![]() |
Tác giả bức thư chê đàn ông Việt không lãng mạn và không ga lăng - Ảnh: Tiền Phong (Ảnh có tính chất minh họa) . |
Kết thúc đợt xét tuyển lần 1, số thống kê có khoảng 49% đơn vị tuyển sinh có số trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên; 61% số đơn vị tuyển sinh đạt từ 70% trở lên so với chỉ tiêu. Có 26% tuyển được dưới 50% chỉ tiêu và 7% không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo.
"Yên tâm về đầu vào thầy thuốc, thầy giáo"
Năm nay, các nhóm xét tuyển được mở rộng hơn, có 90 trường phía Nam và 53 trường phía Bắc tham gia, có sự hợp tác “chuyên nghiệp” hơn và hoạt động hiệu quả. Điều này làm giảm tải công việc cho hệ thống tuyển sinh chung và các trường trong nhóm ít nhiều cũng có lựa nhau để không vượt chỉ tiêu, làm ảnh hưởng đến nguồn tuyển của các trường khác trong nhóm.
Đặc biệt là điểm trúng tuyển của khối sư phạm đã tăng cùng với mức tăng điểm sàn, trong đó, các trường truyền thống đào tạo sư phạm có mức điểm trúng tuyển cao hơn điểm sàn. Trường ĐHSP Hà Nội, bên cạnh việc có thí sinh Huy chương Vàng Toán quốc tế đăng ký xét tuyển, còn có 7 ngành lấy điểm trúng tuyển từ 20 điểm, Trường ĐHSP TP.HCM có 7 ngành lấy từ 19,5 đến 21 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất trúng tuyển và thực tế, hầu hết các em trúng tuyển cao hơn mức này.
Mặt bằng điểm trúng tuyển của các trường đào tạo các ngành sức khoẻ cũng tăng nhẹ và đồng đều hơn so với các năm trước vì năm nay là năm đầu có điểm sàn riêng cho khối sức khoẻ. Mức điểm trúng tuyển của các trường đào tạo y khoa được rút ngắn khoảng cách, còn từ 21 đến 26.75 điểm.
Như vậy, với Quy chế tuyển sinh như năm nay, có thể khá yên tâm về chất lượng của đội ngũ quan trọng trong xã hội là các thầy thuốc và thầy cô giáo.
Một điều đáng mừng khác, là không chỉ có khối y dược và khối kinh tế mà năm nay, một số trường kỹ thuật có điểm sàn ở tốp cao nhất như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 7 ngành lấy từ 24 điểm đến 27,42 điểm. Điều đó cho thấy các trường kỹ thuật đầu ngành đã cung cấp chương trình chất lượng, phù hợp với bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 và nhu cầu của thị trường lao động. Đa số các trường khác, ngay cả những trường còn thiếu nhiều chỉ tiêu cũng giữ mức điểm trúng tuyển không quá thấp…
Độ chênh điểm chuẩn thể hiện phân khúc/chính sách chất lượng
Độ chênh về điểm chuẩn giữa các nhóm trường như đã nói ở trên thể hiện chính sách chất lượng của từng trường và sự phân khúc chất lượng của mỗi nhóm trường trong toàn hệ thống. Điều đó cũng phản ánh uy tín của các trường. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự minh bạch về chất lượng trong tuyển sinh và đào tạo… Điều này rất cần thiết và hữu ích cho xã hội trong điều kiện tự chủ ĐH và tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo giữa các trường trong toàn hệ thống.
Nhìn chung, điểm trúng tuyển thấp phản ánh chất lượng đầu vào thấp. Nhưng cũng phải phân tích nguyên nhân và phân loại các trường có điểm trúng tuyển thấp để có cách xử lý phù hợp.
Có những trường như khối lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi… thì ngay cả những trường đầu ngành vẫn buộc phải xác định điểm trúng tuyển thấp hơn mặt bằng chung vì xã hội cho là không hấp dẫn. Nhóm ngành này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng còn cần phải có đầu tư, ưu đãi với người học, với người lao động trong ngành và tích cực tuyên truyền để thu hút thí sinh. Đa số các trường khác mà xác định điểm trúng tuyển thấp là trường chất lượng thấp, chưa có uy tín để thu hút học sinh giỏi và buộc phải xác định điểm trúng tuyển thấp.
Để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, Bộ GD-ĐT đã thực hiện biện pháp minh bạch thông tin để người học và xã hội biết, có lựa chọn phù hợp.
Theo thống kê trong những năm qua thì đa số những trường xác định điểm trúng tuyển thấp lại là những trường có ít sinh viên nhập học. Điều đó cũng phản ánh chính sách công khai, minh bạch thông tin về chính sách chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường đã phát huy tác dụng, để người học lựa chọn những trường có chất lượng và hệ thống không ngừng cạnh tranh để nâng cao chất lượng.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát quá trình tổ chức đào tạo của các trường này để buộc họ phải nỗ lực nâng cao chất lượng trong dạy và học, đạt chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Vừa qua, Bộ đã thanh tra một số trường và sắp tới sẽ đẩy mạnh hơn hoạt động thanh, kiểm tra, tập trung vào những trường xác định điểm trúng tuyển thấp và các trường có dấu hiệu thực hiện vượt chỉ tiêu tuyển sinh.
Thí sinh xác nhận nhập học tăng
Thống kê trên hệ thống cho thấy, tổng số thí sinh xác nhận nhập học trước xét tuyển chung tăng so với 2018 ( 2019 là 35.147; năm 2018 khoảng 17.469).
Lý do là năm nay các trường mở rộng các hình thức xét tuyển khác. Con số thống kê chỉ tiêu từ đầu cũng cho thấy điều đó.
Nếu các năm trước, khoảng 75% chỉ tiêu lấy từ điểm thi thì năm nay con số này là 70%.
Việc các trường mở rộng diện ưu tiên xét tuyển, tuyển học bạ, thi đánh giá năng lực... và công bố trúng tuyển trước khi xét đợt I mở rộng như trên cũng có nhiều điểm tích cực là các trường tự chủ hơn, trải nghiệm những hình thức xét tuyển khác trên phạm vi hẹp để nghiên cứu, đánh giá chất lượng nguồn tuyển. Đây là cơ sở để sau này trường có thể tuyển sinh quanh năm, giảm áp lực cho thi cử...
Thực tế cho thấy, hầu hết các trường xét tuyển trước đều là những trường uy tín thì mới có sức hút thí sinh xác nhận nhập học trước. Khi tuyển học bạ, trường thường kết hợp với các điều kiện các như được giải của tỉnh, TP, quốc gia, quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ SAT, ACT... nên phương thức này có thể tin cậy, mở rộng trong thời gian tới.
Hạ Anh (Ghi)
" alt=""/>Tuyển sinh ĐH 2019: Có sự phân tầng chất lượng trong cả hệ thốngThứ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Lê Quân thảo luận Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
Lý giải về việc cần tập trung sâu vào mảng dạy nghề, việc làm gắn với giảm nghèo, Thứ trưởng Quân đã nêu ra 3 lý do.
Thứ nhất, về vấn đề nguồn nhân lực, hiện có khoảng 8 triệu đồng bào là lực lượng lao động, chiếm khoảng 14- 15% lực lượng lao động toàn quốc. Tuy nhiên, tại các vùng này chủ yếu lao động thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, chỉ khoảng 6%, thấp bằng khoảng 1/3 mức chung toàn quốc. Lao động chủ yếu được đào tạo ngắn hạn, việc làm có rủi ro cao, năng suất lao động, thu nhập thấp và thiếu ổn định.
Vì vậy, nếu không giải quyết tốt công tác dạy nghề và việc làm cho đồng bào thì vấn đề an sinh sau này sẽ gặp phải những vấn rất lớn, rất khó khăn phải giải quyết.
Thứ hai, hiện nay đang xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận việc làm. Việt Nam đang già hóa dân số và khan hiếm nhân lực lao động phổ thông. Nhiều doanh nghiệp rất khó tuyển dụng lao động trong các lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, nên họ có xu hướng tìm đến tuyển dụng thanh niên tại các vùng miền núi và các vùng đồng bào dân tộc.
“Không khó để chúng ta tìm thấy ở công trình xây dựng tại các thành phố lớn có rất nhiều thanh niên đồng bào dân tộc hiện nay đang làm việc”, Thứ trưởng nói.
Vấn đề thứ ba theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH đề án cũng có nói đến, nhưng còn chưa sâu, đó là vấn đề di dân.
Hiện nay thị trường lao động phát triển, vấn đề di dân giữa các vùng khó khăn với các thành phố lớn hiện là vấn đề đang diễn ra.
"Nếu chúng ta không làm tốt được vấn đề này sẽ dẫn tới tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực, vừa gắn với rất nhiều vấn đề xã hội nhưng cũng không cung ứng nhân lực được cho các doanh nghiệp, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm”, ông Quân nói.
Theo Thứ trưởng, tỉ lệ di dân hiện nay chưa có tính chủ động. “Một mặt chúng ta phải làm rõ khu vực nào cần phải giữ dân để đảm bảo mục tiêu an ninh, quốc phòng, nhưng một mặt 8 triệu lao động đó phải có chính sách để đào tạo, bồi dưỡng, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trong nước.
Hay như muốn giảm nghèo thì phải tạo việc làm, sinh kế tại chỗ, nhưng mặt khác là phải đưa dân ra khỏi các vùng lõi nghèo, nhất là thanh niên để họ có việc làm, có thu nhập. Bởi, một người có thu nhập tốt thì một hộ gia đình mới có khả năng thoát nghèo”.
Từ những lý do trên, Thứ trưởng Quân đề xuất cần tách nội dung về dạy nghề, tạo việc làm cho dân tộc thiểu số là một nội dung riêng, vì đây là một hoạt động rất đặc thù.
Ông Quân đưa ra dẫn chứng cho điều này: “Chúng tôi thí điểm mấy năm nay với một số trường, ví dụ như trường Cao đẳng Lào Cai, Trường cao đẳng TKV và một số trường Cao đẳng Kon Tum... việc tuyển sinh diễn ra rất tốt.
Điển hình như trường Cao đẳng Lào Cai năm nay sau khi cấu trúc lại tuyển được gần 5.000, trong đó 3.500 học sinh là đồng bào dân tộc. Với chính sách của Nhà nước hiện nay các cháu đến học rất đông và có việc làm”.
Một trường hợp khác là Công ty Than khoáng sản hiện nay mỗi năm tuyển dụng khoảng 1.500 lao động. Trong 5 năm qua, công ty này đã tuyển được gần 8.000 chỉ tiêu với chi phí đào tạo khoảng 30 triệu/ em. Đến khi đi làm các em đều có thu nhập từ tốt 12-18 triệu.
“Như vậy khi làm đồng bộ chính sách thì sẽ giải quyết được vấn đề đào tạo tại chỗ gắn với sinh kế và phát triển. Nhưng cũng phải nhìn nhận một chính sách gắn đào tạo để làm sao cung ứng nhân lực và gắn với dịch chuyển lao động, khi đó chúng ta mới giải quyết được bài toán thoát nghèo trong ngắn hạn", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ông cũng cho biết, trong dài hạn, khi các khu vực kinh tế này tăng trưởng, phát triển tốt lên chúng ta sẽ điều chỉnh các chính sách cho phù hợp.
Trường Giang
-“Đào tạo nghề tại Việt Nam đã đến lúc phải hướng tới thực hiện song song 2 “nhà trường”. Một nhà trường gắn với giảng đường, nhưng một nhà trường thứ hai cũng quan trọng không kém, đó chính là doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải là một trường nghề”.
" alt=""/>Không tạo việc làm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì sẽ khó thoát nghèo