Hát sai lời - người nghe khó chịu
Độc giả Phạm Thị Kim Anh tâm sự sau khi đọc thông tin “Ca sĩ Phạm Thu Hà lên tiếng khi bị cho là hát sai lời 'Đất nước tình yêu”: “Rất cám ơn ca sĩ Phạm Thu Hà, cám ơn nhạc sĩ Trần Lệ Giang, báo VietNamNet đã cung cấp những thông tin quý báu về một trong những bài hát đã thành kinh điển về tình yêu đất nước, về con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, trong sáng, hào hùng trong lửa đạn chiến tranh.
Bài hát này cũng là bài "tủ" của tôi suốt mấy mươi năm thời trẻ khi còn là sinh viên đến lúc ra nghề biểu diễn trên các sân khấu nghiệp dư lớn nhỏ của nghề dạy học. Đúng là cái gì cũng phải biết tường tận để cảm hiểu chính xác, nhất là với những tác phẩm nghệ thuật lớn đã trở thành miền ký ức thiêng liêng của dân tộc”.
Theo bạn Nguyễn Trọng Thủy, “hiện nay nhiều ca khúc nổi tiếng của Việt Nam khi được trình bày đã bị tam sao thất bản sai về phần lời nên làm giảm giá trị của tác phẩm (ví dụ bài Cung đàn mùa xuân của Cao Việt Bách bản gốc là “Kìa đàn đã so dây, phím đàn đã lựa phím thì lại bị sửa là "Kìa đàn đã so dây cung đàn đã lựa phím". Hay trong bài “Tình ta biển bạc đồng xanh” có câu "Vì mùa xuân tương lai thắm tươi hồng" thì lại được hát là "Hỏi mà chia sao em cứ bông đùa" mất hẳn ý nghĩa của câu hát... Thật đáng buồn và thất vọng...
Với “Đất nước tình yêu“ do Phạm Thu Hà thể hiện, giọng hát thật trong sáng bay bổng, thiết tha, cảm xúc và đầy nội lực. Rất trân quí ca sĩ đã nghiên cứu, thể hiện thật thành công với bản gốc của tác phẩm, nâng tầm và chấp cánh cho bài hát được sống mãi theo thời gian”.
Độc giả AP.Relaxing Sounds lại hài hước: “Hiện nay có rất nhiều ca sĩ nghiệp dư hát sai lời, thậm chí sai giai điệu be bét... Các ca sĩ Youtube đó truyền bá kiểu đó nên định hướng sai cho khán giả. Đến khi có người hát đúng mới có ý kiến... dở khóc dở cười vậy!”.
Nhiều độc giả thẳng thắn phê phán những ca sĩ hát sai lời. Bạn CamYen Phan là một ví dụ khi nhận xét: “Ghét nhất các ca sĩ hát sai lời, không rõ chữ! Như vậy đừng hát còn hơn, hát lại gây khó chịu cho người nghe”. Độc giả Hai lúa ngoại thành chia sẻ: “Rất buồn nhiều nhạc phẩm hay giờ các vị cứ nhân danh “sáng tạo” làm sai lệch cả giai điệu nguyên bản của nhạc sĩ rồi nói là “làm mới” tác phẩm”.
Độc giả ĐỗQuang cho rằng, “hát sai lời là làm méo mó đi ca từ của nhạc phẩm! Các ca sĩ có hay, nhạc sỹ họ chọn từng từ kỹ lắm, hát sai một từ đã sang nghĩa khác rồi. Nhiều ca sỹ khoe giọng quá đà, hát cứ vống lên như khoe giọng tưởng hay, tưởng không thể chê vào đâu được. Nhưng khi hát nhạc đỏ, càng làm hỏng nhạc phẩm bởi giai điệu không chỉ cần vang mà cần cái sự sâu lắng”.
Nên có quy định xử phạt việc hát sai lời
Bạn Lê Thị Hoa Lan chia sẻ: “Là ca sĩ phải chuyên nghiệp, khi hát phải có trong tay bản nhạc bài hát. Thời đại 4.0 thì tìm thấy bản nhạc đâu khó. Tôi chẳng phải ca sỹ thế nhưng khi hát đều kiếm bản nhạc vì sợ hát sai lời”. Trong khi đó, theo độc giả Thanh Tùng, “ngô nghê nhất là ca sĩ "chuyển giới" cho nhân vật trong bài hát. Nhạc sĩ sáng tác cho tâm trạng người nam, nhưng ca sĩ nữ hát thì xưng "em" cho tất cả những từ "anh".
Ở một góc nhìn khác, theo bạn Phạm Viết Vãng Pvvang, “ca sĩ hát sai lời cũng đáng phê phán, nhưng sản phẩm quảng cáo trên truyền hình mượn bản nhạc để đặt lời mà không có ai xử lý?”. Bạn Tuấn Anh nhận định: “Lỗi ca sĩ 1, thì lỗi ông nhà đài và đạo diễn 10. Chương trình biễu diễn nghệ thuật mà các ông làm cứ như chương trình giải tríhàng tuần, game show. Làm ăn cẩu thả, bừa bãi khán giả toàn người cha chú, có học thức khi xem là người ta biết ngay cách làm việc”.
Độc giả Minh Quân CLC lại lo lắng: “Ca sĩ hát sai lời còn đỡ và dễ hiểu. Hiện nay ca - nhạc sĩ, nhất là lớp nổi tiếng trên mạng, viết lời Việt rất cẩu thả, thiếu hiểu biết, vô tâm với âm nhạc và xã hội. Chắc chỉ cần nhiều view. Ví như, sao có thể viết để hát lên được là "Hận đời cay đắng, tiếng yêu thua lợi danh”?!!”. Tương tự, bạn Hiên N. chia sẻ: “Giá mà làm được cuộc "nâng cấp" về ca hát của các ca sĩ trẻ thì tốt. Nhiều khi phải nghe mà phát.. mệt: hát sai lời, sai nhạc, sai nhịp, hát như không còn hơi, hát với giọng "mỏng dẹt", rồi "múa may", tạo hình… là chính. Làm lệch lạc thị hiếu của lớp trẻ”.
Bạn đọc Văn Xuân đề nghị: “Nên có quy định xử phạt việc hát sai lời này. Nếu có khiếu nại từ khán giả, nhạc sĩ… thì cơ quan chức năng ngành văn hóa cần xem xét. Nếu là sản phẩm băng đĩa thì thu hồi tiêu hủy, nếu là chương trình biểu diễn thì phạt. Xử lý theo luật tự khắc các nghệ sĩ sẽ có ý thức hơn”.
Cùng chung quan điểm, độc giả LuuHuy cho rằng, “khi cấp phép biểu diễn các chương trình cơ quan chức năng quy định rõ là phải biểu diễn đúng tác phẩm gốc, nếu không sẽ phạt nặng. Như vậy BTC và các ca sĩ sẽ phải có ý thức hơn”. Còn theo bạn Tú Minh Hà, “cứ phạt nếu phát hiện hát sai lời, chứ nhiều khi ca sĩ hát còn chẳng nghe rõ lời sao khán giả thông thường có thể phân biệt được đúng hay sai? Trừ khi ai đó hiểu rõ về bài hát mới phân biệt được”.
Đây cũng là quan điểm của nhiều độc giả như bạn Nguyễn Đức Nghĩa hay Nguyễn Toàn. Các bạn cho rằng, “khán giả tiếp cận với bài hát thông qua việc nghe ca sĩ hát, nếu lại hát sai lời lâu dần khán giả chỉ nhớ lời bị sai vậy thôi. Thế nên ngay trong các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật cần có quy định phải hát đúng lời, như một tôn chỉ trong nghề, để sau này khi biểu diễn mọi người phải lưu ý”; “cần tạo thành thói quen, quy tắc ứng xử có văn hóa cho các ca sĩ, khi trót hát sai lời cần chủ động công khai xin lỗi khán giả, tác giả bài hát. Chứ đừng để đến lúc khán giả ý kiến rồi lại biện minh lý do”…
Lê Cúc (tổng hợp)
" alt=""/>Nên có quy định xử phạt ca sĩ hát sai lờiXu hướng rửa tiền bằng tiền mã hóa
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Chainalysis, năm 2021, tội phạm mạng đã rửa 8,6 tỷ USD tiền mã hóa, tăng 30% so với năm 2020. Lũy kế từ năm 2017, tổng số “tiền bẩn” được hô biến thành “tiền sạch” thông qua tiền mã hóa lên tới 33 tỷ USD, phần lớn diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung. Chainalysis cho rằng con số này không hề bất ngờ nếu xét tới tốc độ tăng trưởng của cả các hoạt động tiền mã hóa phi pháp lẫn hợp pháp trong năm qua.
![]() |
Rửa tiền là quá trình ngụy trang tiền thu bất hợp pháp bằng cách chuyển sang các doanh nghiệp hợp pháp. Hình thức rửa tiền bằng tiền điện tử cũng tuân thủ quy trình ba giai đoạn tương tự rửa tiền bằng tiền mặt: sắp xếp, phân tán và quy tụ. Giai đoạn đầu tiên, các khoản tiền bất hợp pháp được đưa vào hệ thống tài chính thông qua các trung gian như tổ chức tài chính, sàn giao dịch, cửa hàng, sòng bạc. Mọi người có thể dùng tiền pháp định hoặt tiền mã hóa để mua tiền mã hóa trên các sàn giao dịch trực tuyến. Tội phạm thường sử dụng những sàn ít tuân thủ quy định phòng chống tiền mã hóa để phục vụ cho mục đích của chúng.
Tiếp theo, tội phạm sẽ che giấu nguồn tiền bất hợp pháp qua các giao dịch “đa tầng”, khiến việc truy vết trở nên khó khăn hơn. Sử dụng các sàn giao dịch tiền điện tử, chúng có thể chuyển đổi một loại tiền điện tử này thành một loại tiền điện tử khác, hoặc tham gia vào ICO (phát hành coin đầu tiên – một hình thức gây quỹ liên quan đến tiền mã hóa và blockchain), hay chuyển ví tiền điện tử sang một quốc gia khác.
Cuối cùng, tiền bất hợp pháp được bơm trở lại nền kinh tế một cách sạch sẽ. Một trong những kỹ thuật phổ biến nhất của tội phạm là sử dụng môi giới OTC, những người trung gian giữa người mua và bán tiền điện tử. Nhiều môi giới OTC chuyên cung cấp dịch vụ rửa tiền và được trả phí rất cao.
Khoảng 17% trong số 8,6 tỷ USD tiền mã hóa được rửa chảy vào các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), tăng 2% so với một năm trước đó. Giao thức DeFi cung cấp công cụ tài chính trên blockchain mà không cần phụ thuộc vào các trung gian như ngân hàng, được xác định là lĩnh vực tăng trưởng chính với tiền điện tử nói chung. Xấp xỉ 2,2 tỷ USD tiền mã hóa đã bị biển thủ từ các giao thức DeFi năm 2021, đại diện cho 72% các vụ đánh cắp tiền mã hóa trong năm 2021.
Xét về giá trị, theo Chainalysis, tổng số tiền mã hóa được rửa qua các giao thức DeFi năm 2021 đạt 900 triệu USD, tăng 1.964% so với năm 2020. Đó là mới chỉ bao gồm số tiền được tạo ra từ tội phạm tiền mã hóa, chẳng hạn tấn công mã độc tống tiền (ransomware) hay bán hàng trên chợ đen (darknet). Con số thực tế, nếu tính cả tiền từ các hoạt động phi pháp ngoài đời như buôn thuốc phiện đã được chuyển thành tiền điện tử, có thể cao hơn nhiều.
Khác biệt so với rửa tiền truyền thống
Rửa tiền liên quan đến tiền mã hóa không phải hình thức mới lạ. Về bản chất, nó vẫn là đẩy “tiền bẩn” vào trong hệ thống sinh thái tài chính mà các sàn giao dịch tiền điện tử hiện là một phần trong đó, trước khi chuyển tiền để che giấu nguồn gốc. Quá trình nhằm mục đích giúp tội phạm sử dụng số tiền mà không đánh động cơ quan chức năng. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa rửa tiền truyền thống và bằng tiền mã hóa. Những khác biệt này cũng là lý do vì sao giới tội phạm ngày càng yêu thích hình thức rửa tiền bằng tiền mã hóa như Bitcoin.
Tiền điện tử cung cấp thêm tính ẩn danh cho tội phạm mạng. Phần lớn các sàn giao dịch tiền mã hóa và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) hiện đang hoạt động với ít sự giám sát hơn và có thể được dùng xuyên biên giới. Ngoài những “lợi thế” so với rửa tiền truyền thống, công nghệ cũng có những điểm trừ khiến tội phạm mạng không thích: đó là ghi lại công khai và truy cập công khai, khiến mọi giao dịch đều có thể bị truy vết.
Vì vậy, tội phạm mạng dần chuyển sang các cơ chế có thể che đậy nguồn gốc các quỹ tiền điện tử của chúng. Một phương thức như vậy là tham gia vào “mỏ đào” (mining pool), nơi tập hợp các thợ đào (miner) để cùng nhau khai thác một khối (block) và chia sẻ lợi nhuận khi hoàn thành. Những kẻ rửa tiền mã hóa cũng dùng “máy trộn” (mixer), làm xáo trộn dữ liệu liên kết một cá nhân với một giao dịch Bitcoin.
Đứng trước xu hướng rửa tiền bằng tiền điện tử ngày một tăng, các cơ quan hành pháp không đứng ngoài cuộc. Năm 2021, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã xử phạt Suex và Chatex, hai “dịch vụ cổng DeFi” thường xuyên rửa tiền từ các nhà khai thác ransomware, những kẻ lừa đảo và tội phạm mạng khác. Mặc dù vậy, hướng dẫn quy định xuyên biên giới không nhất quán được xác định là lo ngại pháp lý hàng đầu đối với ngành công nghiệp tài sản mã hóa, theo một cuộc khảo sát năm 2021 đối với các thành viên của Global Digital Finance.
Tại Anh, các nhà chức trách xử lý hoạt động rửa tiền bằng tiền mã hóa căn cứ theo Đạo luật Tội phạm (POCA). Tuy ba tội danh chính – che giấu, dàn xếp và mua lại hoặc sử dụng – đã rõ ràng, POCA lại được soạn thảo vào năm 2002, khi các nhà lập pháp còn chưa chú ý đến tiền điện tử. Dù vậy, trong bản sửa đổi Quy định Rửa tiền năm 2019, tất cả doanh nghiệp tiến hành hoạt động tài sản ảo đều phải đăng ký với Cơ quan quản lý tài chính.
Đạo luật về Dịch vụ thanh toán của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) yêu cầu các doanh nghiệp tiền điện tử hoạt động trong nước phải có giấy phép, tuân thủ quy định phòng chống rửa tiền. Tháng 7/2020, MAS đề xuất một bộ quy định khác để kiểm soát ngành công nghiệp này. Liên minh Châu Âu (EU) gần đây thông qua Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ 5 (AMLD5), yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ lưu ký phải đăng ký với cơ quan quản lý địa phương của họ và tuân thủ quy trình xác minh danh tính KYC và chống rửa tiền.
Nhà quản lý và nhà hành pháp không ngừng nâng cấp các biện pháp nghiệp vụ để xác định số tiền bất chính cũng như cá nhân, tổ chức đáng ngờ, có liên quan đến giao dịch bất hợp pháp. Các tổ chức xử lý tiền điện tử cần đảm bảo xem xét những quy định về tội phạm tài chính, cập nhật những rủi ro gắn với tiền mã hóa. Các công cụ phân tích blockchain có thể hỗ trợ tổ chức truy vết nguồn gốc của số tiền, để xem nó có liên hệ nào với hoạt động bất hợp pháp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tận dụng công cụ nhận dạng kỹ thuật số để đánh giá giao dịch dựa trên hồ sơ khách hàng.
Du Lam
Các đồng tiền số lớn như Bitcoin, Ether đứng trước nguy cơ thủng đáy một lần nữa sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhấn mạnh quan điểm ‘diều hâu’ của mình.
" alt=""/>Rửa tiền bằng BitcoinVới ưu thế sở hữu đường truyền ổn định, miễn phí data 3G/4G khi truy cập và sử dụng dịch vụ, ClipTV mong muốn mang thế giới thể thao, giải trí đến tận tay người dùng ở mọi khu vực. Không chỉ được xem trọn bộ 04 kênh K+ chất lượng HD có bản quyền: K+ Sport1, K+ Sport2, K+ Cine, K+ Life, khi đăng ký gói 6 tháng hoặc 12 tháng trên ClipTV, khách hàng sẽ được tặng ngay 01 tháng sử dụng gói kênh K+, thưởng thức kho phim điện ảnh Việt Nam và quốc tế chất lượng cao trên truyền hình ClipTV chỉ với 175.000 đồng/tháng.
Ngoài những trận đấu hấp dẫn của giải Ngoại hạng Anh, khách hàng còn được thưởng thức các giải bóng đá đỉnh cao toàn cầu như Laliga, Bundesliga, Serie A hay Ligue 1 ngay trên truyền hình ClipTV.
![]() |
ClipTV được biết đến là một trong những dịch vụ truyền hình Internet top đầu tại thị trường Việt Nam mang thương hiệu MobiFone. Dịch vụ cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời với hơn 130 kênh truyền hình trong nước và quốc tế chất lượng cao, kho VOD khổng lồ với đa dạng thể loại từ giải trí, thể thao, âm nhạc, giáo dục, các bộ phim đặc sắc và phim Hollywood…100% có bản quyền.
Khách hàng của MobiFone có thể dễ dàng xem tất cả nội dung mình mong muốn với chất lượng cao lên đến 4K trên đa nền tảng như web, mobile web, mobile app, TV app và TV box. Khả năng phân loại kênh thông minh có thể thay đổi phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng; tính năng lưu chương trình truyền hình đã phát lên đến 7 ngày và các tính năng hấp dẫn khác, ClipTV hướng tới mục tiêu trở thành dịch vụ tốt nhất, có thể truyền tải cảm xúc và tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng trong tương lai gần.
Để đăng ký gói K+ trên ClipTV, khách hàng đăng ký trực tiếp tại mục “Gói dịch vụ” tại https://cliptv.vn/packages_new/payment/107