Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính mới đây đã có Công văn 3731 gửi các Bộ: Giao thông Vận tải (Trung tâm CNTT, Cục Hàng hải Việt Nam), Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục KH&ĐT); NN&PTNT (Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Vụ Tổ chức cán bộ), Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục CNTT) và Văn phòng thường trực cải cách hành chính thông báo kế hoạch triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia.
Cơ quan này cho biết, thực hiện kế hoạch triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển, cảng thủy nội địa theo Quyết định 2185 ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi hoàn thành xây dựng, nâng cấp hệ thống để đáp ứng triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển phù hợp với quy định tại Nghị định 58 ngày 10/5/2017 của Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức 3 lớp tập huấn tại Hải Phòng, TP.HCM và Đà Nẵng cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện các thủ tục đối với tàu thuyền tại cảng biển, cảng thủy nội địa qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Tổng cục Hải quan đã thống nhất kế hoạch triển khai giữa các giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan chủ trì triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng biển.
Cụ thể, từ tháng 7/2018, triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi thuộc các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
Theo đó, toàn bộ hãng tàu, đại lý hãng tàu, giao nhận sẽ thực hiện khai báo các thủ tục hành chính liên quan đến tàu thuyền được triển khai mở rộng theo Cơ chế một cửa quốc gia, bao gồm cả bản lược khai hàng hóa điện tử (emanifest) thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn.
11 thủ tục hành chính được triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia gồm có: Thủ tục tàu biển nhập cảnh tại cảng biển; Thủ tục tàu biển xuất cảnh tại cảng biển; Thủ tục tàu biển quá cảnh tại cảng biển; Tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam mà không chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc không có hành khách, thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài; Thủ tục đối với tàu biển hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng biển khác của Việt Nam; Thủ tục tàu biển nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam;
" alt=""/>Mở rộng cơ chế một cửa quốc gia tại nhiều cảng biển từ tháng 7/2018iPhone 8 - cái tên được cho là của flagship sắp ra mắt của Apple, được kỳ vọng sẽ sở hữu cảm biến sinh trắc học ở mặt trước để hỗ trợ quét mặt người dùng. Trong khi rất nhiều tin đồn đã xác nhận sẽ có cảm biến này và mục đích sử dụng là để mở khóa điện thoại khi nhận diện chính xác khuôn mật chủ nhân thiết bị, một vài phát hiện mới đây từ các nhà phát triển khi nghiên cứu firmware của HomePod hé lộ về việc cảm biến nhận diện khuôn mặt 3D sẽ có thể được dùng cho một mục đích khác nữa.
Những ngày gần đây, firmware mới cập nhật của HomePod liên lục “hé lộ” nhiều thông tin quan trọng về iPhone 8 (bao gồm một bức ảnh xác nhận thiết kế mặt trước của thiết bị nhà Táo). Trong các phát hiện mới đây nhất từ các đoạn code firmware được khám phá bởi các nhà phát triển phần mềm, thông tin nổi bật hơn cả là một đoạn code ám chỉ một cảm biến 3D đặt tại mặt trước có thể được dùng để xác định khi người dùng đang sử dụng điện thoại và lập tức tắt toàn bộ âm thanh thông báo từ mọi ứng dụng.
Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải thực hiện thêm thao tác phiền toái gạt công tắc silent bên hông máy mỗi lần dùng điện thoại nữa (chưa kể đến việc nếu quên không gạt công tắc trở lại vị trí cũ bạn có thể sẽ mute mất những thông báo quan trọng như email từ đối tác công việc chẳng hạn).
Thông tin được phát hiện bởi nhà phát triển iOS Guilherme Rambo và đã được anh đăng tải trên tài khoản Twitter của mình
" alt=""/>iPhone 8 sẽ đủ thông minh để biết khi nào nên tắt toàn bộ âm thông báoZing.vn trích lược bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) trên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử Vietnamnet về vấn đề này.
Mạng xã hội làm thay đổi hành vi con người
Theo ông Lâm, người dùng trong nước chưa thích nghi với một môi trường xã hội mà ở đó, mọi người biểu đạt ý kiến một cách hòa bình và xây dựng. Bất cứ thông tin nào được đưa lên một cách thiếu kiểm chứng, lồng vào đó cảm xúc của người trong cuộc, dễ tạo nên hiệu ứng lây lan.
Trong khi đó, mạng xã hội nhiều khi không có chỗ cho sự phản biện qua lại một cách công bằng, thẳng thắn dẫn đến nhiều vụ việc vượt khỏi tầm kiểm soát của chính những người đưa thông tin ban đầu.
Có nhiều người do nắm bắt được xu hướng này của mạng xã hội ở Việt Nam đã tung ra những thông tin chưa rõ thật giả với ý đồ rõ ràng.
Thêm vào đó, nhiều người sử dụng mạng xã hội dù không có thông tin nhưng thích bày tỏ quan điểm đã lao vào bình luận, thể hiện thái độ tạo nên hiệu ứng nhiễu thông tin.
Nói về việc mạng xã hội làm thay đổi hành vi người dùng, ông Lâm lấy dẫn chứng: “Ngày xưa, chúng ta làm gì có suy nghĩ vào mạng để like hay comment một status của ai đó. Bây giờ, mọi người có xu hướng vào mạng, bày tỏ thái độ với tất cả mọi vấn đề, thậm chí vấn đề không liên quan đến mình. Một cách tự nhiên, công nghệ đã làm thay đổi hành vi, thậm chí văn hóa con người lúc nào không biết. Chúng ta từ một người dù không có mạng vẫn sống tốt trở thành một người trên mạng gọi là ngáo face”.
“Ở một chừng mực nào đó, sự dễ dãi và tiện ích của công nghệ làm tha hóa con người, tha hóa hành vi”, ông Lâm kết luận và bày tỏ tin tưởng nhiều người vẫn sống tốt mà không phải ngày nào cũng lên mạng xã hội.
Cần thêm nỗ lực trong việc ngăn chặn thông tin xấu độc
Nói về việc ngăn chặn thông tin xấu độc bành trướng trên mạng xã hội thời gian qua, ông Lâm khẳng định Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt việc này. Ông Lâm đánh giá sự hợp tác của nhà cung cấp nội dung thông tin công cộng xuyên biên giới như Google, YouTube ở mức tốt.
Đối với Facebook, sự phối hợp bước đầu đã có nhưng vẫn cần thêm thời gian để trao đổi, thuyết phục nhau. Ông Lâm lấy ví dụ có những nội dung sai phạm, xấu độc YouTube đã hạ, đã chặn nhưng Facebook lại không làm.
“Tôi hy vọng trong thời gian tới câu chuyện quản lý trên mạng xã hội sẽ có những bước tiến mới do các bên hiểu nhau hơn”, ông Lâm nói. Ông khẳng định đây là việc làm cần thiết, không phải theo cách nâng cao quan điểm, soi mói một cách thiếu thiện chí hay dưới góc nhìn chính trị cho rằng đó là hạn chế tự do ngôn luận.
“Chúng ta đã thấy có bài học khi cả xã hội 'lên đồng' về một thông tin được đưa ra không đúng sự thật sẽ tạo ra hệ lụy vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng. Thế nên mới có câu chuyện, bỗng cả một đám người 'lên đồng', xông vào đánh oan một người phụ nữ vì tưởng là người đó buôn bán trẻ con, nhưng thực ra không phải. Cuối cùng, không ai chịu trách nhiệm cho việc đánh oan đó.
Chúng ta cũng thấy có những thông tin được phát tán nhân chuyện nọ, chuyện kia, chẳng hạn như chuyện lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để kêu gọi biểu tình trái pháp luật, xuyên tạc những chính sách chủ trương và những việc mà Đảng và Nhà nước đang làm ở vấn đề xử lý sự cố môi trường biển miền Trung chẳng hạn… Đó là những hành vi không chấp nhận được trên mạng xã hội, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Chúng ta cần phải cùng nhau, đẩy nhanh việc nâng cao nhận thức chung về vấn đề này, cùng nhau tìm ra được giải pháp chứ không phải ngồi đó mà chờ mọi việc tự nhiên tốt lên", ông Lâm kết luận.
Theo Zing
" alt=""/>‘Mạng xã hội làm tha hóa hành vi sống của nhiều người’