hộ trái timthành một bộ phim gây ức chế cho người xem bởi cảm xúc tiêu cực mà các nhân vật xấu xa trong đó mang tới.
Nhân vật Nghĩa quá máu lạnh khi có thể qua lại cùng lúc với hai phụ nữ. Nghĩa có con với An Nhiên, kết hôn với Hà cùng ngày sinh nhật con trai đầu lòng. Nghĩa sống với Hà để trả thù gia đình cô nên một mặt tỏ vẻ quan tâm chăm sóc vợ, một mặt âm thầm cướp đi quyền làm mẹ của cô bằng cách cho thuốc tránh thai vào cốc sữa mỗi tối trong khi vẫn cùng cô đến bác sĩ sản khoa như đúng rồi! Nghĩa qua lại thường xuyên với An Nhiên nhưng khi thấy Hà gặp lại người yêu cũ thì ghen tuông.
Còn An Nhiên, cô ta lên kế hoạch cho người đàn ông của mình làm chồng hợp pháp của Hà để trả thù. An Nhiên dùng mác bác sĩ tâm lý, tiếp cận cả Hà và mẹ cô để nắm các bí mật riêng của họ và tung đòn khi cần. Những tập gần đây, khi Nghĩa và An Nhiên dần lộ mặt, tôi càng chán nản khi xem Trạm cứu hộ trái tim,sự tức giận và ức chế chồng chất bởi xuất hiện quá nhiều nhân vật độc hại gây cảm xúc tiêu cực cho người xem.
Chưa kể nhân vật bà Mến - mẹ của Mỹ Đình, tôi không hiểu sao mà khán giả tỏ vẻ thích thú như thế khi bà ta dùng những lời lẽ chợ búa nói với con gái và thậm chí còn cho người đánh con rể cũ thừa sống thiếu chết vì đã lừa dối Mỹ Đình. Nhân vật này không đáng sợ như bà Lan, Nghĩa và An Nhiên nhưng cũng độc hại không kém, chả mang tới điều gì tươi sáng.
Thật không hiểu thông điệp chữa lành của bộ phim là gì bởi tạo ra quá nhiều nhân vật và tình huống tiêu cực không có giá trị giáo dục hay giải trí nào với khán giả. Đi làm cả ngày đã quá mệt mỏi vì áp lực công việc và cuộc sống, tối đến bật tivi lên tôi không muốn tiếp tục nuôi cảm xúc khó chịu trước khi đi ngủ bằng một bộ phim như thế này. Vì vậy, tôi quyết định chuyển kênh khác khi truyền hình phát sóng những tập tới của Trạm cứu hộ trái tim.
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Độc giả Mỹ Lệ