![]() |
Hình minh họa. |
Sau cái chết của Steve Jobs hơn 10 năm trước, bộ phận thiết kế của Apple đã có những thay đổi nhanh chóng. Nhà đồng sáng lập gã khổng lồ iPhone cùng với Ive đã tạo lập ra vẻ đẹp đơn giản, gọn gàng, trở thành dấu ấn của công ty đến tận ngày nay. Nhưng việc chi phí ngày càng được chú trọng, cũng như nhiều yếu tố khác đã tạo ra những thách thức mới.
Chưa kể, vài năm trở lại đây, bộ phận thiết kế đã mất đi phần lớn các designer có kinh nghiệm, chủ yếu là rời đi đầu quân cho công ty LoveFrom của Ive. Điều đó càng khiến cho việc tìm kiếm người thay thế cho Hankey trở nên khó khăn hơn.
Sự thoái trào của đội ngũ thiết kế “Nhà Táo” đã nhen nhóm từ khi Ive chuyển sang làm “part-time” tại công ty, giai đoạn 2015 khi Apple Watch ra mắt. Cũng trong năm đó, “phó tướng” lâu năm của Ive là Danny Coster chuyển sang GoPro Inc. Năm 2017, đến lượt Christopher Stringer, cấp phó cao cấp khác xin nghỉ việc để đầu quân cho Syng, công ty chuyên sản xuất loa cao cấp.
Đầu năm 2019, Apple tiếp tục chứng kiến đợt “chảy máu” chất xám khác khi lần lượt các kỹ sư thiết kế chủ chốt như Rico Zorkendorfer, Julian Hoenig, Miklu Silvanto và Daniele De Iuliis rời đi. Tổng cộng, đã có ít nhất 15 thành viên trong đội thiết kế của Ive nghỉ việc tại Apple kể từ năm 2015.
Nỗ lực tạo ra một “tầm nhìn mới” của Apple có thể sẽ bắt đầu từ nội bộ, nhưng không đơn giản để xác định ai sẽ là Jony Ive tiếp theo, hay thậm chí là Evans Hankey tiếp theo. Hankey ngay từ đầu đã đóng vai trò người thay thế tạm quyền do cô giữ chức giám đốc kỹ thuật, cũng như là trưởng nhóm thiết kế lâu năm từng làm việc chặt chẽ với Ive.
Tuy nhiên, thời gian “tại vị” ngắn đồng nghĩa Hankey không có đủ thời gian để tạo ra dấu ấn trong quá trình phát triển từ đầu đến cuối của một sản phẩm. Giao diện iPhone, iMac và iPad mới nhất đã được xây dựng ngay từ trước khi nhiệm kỳ của Hankey bắt đầu.
Một số cái tên cũng đang được cân nhắc, chẳng hạn như Richard Howarth, người từng giữ chức trưởng bộ phận thiết kế công nghiệp, đồng thời là chuyên gia kỳ cựu từ thời Ive, hoặc Dye, người đang dẫn dắt bộ phận thiết kế phần mềm tại công ty.
Thế Vinh(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Apple đau đầu tìm kiếm ‘huyền thoại’ thiết kế tiếp theoNgoài ra, Trịnh Kim Chi cho làm thêm một nhà quàn trong Chùa Nghệ sĩ. Sẵn có một gian phòng trống trong chùa, chị cho tu sửa, thiết kế gian phòng này thành nhà quàn. Trịnh Kim Chi muốn chùa có nơi tổ chức đám ma miễn phí cho những nghệ sĩ nghèo mà gia đình không đủ khả năng thuê nhà quàn.
![]() | ![]() |
Chùa Nghệ sĩ đang được tu sửa.
Kinh phí tu sửa Chùa Nghệ sĩ ước tính ban đầu khoảng 200 triệu đồng, phát sinh khá nhiều trong quá trình thực hiện. Nguồn kinh phí gồm một phần từ Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM và một phần do các nhà hảo tâm đóng góp qua vận động của Trịnh Kim Chi.
Việc tu sửa Chùa Nghệ sĩ đang diễn ra suôn sẻ, không gặp vấn đề gì. Theo NSƯT, quá trình tu sửa có thể mất vài tuần.
Hiện tại, Trịnh Kim Chi đang bận rộn lên kế hoạch, thực hiện những hoạt động thiện nguyện. Sắp tới, chị sẽ triển khai việc trao quà Tết cho 200 nghệ sĩ tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ (Quận 8, TP.HCM).
Chùa Nghệ sĩ - còn có tên Nhựt Quang Tự hoặc Phật Quang Tự - là địa danh nổi tiếng tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Năm 1958, nghệ sĩ Phùng Há được Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế tài trợ mua đất làm nơi yên nghỉ cho nghệ sĩ cải lương.
Sau khi bà mua mảnh đất 6.080 m2, gần 10 năm chùa chưa được xây vì thiếu kinh phí. Năm 1969, ông bầu Năm Công xin nghệ sĩ Phùng Há cho dựng am để tu hành. Năm 1970, sau khi am hoàn thành, ông quyết định bán vì không còn tiền trả nợ.
Bầu Xuân của đoàn Dạ Lý Hương đã mua lại am với giá gần 100 cây vàng, sau đó xây thành chùa, dành một phần diện tích làm nơi mai táng của nhiều nghệ sĩ và người thân.
Hơn nửa thế kỷ, đây là nơi an nghỉ của nhiều tên tuổi nổi tiếng như cặp soạn giả cải lương Hà Triều - Hoa Phượng, Thu An, nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Thanh Nga, Hoàng Giang, Trường Xuân, Bảy Cao, Minh Phụng, Lương Tuấn, Lê Vũ Cầu, Lê Công Tuấn Anh...
Năm 2020, theo nguồn tin của VietNamNet, Chùa Nghệ sĩ hiện có 350 phần mộ, 628 hũ cốt tại Nhà cốt 1 và 260 hũ tại Nhà cốt 2.
Tháng 6 vừa qua, Hội Sân khấu TP.HCM tiến hành gỡ biển "Chùa Nghệ sĩ", thay bằng tấm biển mới với dòng chữ "Nghĩa trang Nghệ sĩ". Quyết định được đưa ra sau khi Hội họp ban chấp hành với lý do đơn vị này "không có chức năng quản lý chùa"
Vụ việc đã gây dư luận không tốt trong xã hội cũng như ảnh hưởng tới truyền thống nghĩa tình, nhân văn tốt đẹp của Ban Ái hữu nghệ sĩ mà tiền thân là Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế.
Sau đó, Hội Sân khấu TP.HCM quyết định phục hồi nguyên trạng ban đầu. Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM cũng nhận khuyết điểm hành động vội vàng do mong muốn chấn chỉnh lại hoạt động của Chùa nghệ sĩ dẫn tới vụ việc trên.
" alt=""/>Tu sửa, làm nhà quàn cho nghệ sĩ nghèo trong Chùa Nghệ sĩ