Theo đó, ông Nguyễn Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Ba Đình - bị cảnh cáo. Các phó hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn trường này bị khiển trách.
![]() |
Trường THPT Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa) |
Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh, ngày 3.3 là ngày học chính khóa nhưng Ban giám hiệu Trường THPT Ba Đình đã cho học sinh nghỉ để nhà trường tổ chức cho giáo viên đi giao lưu học hỏi tại Trường THPT Uông Bí (Quảng Ninh).
Nhiều phụ huynh cho rằng thực chất nhà trường cho học sinh nghỉ học là để đi lễ chùa Yên Tử (!).
Về việc này, Ban giám hiệu Trường THPT Ba Đình đã có giải trình: Ngày 3.3 là thứ bảy, nhận lời mời của Trường THPT Uông Bí, Công đoàn trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
Việc cho học sinh nghỉ học đã được hội nghị giao ban lãnh đạo nhà trường thảo luận và nhất trí. Vì sáng thứ bảy là buổi học chính khóa nên trường sẽ tổ chức học bù vào chiều thứ năm (ngày 8.3).
Buổi giao lưu diễn ra ở trường THPT Uông Bí kết thúc vào trưa ngày 3.3. Hôm sau (ngày 4.3) là chủ nhật, một số giáo viên báo cáo đi gặp gỡ cựu học sinh đang công tác tại Quảng Ninh và được đưa đi tham quan một số danh thắng ở tỉnh này.
Qua sự việc này, đại diện nhà trường hứa sẽ chỉ đạo tổ chức dạy bù cho học sinh nghiêm túc, có chất lượng, đồng thời rút kinh nghiệm để không mắc phải những sai sót tương tự trong thời gian tới.
Lê Dương
" alt=""/>Thanh Hóa: Cho học sinh nghỉ để thầy cô đi giao lưu, hiệu trưởng bị cảnh cáoVề phương thức lưu khóa bí mật của thuê bao, VNPT-CA lưu khóa bí mật của thuê bao đáp ứng quy định tại Thông tư số 16 năm 2019 của Bộ TT&TT đối với mô hình ký số từ xa. Hệ thống kỹ thuật phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực.
Mô hình chữ ký số từ xa (Remote Signing) là phương thức chữ ký số đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã được chứng minh sự tiện lợi, hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. So với loại hình chữ ký số trước đây, bị phụ thuộc vào các thiết bị vật lý như USB token, chữ ký số từ xa có sự linh hoạt hơn khi có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị, bao gồm smartphone, laptop, tablet chứ không chỉ đơn thuần là máy tính như trước kia. Hơn thế nữa, với loại hình chữ ký số này, tốc độ ký nhanh hơn, nhiều hơn mà vẫn đảm bảo tính an toàn, pháp lý, đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong thời đại số hóa và thương mại điện tử hiện nay.
Theo ông Hà Thái Bảo, đại diện VNPT, dịch vụ chữ ký số từ xa rất khác với dịch vụ truyền thống, khóa bí mật của chứng thư được quản lý tại hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ, chứ không phải nằm trên thiết bị của người dùng. Do vậy, khâu trọng yếu nhất của loại hình dịch vụ này là đảm bảo an toàn của chứng thư số và chỉ được sử dụng khi thuê bao cho phép (được quy định bởi Module SAM -Signature Activate Module). VNPT hiện là đơn vị tự phát triển module quản lý kích hoạt chữ ký theo tinh thần Make in Vietnam.
Ông Bảo cũng cho rằng, mô hình ký số từ xa sẽ là nền tảng then chốt để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng như triển khai các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, mô hình này có thể giúp cho người dân, doanh nghiệp tương tác và ký số mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị.
Tại buổi trao giấy phép, Thiếu tướng Trần Thị Bé Nhân, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) cho rằng, dịch vụ chữ ký số từ xa là dịch vụ mới nên thực tiễn đi trước một bước, trong khi đó các quy định vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bổ sung để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực mới này.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia có cùng ý kiến này. Ông Nghĩa chia sẻ, dịch vụ chữ ký số từ xa có yêu cầu cao đối với hệ thống. Do đó, trong quá trình thẩm định, Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia cũng yêu cầu các đơn vị đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, đồng thời chứng minh hệ thống không có khả năng can thiệp vào khóa cá nhân mới đủ điều kiện để cấp phép.
Theo ông Nghĩa, các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số trong nước cần phối hợp cùng nhau để phổ biến chữ ký số cá nhân đến với người dân, tạo cú hích lớn đối với thị trường ký số.
Duy Vũ
Theo tính toán của Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, với việc dịch vụ ký số từ xa chính thức được triển khai, dự kiến quy mô thị trường chữ ký số sẽ tăng khoảng 5 lần trong 2 năm tới.
" alt=""/>Bộ TT&TT cấp phép dịch vụ chữ ký số từ xa cho VNPTDự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 đã không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS. Trước đó hai vấn đề này nhận được sự quan tâm của dư luận.
Về đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS, Bộ Tài chính phản đối với lý do không khả thi.
Còn về việc tăng lương giáo viên, Bộ Nội vụ cho rằng nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. “Đây là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với nhà giáo.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này ông Nguyễn Kim Hồng, Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thừa nhận, việc lương của quốc gia nào đều dựa vào cơ sở là sự tăng trưởng về kinh tế. Cụ thể ở đây là thu nhập bình quân đầu người. Thang bậc lương thể hiện sự mong muốn của nhà nước nhưng phải nhìn thẳng vào sự thật mà cụ thể là nhìn thẳng vào sự phát triển kinh tế.
“Theo tính toán của tôi, cả nước có khoảng 4 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó giáo dục chiếm ¼ số người tức là 1 triệu người. Nếu ¼ này tăng lương là tăng lên 25% sẽ tác động rất lớn tới hệ thống.
Trước đây không tính công an quân đội, chỉ tính riêng nhóm nhà giáo được thâm niên thì chi phí tăng đã rất nhiều. Ưu tiên nhà giáo là đúng nhưng trong trường hợp cân đối tài chính không thể làm thì bác bỏ cần được thông cảm. Chúng ta không thể đòi hỏi quá đà nếu tài chính không cân đối được”- ông Hồng phân tích.
Theo ông Hồng so với mặt bằng chung nếu gọi là lương thì lương của giáo dục không thấp. Ở đây là thu nhập và nên có sự tách bạch về lương và thu nhập, nhưng thu nhập thì khó diễn tả. Mặt khác Chính phủ đã cố gắng ưu tiên nhà giáo.
"Hiện nay chuyện thâm niên của nhà giáo đã ngang bằng đối với công an quân đội. Điểm khác nhau cơ bản là thang bậc lương nhà giáo khác xa với công an, quân đội. Cụ thể một người tốt nghiệp ngành công an, quân đội mang quân hàm thiếu uý, 3-4 năm sau nên trung uý, còn từ thiếu uý lên trung tá trong khoảng 12-13 năm - mức lương của trung tá bằng thang bậc cuối của giảng viên chính tức là giáo viên phải làm khoảng 30 đến 32 năm. Như vậy điểm xuất phát là thu nhập của giáo viên chứ không phải lương giáo viên. Trong đó chủ yếu là những giáo viên trong 5 năm đầu công tác do không có thâm niên. Vì vậy vấn đề là xem xét lại bậc lương khởi điểm của ngành giáo dục. Mong muốn như các nước Phần Lan, Đức, Mỹ, giáo viên một trong những ngành được xếp cao nhất là chính đáng và trong tương lai nếu kinh tế phát triển đây là điều nhà nước cần làm ngay để thu hút được người giỏi vào sư phạm".
Tuy nhiên ông Nguyễn Kim Hồng không đồng tình việc bỏ miễn học phí ở cấp học THCS. Theo ông Hồng, nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng khẳng định từ sau năm 2020, bậc học phổ thông sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Luật giáo dục hiện hành đã quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS.
“Sắp tới Luật Giáo dục sẽ phải đưa đưa bậc học THCS là giáo dục bắt buộc. Như vậy nếu là bậc học bắt buộc tại sao phải đóng học phí. Khi đóng học phí người dân đặt câu hỏi bắt buộc sao chúng tôi phải đóng học phí thì nhà nước trả lời ra sao"?
"Tôi cho rằng khi nhà nước đã tính toán đưa vào Luật Giáo dục rằng THCS là bậc học bắt buộc thì nhà nước phải đảm bảo việc không đóng học phí, tức là nhà nước phải bỏ tiền ra. Còn nếu không phải đưa điều khoản này ra khỏi Luật Giáo dục, tức là chỉ bắt buộc ở bậc tiểu học. Thật đáng buồn khi lại một chính sách đúng đắn mà Bộ Giáo dục đưa ra lại bị bác bỏ" - ông Hồng nhấn mạnh.
Theo ông Hồng, nhà nước lo được đến đâu hãy đưa vào luật như thế. Vì điều này thể hiện cách ứng xử của Nhà nước với giáo dục, nhà giáo.
Lê Huyền
GS Đào Trọng Thi bày tỏ trước thay đổi này trong dự thảo mới nhất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
" alt=""/>Bỏ tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: Cần sự thông cảm nhưng phải theo Luật