- Thời gian buổi tối các con tôi không làm bài tập về nhà, thay vào đó là giờ để chúng vui đùa và thư giãn.Dưới đây là chia sẻ của bà mẹ 4 con Rachel Garlinghouse, tác giả của 3 cuốn sách viết về dạy con.
"Tôi là mẹ của 4 đứa trẻ: Một đứa mắc chứng hay lo âu, một đứa gặp khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc. 3 đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường, điều có có nghĩa là, cũng giống như các phụ huynh khác, tôi hoàn toàn bị choáng ngợp bởi lượng bài tập mà con tôi mang về nhà, những thứ đòi hỏi phụ huynh phải dành thời gian và tâm sức cùng con hoàn thành.
Và tôi không phải là người duy nhất mệt mỏi. Hai trong số ba con đang đi học của tôi cũng cảm thấy mệt mỏi vì bài tập. Không phải bởi chúng không nỗ lực, không phải bởi cha mẹ không nghiêm khắc, cũng không phải bởi chúng chán ghét hay lười học. Tối nào cũng vậy, quay cuồng với bài tập về nhà khiến cả gia đình căng thẳng, thất vọng rồi mất tự tin về bản thân.
 |
Bắt con ngồi vào bàn học ngay khi vừa trở về từ trường chẳng khác nào tra tấn con, khiến con càng sợ việc học. |
Vậy sao phải làm bài tập về nhà cơ chứ? Mà còn dành hẳn 80% thời gian ở nhà cho chúng. Với con gái mắc chứng lo âu, tôi đã nói với thầy cô của con bé rằng chỉ cần con bé được sống trong môi trường lành mạnh thôi, còn chúng tôi sẽ không làm bài tập về nhà. Với những đứa con khác của tôi cũng vậy, bài tập về nhà là không bắt buộc, chúng có thể làm hoặc không.
Giờ đây, thời gian buổi tối các con tôi không làm bài tập về nhà, thay vào đó là giờ để chúng vui đùa và thư giãn. Nếu có làm gì liên quan đến bài tập thì đó cũng không phải dạng bài tính toán nặng nề.
Các ông bố bà mẹ khác nói với tôi rằng, cách duy nhất để giải quyết bài tập về nhà là bắt con ngồi vào bàn ngay khi chúng vừa trở về từ trường và bắt chúng phải làm hết bài mới thôi. Nhưng như thế chẳng khác nào tra tấn con, càng bắt con học nhiều, chúng càng sợ hãi bài tập về nhà.
Hiện nay, rất nhiều trường đã bỏ việc cho học sinh bài tập về nhà. Một số giáo viên nhận ra, bài tập về nhà không chỉ không cần thiết mà còn phản tác dụng.
Từng là một nhà giáo, tôi ủng hộ việc không cho học sinh bài tập về nhà cho đến khi chúng vào trung học. Chỉ từ trung học chúng mới cần làm bài tập để chuẩn bị cho việc học độc lập sau này khi vào cao đẳng, đại học.
 |
Những hoạt động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại dạy trẻ những bài học có ý nghĩa. Ví dụ như việc làm bánh dạy cho trẻ biết cách làm theo hướng dẫn, biết cân đong, đo lường và biết chờ đợi sản phẩm hoàn thành. |
Vì vậy, xin hãy bỏ bớt bài tập về nhà cho những đứa trẻ ở độ tuổi lên 7. Thay vì vật vã với bảng tính toán, tôi và các con tổ chức các hoạt động vui chơi để chúng học được những bài học và kỹ năng hữu ích cho cuộc sống như giúp chúng tự tin hơn, vui vẻ hơn, phấn chấn hơn với việc học.
Việc này giúp các con tôi dễ ngủ, sảng khoái thức dậy vào sáng hôm sau để bắt đầu một ngày học mới.
Dưới đây là một số hoạt động mẹ con tôi vẫn thường làm vào buổi chiều tối, giờ mà những đứa trẻ khác đang chìm đắm trong bài tập:
- Các con nhấm nháp sô cô la trong khi mẹ đọc sách cho chúng nghe.
- Cùng nhau đạp xe đạp.
- Ra công viên gần nhà chơi để các con kết giao bạn bè mới.
- Tham gia lớp học thể dục dụng cụ hàng tuần.
- Nhìn công thức và cùng nhau làm bánh cho bữa sáng hôm sau.
- Các con gọi video cho bố khi bố đang ở nơi làm việc.
- Cùng nhau vẽ tranh.
- Cùng nhau đọc truyện trước khi đi ngủ.
- Cùng ăn bỏng và xem phim.
- Chơi đuổi bắt.
- Dùng phấn vẽ trên vỉa hè.
- Cùng ăn tối, trò chuyện về những gì diễn ra trong ngày và lên kế hoạch cho những gì muốn làm trong tuần tới.
- Cùng nhau ra cửa hàng để các con dùng tiền tiêu vặt.
- Cùng nhau làm việc nhà như cất đồ chơi, nhặt rác và cho bát đĩa vào máy rửa.
- Viết thư cảm ơn cho những người đã gửi quà tặng hoặc viết cho ông bà, tổ tiên những người đã đi xa.
- Mấy mẹ con tự diễn thời trang hoặc tổ chức buổi hòa nhạc.
- Nhảy nhót ngẫu hứng trong nhà bếp.
- Nhảy trên bạt lò xo ở ngoài vườn.
- Ngồi trên giường và chơi các trò chơi trang điểm.
 |
Đưa trẻ ra cửa hàng, để trẻ tự chọn món đồ mình thích và trả bằng tiền tiêu vặt của chúng là cách tốt nhất để dạy chúng những bài học về tiền. |
Những trò trơi chơi nghe có vẻ tầm thường nhưng hãy tin tôi chúng không hề vô bổ chút nào. Làm bánh dạy cho trẻ biết cách làm theo hướng dẫn, biết cân đong, đo lường và biết chờ đợi sản phẩm hoàn thành.
Cùng ăn tối và trò chuyện về những gì diễn ra trong ngày phát triển kỹ năng giao tiếp, dạy trẻ cách cư xử và phát triển khả năng đồng cảm của trẻ.
Vừa ăn bỏng vừa xem bộ phim yêu thích giúp cả gia đình giảm căng thẳng, áp lực và thư giãn sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi.
Đưa trẻ ra cửa hàng và cho phép chúng tiêu tiền tiêu vặt cho chúng những bài học về tiền bạc. Kéo trẻ vào việc nhà dạy chúng bài học về trách nhiệm và sẻ chia với cộng đồng.
Và điều quan trọng nhất là tất cả các hoạt động cuối ngày đều có sự tham gia của cả gia đình, đó là một cách thúc đẩy, cổ vũ tinh thần cho các con để chúng chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới đến trường vào sáng hôm sau. Và cho đến nay, chính sách “không bài tập” đang hoạt động rất hiệu quả trong gia đình tôi".
Kim Minh (Theo Babble)
" alt=""/>Ngược đời bà mẹ cổ vũ con không làm bài tập về nhà

- Đọc tâm sự trao vàng nhiều ít trong đám cưới của mọi người, thấy ai cũng muốn được "gãy cổ" vì vàng trong đám cưới. Tự nhiên tôi thấy thương. Tôi là giáo viên mầm non, năm nay 32 tuổi. 8 năm trước, tôi lên xe hoa về nhà chồng. Bố mẹ chồng tôi có cửa hàng điện lạnh lớn nhất huyện. Vì thế, kinh tế ông bà rất khá.
Khi đám cưới của chúng tôi sắp diễn ra, mẹ chồng tôi rất tâm lý. Biết tôi là giáo viên mầm non (khi ấy mới đi làm, đồng lương không đáng là bao) bà đưa cho tôi 15 triệu để tôi sắm sửa quần áo và lo thêm chi phí cưới xin cho bố mẹ mình.
Bố mẹ tôi chỉ là nông dân, nhà tôi lại đông anh em nên không có điều kiện. Tôi thì thật thà tin người nên cầm tiền ngay. Trong số 15 triệu mẹ chồng đưa, tôi trích ra một ít mua vài bộ quần áo, một ít mua chỉ vàng cho mẹ trao tay, còn lại tôi đưa cho bố lo liệu đám cưới.
Ngày cưới, họ nhà trai đi đón dâu rất hoành tráng. 8 cái xe ô tô bóng loáng nối đuôi nhau đến đón tôi. Sau đó, lúc tổ chức hôn lễ, mẹ chồng tôi, bố chồng tôi, ông bà nội ngoại của chồng tôi rồi cả các chị của chồng, các cô, dì, chú, bác của chồng lần lượt lên trao vàng cho tôi.
 |
Ảnh: Today |
Số vàng cưới tôi nhận được hôm đó, nói không quá nhưng ai bảo tôi sắp “gãy cổ vì vàng” cũng đúng. Trên cổ tôi đeo 3 chiếc kiềng 5 chỉ, hai dây chuyền 3 chỉ. Còn cổ tay và các ngón tay thì kín mít trang sức vàng.
Hai họ nội ngoại nhìn tôi, ai cũng trầm trồ bảo “chuột sa chĩnh gạo”. Vì thế, trong lòng tôi thấy hãnh diện và tự hào lắm.
Đám cưới xong, tôi tháo hết số vàng được trao ra khỏi người, sau đó, tôi giữ lại chỉ vàng của mẹ đẻ cho. Còn lại, hơn 4 cây vàng tôi mang gửi mẹ chồng. Tuy nhiên, mẹ chồng tôi không cầm. Bà bảo tôi cất đi làm của để dành hoặc gửi mẹ đẻ.
Tôi nghe mẹ nói, trong lòng thấy phục và yêu quý mẹ chồng lắm. Thế nhưng, càng sống lâu ở nhà chồng, tôi càng hiểu, cái giá của không “môn đăng hộ đối” là thế nào.
Tôi đi làm thì thôi, về đến nhà là đầu tắt mặt tối với công việc nhà cửa, cơm nước, bán hàng, thậm chí là đi giao hàng cho người ta. Lương của tôi tuy ba cọc ba đồng nhưng lĩnh về là phải nộp cho mẹ. Bố mẹ chồng tôi nói một câu, tôi cũng phải răm rắp nghe theo.
Nhà mẹ đẻ cách nhà tôi 4 km. Tuy nhiên, cả tháng tôi cũng không được về nhà đẻ lần nào. Mỗi lần xin về, bố mẹ chồng tôi lại lừ mặt. Thế là thôi, tôi lại cun cút lo việc nhà chồng.
Cách đây vài tuần, hàng xóm nhà chồng thấy tôi không khác gì người ở thời phong kiến, họ góp ý với mẹ chồng tôi, bảo đừng khắt khe với tôi quá. Tôi là con dâu chứ đâu phải người hầu. Thế mà, mẹ chồng tôi bĩu dài môi.
Bà bảo: “Ngày trước, mua một đứa con ở, các cụ chỉ mất mấy đồng. Đằng này, nó nhận của tôi một lúc mấy cây vàng. Số vàng đó, lãi mẹ đẻ lãi con, nó trả nợ tôi cả đời không hết”.
Bà hàng xóm nghe xong bức xúc nhưng không nói lại được mẹ tôi vì mẹ tôi là dân kinh doanh. Vì thế, bà ấy đem câu chuyện kể lại cho tôi nghe.
Tôi nghe hàng xóm kể lại, trong lòng trào lên uất ức. Hóa ra, bà ấy đeo vàng vào cổ tôi rồi lại xui tôi mang gửi mẹ đẻ là ý khẳng định bà đã mua tôi về làm con ở suốt đời…
Vì thế, tôi thấy giận lắm. Tôi định đến nhà mẹ đẻ đòi vàng rồi mang trả mẹ chồng. Thế nhưng, nghĩ đi rồi lại nghĩ lại. Nếu trả vàng thì chẳng phải 8 năm qua tôi làm người ở không công hay sao?
Chuyện của hồi môn, quà cưới, thách cưới nhiều hay ít, giản dị hay phô trương... vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Độc giả trải qua câu chuyện tương tự xin gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ: [email protected]. Bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng! |
Phạm Thanh Thúy(Hải Phòng)
" alt=""/>Tâm sự: Vàng đeo trĩu người, tôi làm con ở cả đời