Porsche Taycan với giá 4,7-9,5 tỷ cho bản cao nhất chắc hẳn không dành cho số đông. Mercedes EQS là loại xe tương đồng với S-Class nên sẽ không quá phổ biến vì hàng rào giá cao như Porsche Taycan. Kia EV6 nhập khẩu giá sẽ "mềm" hơn Mercedes và Porsche nhưng chắc chắn giá sẽ vẫn cao. Tại Mỹ EV6 bán ra với giá từ 40.900-55.900 USD, khi về Việt Nam giá nhân 3-4 lần lên sẽ nằm luôn vào nhóm cận cao cấp tới cao cấp.
VF e34 có thể coi thuộc phân khúc crossover xấp xỉ cỡ C, tương đồng với Nissan Leaf. Pin của e34 là loại 42 kWh trong khi Nissan Leaf có 2 loại pin 42 kWh và 62 kWh.
Theo công bố e34 chạy được tối đa 285 km sau mỗi lần sạc, nhưng thực tế người tiêu dùng thử nghiệm tại điều kiện Việt Nam chạy tối đa được 245km từ 94% pin cho đến khi ắc quy còn xấp xỉ 10%, bằng 86% so với quãng đường công bố (thông thường quãng đường thực chạy được của các xe điện trên thế giới nằm trong khoảng 70-90% so với công bố). Tuy nhiên quãng đường an toàn mà e34 nên chạy được cho là vào khoảng 180-200 km tuỳ điều kiện đường và khí hậu. Tức đủ chạy một chiều Hà Nội - Hạ Long hay khứ hồi TP HCM - Vũng Tàu.
Về giá, e34 niêm yết chỉ 690 triệu đồng Việt Nam, với tất cả ưu đãi bạn có thể mua được chiếc xe với giá dưới 600 triệu đồng thậm chí những khách hàng đầu tiên chỉ phải trả 490 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với tất cả các xe đã kể tên trên đây. Chỉ có Nissan Leaf với pin dung lượng 42 kWh là có thể tương đồng về giá nhưng lại không được phân phối ở Việt Nam.
Ngoài ra, người mua e34 còn được hưởng ưu đãi 0% lệ phí trước bạ, với tổng số tiền tiết kiệm cho xe lăn bánh có thể lên tới 80 triệu đồng. Có thể thấy, hiện e34 là mẫu xe phù hợp với đô thị và di chuyển quanh thành phố với cự ly khoảng 200 km. Đối với những người chạy trung bình 30-50 km mỗi ngày thì 4-5 ngày xe mới phải sạc pin.
Về sạc pin, sạc tại nhà 2,2 kW miễn phí theo xe, cắm thẳng vào nguồn điện dân dụng, có thể sạc 70% pin cho e34 trong vòng 11 tiếng. Trong khi hãng cũng bán loại sạc treo tường 7,4 kW với giá 9,4 triệu đồng có thể sạc pin từ 10-70% trong vòng 3 tiếng 15 phút. Các trạm sạc nhanh tại hầm chung cư hay siêu thị hoặc trên đường cao tốc cung cấp loại sạc từ 11, 30, 60 đến 250 kW có thể sạc nhanh từ 2 giờ cho đến 18 phút để đạt được 70% dung lượng pin. Phí pin cho e34 gồm thuê bao pin theo tháng và phí trả tiền điện sạc. Trong các tình huống kể cả chạy ít hơn hay nhiều hơn 500 km một tháng, phí pin của e34 vốn đã rẻ hơn, nay với mức giá xăng cao như hiện tại thì phí pin của e34 lại càng rẻ.
Tuy nhiên nếu bạn muốn sở hữu e34 thì bạn phải hy sinh và đánh đổi những gì?
Về chỗ đỗ xe và sạc điện thì tốt nhất là bạn nên có chỗ đỗ xe trong nhà riêng, nơi có thể cắm sạc theo xe hoặc mua bộ sạc treo tường để sạc một cách chủ động - xe điện để trong nhà không có mùi xăng. Nếu bạn ở chung cư thì hầm để xe phải có cổng sạc, nếu bạn gửi xe ở bãi thì bạn phải điều đình với bên trông xe để cắm điện và trả tiền. Vì thế nếu bạn không có chỗ đỗ xe riêng, hầm chung cư không có cổng sạc thì bạn bắt buộc phải ra trung tâm thương mại hay trạm xăng nơi có cổng sạc, tuỳ vào công suất của cổng sạc mà bạn có thể phải chờ từ 20 phút đến 2 tiếng cho quá trình sạc pin của xe.
Điểm khác nữa là mỗi lần đi xa ra khỏi thành phố bạn nên tính toán trước xem có đủ pin để vượt qua quãng đường dự định không, đường có tắc không, trạm sạc ở đâu, có cùng trên đường đi không. Đồng nghĩa, bạn phải hình thành một thói quen mới. Còn nếu bạn muốn đỡ bất tiện, ngầu hơn, rộng rãi hơn mà vẫn chạy xe điện thì bạn nên nâng cấp lên VF8 hoặc chờ Kia EV6.
Giá của VF8 bản cao cấp là 41.000 USD (website hãng tại Mỹ) so với 40.900-55.900 USD của EV6, chưa kể phiếu giảm giá 3.000 USD nên giá tại Mỹ của VF8 là rất hấp dẫn so với EV6. Nếu kể cả phần giảm thuế chung của chính phủ Mỹ dành cho xe điện trị giá 7.500 USD thì giá VF8 còn hấp dẫn hơn nữa. Mà EV6 là mẫu xe điện có giá tương đối phải chăng tại thị trường Mỹ nên người ta tin là VinFast có cơ sở để cạnh tranh.
Tại Mỹ Kia EV6 và VF8 nằm trong phân khúc cùng với Hyundai Ioniq5, Nissan Ariya, BMW iX3, Audi Q4 E-tron, Ford Mustang Mach-E. Trong khi Tesla Model 3 có cùng tầm giá nhưng cấu hình là xe sedan. Nếu tại Việt Nam Kia EV6 được phân phối với giá tương đồng với VF8 thì người tiêu dùng thực sự sẽ có những lựa chọn thú vị.
Nhưng, lại phải nhắc đến chữ nhưng - người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc số lượng trạm sạc, sự thuận tiện của việc sạc khi đi xe điện. VinFast đang xây dựng và hoàn tất 2.000 trạm sạc với 40.000 cổng sạc. Trong khi Kia khó mà xây dựng được một hệ thống trạm sạc rộng khắp trong thời gian ngắn. Về lý thuyết mà nói, hai hãng xe cùng dùng cổng sạc loại CCS2 nên có thể sạc lẫn nhau nhưng không dễ gì mà hãng xe Việt cho đối thủ sạc "nhờ". Và ngay cả khi VinFast có đủ số 2.000 trạm sạc như đã công bố thì mức độ tiện lợi cũng không thể so sánh với xe động cơ đốt trong với số lượng trạm xăng, dầu vượt trội.
Sự sạch sẽ và giảm thiểu khói bụi, khí thải luôn đi cùng với cái giá và sự bất tiện phải trả. Trong khi đó VF9 nằm ở phân khúc SUV cỡ lớn ba hàng ghế, phiên bản cao cấp nhất chạy được 680 km sau mỗi lần sạc (theo nhà sản xuất công bố). Trong thị trường xe điện thì hầu như chỉ có Tesla Model X và VF9 có mặt ở phân khúc này, VF9 có giá khoảng 56.000 USD trong khi Model X khởi điểm là 90.000 USD.
Thị trường xe điện Việt nếu đầy đủ người cung cấp, người chơi và cơ sở hạ tầng thì sẽ sôi động không kém bất kỳ thị trường nào trên thế giới, và chúng ta hãy cùng đón chờ.
Phạm Vũ Tùng
Kỹ sư ôtô
Tuy nhiên sau đó, thầy cảm thấy không hài lòng với cách làm này của mình. Bởi, với cách cho, tặng như trên, thầy không biết “người nhận có sử dụng xe được hay không, chiếc xe có phù hợp với chủ mới hay không”.
Sau này, thầy dành nhiều thời gian tiếp xúc, tổ chức những buổi nói chuyện với người khuyết tật trên mọi miền đất nước. Tại đây, thầy lắng nghe, hiểu được một chiếc xe lăn phù hợp rất cần thiết đối với người khuyết tật.
Tuy nhiên, không thể tặng chung một loại xe lăn nhất định cho những người này. Bởi, mỗi người khuyết tật có một cơ địa, hoàn cảnh riêng. Do đó, họ cần những chiếc xe lăn riêng, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Sư Minh Đức chia sẻ: “Làm từ thiện không chỉ là đem cho mà phải biết cái mình cho đi có giúp ích, phù hợp với người nhận hay không. Tặng xe lăn cũng vậy”.
“Tôi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người khuyết tật về chiếc xe lăn mơ ước của mình. Sau đó, tôi cố gắng sửa chữa, tái chế những chiếc xe lăn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng đó rồi đem tặng họ”.
Những chiếc xe được trao đi, thầy Minh Đức nhận về niềm vui, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của người được nhận. Nhờ chiếc xe lăn phù hợp, họ không chỉ có thể tự tắm gội, di chuyển mà còn có thể tự mưu sinh.
Nhận thấy việc làm của mình đi đúng hướng, thầy tiếp tục bỏ tiền túi tìm mua xe lăn cũ từ các bãi phế liệu, tiệm kinh doanh đồ cũ, thậm chí từ nước ngoài. Một số khác, thầy được mạnh thường quân hỗ trợ.
Thế là khuôn viên đạo tràng nhỏ bé, khuất sau bờ kênh rợp bóng cây bồ đề, lộc vừng bị lấp đầy bởi những chiếc xe lăn cũ, hỏng. Cũng từ đây, thầy Đức Minh bắt đầu công việc tái chế xe lăn.
Bảy năm kiên trì
Do không chuyên về việc sửa chữa, những ngày đầu tái chế xe lăn, thầy Đức Minh gặp vô vàn trở ngại. Việc nhiều người tin rằng sửa, để xe lăn cũ trong nhà, cửa tiệm sẽ gặp xui xẻo lại càng khiến thầy gặp nhiều khó khăn hơn.
Trước đây, mỗi khi mua hoặc xin được xe lăn cũ mà chưa thể đem về đạo tràng, thầy Đức Minh thường tìm cách gửi nhờ ở nhà, cửa tiệm người quen. Thế nhưng gần như không ai đồng ý vì “sợ gặp xui xẻo”.
Khi đem xe lăn cũ đến các tiệm sửa xe để sửa chữa, thay thế phụ tùng hỏng hóc…, chủ tiệm cũng không nhận. Họ nói rằng sửa xe lăn sẽ gặp vận xui vì đó là xe của người gặp tai nạn, bạo bệnh, người đã chết...
Không thể đem xe đến tiệm sửa chữa, thầy thuê người đến đạo tràng làm việc tái chế xe lăn với tiền công 400.000 đồng/ngày. Tuy vậy, những người này “chỉ làm được vài ngày rồi bỏ chạy” vì công việc quá tốn chất xám, thời gian, sợ gặp xui.
Thầy Đức Minh chia sẻ: “Tất cả các xe lăn đã qua sử dụng nên phần lớn bị hư hỏng phải tháo lắp, thay thế mới từ bộ phận này sang bộ phận kia. Có những chiếc sửa đi, sửa lại, tìm kiếm phụ tùng thay thế đến mấy ngày mới được”.
“Đặc biệt, khi sửa, tái chế, cần phải làm sao cho phù hợp với nhu cầu của người được nhận. Do đó, công việc này cũng cần nhiều thời gian, công sức. Những ai không đủ lòng kiên nhẫn sẽ không làm được. Vì thế, suốt 7 năm qua, tôi đành lặng lẽ làm một mình”, thầy cho biết thêm.
Mỗi ngày, thầy dành hết thời gian nhàn rỗi của mình vào việc tái chế xe lăn. Nếu ban ngày không đủ thời gian, thầy tiếp tục chong đèn, thức đêm để sửa.
Suốt nhiều năm qua, mỗi tháng, thầy gửi tặng cho người khuyết tật từ 20-30 chiếc xe lăn đã tái chế hoàn thiện. Việc này khiến thầy Đức Minh được người khuyết tật đặt cho biệt danh là “ông thầy tặng xe lăn”.
Đến nay, những người khuyết tật cần xe lăn sẽ tự động liên hệ với thầy Đức Minh bằng cách gọi điện thoại, gửi thư điện tử. Trong thư, người muốn được nhận xe nói rõ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại.
Ngoài ra, người nhận còn phải viết một đoạn ghi chú nhỏ miêu tả tình trạng của mình như: khuyết tật như thế nào, cần chiếc xe lăn ra sao, xin xe để sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay mưu sinh…
Tùy vào những ghi chú này, thầy Đức Minh sẽ tìm chiếc xe lăn cũ phù hợp, sẵn có trong đạo tràng. Sau đó, thầy tỉ mẩn ngồi sửa chữa, hoàn thiện chiếc xe sao cho thích hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người cần.
Sau khi xe hoàn thiện, thầy gấp gọn, bọc nilon cho sạch sẽ rồi nhờ bưu điện gửi đến tận nhà cho người cần. “Vì người khuyết tật đi lại rất khó khăn nên tôi không để các bạn ấy đến một địa điểm cụ thể nào nhận xe. Tôi sẽ nhờ bưu điện gửi xe đến tận nhà cho các bạn”, thầy Đức Minh cho biết thêm.
Bài, ảnh, clip:Hà Nguyễn
" alt=""/>Vị sư tái chế hàng ngàn xe lăn tặng người cần