Vậy giống như Ultra Music Festival và Tomorrowland, đâu sẽ là sự kiện âm nhạc mang thương hiệu Việt? Để tạo ra một sức hút lớn, các lễ hội lớn trên thế giới đều mang một sắc thái riêng biệt như Ultra Music Festival luôn hướng đến sự hiện đại và mạnh mẽ trong chủ đề của chương trình. Còn tại Tomorrowland, người tham dự như được lạc vào xứ sở thần tiên - nơi các câu chuyện cổ tích, những nhân vật mà chỉ trong trí tưởng tượng, hay với bữa tiệc mang đầy sắc màu của sự gắn kết tại EDC - Electric Daisy Carnival.
Độ “hot” của các lễ hội đã lan toả khắp thế giới và tại khu vực Đông Nam Á, đã có rất nhiều các sự kiện thường niên như lễ hội trên bãi biển ZoukOut Music Festival tại Singapore, Waterzonic Thailand với các màn phun nước đặc trưng hay DWP - Djakarta Warehouse Project tại Indonesia nhằm tạo ra một sân chơi “chất” dành cho lượng khán giả vô cùng lớn.
" alt=""/>Hardwell by VinaPhoneThành viên thông minh trong gia đình
Nhà thông minh đang trở thành một xu hướng công nghệ tất yếu trên thế giới, là tiêu chuẩn của nhà ở hiện đại trong kỷ nguyên Vạn vật kết nối (Internet of Things = IoT). Người dùng có thể sử dụng các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng để kết nối và điều khiển các vật dụng trong nhà một cách đơn giản.
Nhân vật nổi bật trong “hàng ngũ” các thiết bị nhà thông minh của LG là “quản gia” Hub Robot. Chú robot thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo hoạt động như một trung tâm điều khiển thống nhất, và có thể kích hoạt mọi thiết bị thông minh trong gia đình như bật điều hòa, bật máy giặt hay khởi động máy hút bụi… thông qua nhận diện giọng nói của chủ nhân.
Hub Robot còn sở hữu một màn hình hiển thị linh hoạt cung cấp các thông tin cần thiết cho người dùng như hình ảnh các loại thực phẩm hiện có trong tủ lạnh, đọc từng bước chế biến món ăn cho lò vi sóng. Ngoài ra, một loạt các chức năng tiện ích khác như phát nhạc, báo thức, thông báo tình trạng giao thông hay thời tiết… cũng được chú robot đảm trách.
![]() |
Hub Robot có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ thông qua giọng nói hoặc đưa ra lời chào phù hợp với từng thành viên trong gia đình |
Sở hữu thiết kế thân thiện, Hub Robot có thể tương tác với các thành viên trong gia đình theo nhiều cách: di chuyển, xoay vòng, thể hiện cảm xúc qua màn hình trước, theo dõi hoạt động trong nhà, biết khi nào có người ra vào hay đi ngủ.
LG cho biết Hub Robot sẽ được bán ra thị trường trong năm nay.
Tủ lạnh dùng hệ điều hành Windows 10
Ngoài Hub Robot, LG trình diễn cả tủ lạnh thông minh Smart InstaView Door-in-Door, vốn nhận được nhiều đánh giá tích cực khi ra mắt lần đầu tại IFA 2016. Tủ lạnh được trang bị màn hình 29 inch trên cánh tủ với nhiều tính năng thuận tiện, cho phép người dùng lên danh mục đồ cần mua, kiểm tra ngày hết hạn thực phẩm, thậm chí biết được bên trong tủ lạnh có gì mà không cần mở cửa tủ thông qua tính năng Knock On.
![]() |
Chiếc tủ lạnh Smart InstaView Door-in-Door™ mang lại kho thông tin giải trí đa dạng cho người dùng ngay trên cánh tủ với hệ điều hành Windows 10 |
Tủ lạnh Smart InstaView Door-in-Door sử dụng hệ điều hành Windows 10, giúp người dùng tải và chạy nhiều ứng dụng từ kho ứng dụng Windows như Allrecipes, Pandora và Netflix. Các bà nội trợ có thể vừa học nấu ăn, nghe nhạc, xem phim tất cả trong một.
Chiếc tủ lạnh Smart InstaView Door-in-Door™ sử dụng các camera góc rộng 2.0 megapixel để ghi lại hình ảnh bên trong tủ lạnh. Những hình ảnh này sẽ được gửi trực tiếp về smartphone của người dùng để lên danh sách những đồ cần mua khi đi siêu thị.
Vạn vật kết nối qua Internet
Ý tưởng về một ngôi nhà thông minh được xây dựng dựa trên cơ chế kết nối vạn vật qua internet. Trong ngôi nhà thông minh của LG, các đồ gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, robot hút bụi, loa… sẽ kết nối vào Wi-Fi để từ đó liên lạc với máy chủ LG.
Ví dụ, một chiếc lò vi sóng có thể giao tiếp với máy chủ của LG thông qua Wi-Fi, người dùng có thể chọn sẵn một công thức nấu ăn trên smartphone, sau đó gửi lệnh để thiết bị tự động điều khiển đặt thời gian, nhiệt độ thích hợp.
![]() |
Với công nghệ IoT, cuộc sống của người dùng trong những ngôi nhà thông minh của LG đang trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết |
Bên cạnh đó, máy giặt thông minh của LG có thể nhận mệnh lệnh chạy hoặc ngừng từ xa, chọn chế độ giặt, khách hàng cũng có thể ra lệnh dạng như “tẩy vết cà phê” hoặc “tẩy vết nước hoa quả” để máy tự động điều khiển chế độ giặt phù hợp. Tương tự như những sản phẩm khác thuộc hệ thống nhà thông minh điều khiển qua thiết bị di động, máy giặt này hoàn toàn có thể cho gia đình bạn được biết lượng điện năng tiêu thụ và so sánh thông số này với những tháng ở trước đó.
Với những sản phẩm nhà thông minh mang tính đột phá kể trên, LG kỳ vọng sẽ trở thành nhà sản xuất đi tiên phong trong thị trường thiết bị cho nhà thông minh, giúp mang lại cuộc sống đơn giản và tiện dụng hơn cho người sử dụng trên toàn cầu.
Doãn Phong" alt=""/>Những sản phẩm ‘độc’ cho ngôi nhà thông minh của LGNếu sống tại những thành phố đông đúc, bạn chắc hẳn đã quen cảnh tượng dòng người đông đúc đi lại trên đường. Vì thế, thật khó chịu nếu phải chạm mặt với người nào đó chỉ chăm chăm nhìn màn hình điện thoại mà không màng ngó nghiêng xung quanh.
Bực hơn nữa, họ chỉ bước chầm chậm ngáng đường những người phía sau. Gặp trường hợp này, không ít bạn đối phó bằng cách cứ đi tiếp dù phải đụng chạm nhau để người kia “rút kinh nghiệm”. Bởi vậy, bạn nên sử dụng điện thoại hợp lý khi đi trên đường.
2. Nhấn nút “trả lời tất cả” trong hòm thư điện tử
Nếu làm trong các công ty lớn, chúng ta chẳng lạ những email gửi chung cho cả tòa nhà, bộ phận để thông báo về nội dung gì đó. Nhưng khi trả lời thư, thay vì chỉ “reply” riêng cho người gửi để trình bày nội dung của bản thân, bạn lại nhấn vào “reply all”.
Kết quả là, tất cả mọi người đều nhận được thư trả lời của bạn. Điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh nếu cả trăm người đều như vậy khiến phần thông báo thư nhảy liên tục trên màn hình gây khó chịu, đặc biệt khi cần tập trung cao độ cho công việc. Chưa kể, phần nội dung nếu mang tính cá nhân sẽ không tiện nếu mọi người đều đọc được.
3. Gửi quá nhiều tin nhắn chỉ để thông báo cùng nội dung
Có những người, dù chỉ nói về một chủ đề nhưng thay vì gói gọn trong một câu, lại chia nhỏ ra rồi gửi từng đoạn một. Điều này gây bực tức cho người nhận bởi họ bị làm phiền vì những thông báo liên tiếp xuất hiện. Đừng để người khác nhìn thấy tin nhắn của bạn là muốn ném luôn điện thoại.
4. Vô tư chạm vào màn hình máy tính của người khác
Luôn có những đối tượng đứng ở phía sau chỉ trỏ trên màn hình. Đó là hành động dễ bị ghét nhất bởi nó có thể khiến màn hình bị bẩn, thậm chí bị xước. Chủ nhân chiếc máy tính rõ ràng rất ghét điều này. Vì thế, đừng bao giờ tự ý chạm vào màn hình máy tính của bất kỳ ai.
5. Lôi điện thoại ra dùng dù đang trò chuyện với bạn bè
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhiều người giờ đây quá phụ thuộc vào điện thoại. Thậm chí ngay cả khi đang nói chuyện trực tiếp với người khác nhưng lại lôi smartphone ra lướt Facebook trông rất phản cảm. Hành động đó tạo cảm giác thiếu tôn trọng.
6. Gọi điện thoại lớn tiếng trên xe bus
Nói lớn tiếng khi gọi điện thoại trên xe bus là hành động rất thiếu lịch sự vì không tôn trọng những người xung quanh. Hành khách, hoặc ngồi yên hoặc cố gắng chợp mắt một lúc nhưng lại bị sự vô ý đó làm phiền. Chắc hẳn, họ sẽ ném ánh mắt khó chịu vào bạn.
7. Nghe nhạc bằng loa ngoài
Khi đang ở trên tàu hoặc không gian kín nhiều người, thật khiếm nhã nếu bật nhạc điện thoại mà không cắm tai nghe. Dù đó có thể là những bản nhạc bạn thích, nhưng nó lại làm phiền người khác. Hãy giữ phép lịch sự tối thiểu nơi công cộng.
8. Gọi điện thoại công việc trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh
Người bên kia có thể nghe những tiếng động lạ gây phản cảm. Tệ hơn nữa nếu bạn đang tham gia cuộc thảo luận quan trọng nào đó. Hãy chọn vị trí hợp lý với những trường hợp mang tính chất quan trọng như xử lý công việc.
(Theo Zing)" alt=""/>8 thói quen công nghệ khiến người khác ghét bạn